Meizu muốn “thử sức” ở thị trường Mỹ
Cùng với Xiaomi, Meizu có lẽ là một công ty mới nổi trong lĩnh vực sản xuất smartphone ở Trung Quốc. Trong thời gian qua hãng này lại khá “mờ nhạt” trước những thành công liên tiếp đến với đối thủ đồng hương Xiaomi.
Tuy nhiên, Meizu có lẽ là nhà sản xuất thiết bị cầm tay đầu tiên của Trung Quốc tập trung chú trọng vào chất lượng sản phẩm, chứ không chạy đua vào phát triển số lượng như “truyền thống”. Đây có lẽ là một xu hướng đúng đắn và cũng là những nổ lực muốn làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng đối với hàng hóa Trung Quốc nói chung và smartphone Trung Quốc nói riêng.
Thời gian gần đây, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc hiện đang tung ra những thiết bị cầm tay theo tiêu chí “cấu hình khủng- giá cả thấp” để tăng khả năng cạnh tranh (Xiaomi là công ty đi tiên phong trong chiến lược này). Đi ngược lại với xu hướng trên, Meizu không lấy yếu tố giá thấp để làm mục tiêu cạnh tranh. Hãng này luôn muốn đưa ra những sản phẩm lấy chất lượng làm tiêu chí cạnh tranh với các hãng khác.
Video đang HOT
Xác định được sự cạnh tranh đang ngày càng gia tăng trong thị trường nội địa, Meizu hiện đang tìm cách mở rộng ra thị trường quốc tế. Thị trường Mỹ sẽ được Meizu ưu tiên lựa chọn trong chiến lược phát triển của công ty bên ngoài Trung Quốc đại lục. Đó thật sự là một quyết định khá táo bạo. Một số công ty thường muốn tập trung vào các thị trường nhỏ hơn trước khi thử sức ở những thị trường lớn, nhưng chiến lược của Meizu thì hoàn toàn ngược lại.
Theo những thông tin rò rỉ trong thời gian gần đây thì Meizu sẽ giới thiệu smartphone MX3 trong CES 2014 vào tháng 1, và dự kiến sẽ phát hành điện thoại đầu tiên của mình ở Mỹ ngay sau đó. Liệu Meizu có tìm thấy được sự thành công khi “ra biển lớn” hay không? Có lẽ phải chờ vài tuần nữa thì mới có thể đánh giá chính xác vấn đề này.
Theo UnwiredView
Foxconn tính kế "bành trướng" tại thị trường Mỹ
Foxconn Technology Group, nhà cung ứng chính cho Apple và HP đang tìm cách mở rộng các hoạt động của mình tại Bắc Mỹ vì ngày càng nhiều khách hàng của tập đoàn này yêu cầu các sản phẩm của họ phải được sản xuất ở Mỹ.
Louis Woo, một phát ngôn viên của Foxconn cho biết: "Chúng tôi đang tính đến việc sản xuất tại Mỹ nhiều hơn bởi khách hàng nói chung đều muốn sản phẩm của họ được làm ra tại đó". Woo từ chối bình luận về từng khách hàng hoặc các kế hoạch cụ thể của Foxconn.
Trong khi đó, tại một cuộc phỏng vấn với trang Bloomberg Businessweek ngày hôm qua, Giám đốc điều hành (CEO) của Apple, Tim Cook khẳng định hãng công nghệ này đã lên kế hoạch đầu tư hơn 100 triệu USD cho việc sản xuất dòng sản phẩm máy tính Mac tại Mỹ vào năm tới. Hiện tại Apple là khách hàng lớn nhất của Foxconn.
Foxconn đang sử dụng 1,6 triệu lao động trên khắp toàn cầu và sở hữu nhiều nhà máy ở California và Texas. Các nhà máy này chuyên lắp ráp các sản phẩm như máy chủ.
Foxconn đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Mỹ để có nhiều sản phẩm "made in U.S.A" hơn.
Vị đại diện của Foxconn cũng khẳng định: "Chuỗi cung ứng là một trong những thách thức lớn đối với kế hoạch mở rộng tại Mỹ. Ngoài ra, bất kì việc sản xuất nào mà chúng tôi đưa trở lại Mỹ cũng cần đến đội ngũ kĩ sư có giá trị cao hơn so với lao động chi phí thấp của Trung Quốc".
Hồi tháng trước, trên một diễn đàn, Chủ tịch của Foxconn, ông Terry Gou bày tỏ mong muốn đưa các kĩ sư Mỹ tới châu Á để đào tạo họ trong thực tế sản xuất trước khi đưa họ trở lại Mỹ.
Với hơn 1,5 triệu công nhân đang làm việc tại các nhà máy nằm rải rác trên khắp Trung Quốc, Foxconn cũng được hưởng lợi từ việc có các nhà cung ứng khác nằm gần đó, tăng cường sự linh hoạt, cắt giảm thời gian giao hàng và giảm chi phí vận chuyển. Một số linh kiện, chẳng hạn như các bộ vi xử lí cho điện thoại và kính được sử dụng trong màn hình, đều được sản xuất tại Mỹ.
Điện thoại iPhone của Apple được trang bị màn hình sản xuất từ châu Á trong khi nhiều con chip được thiết kế bởi các công ty Mỹ và được sản xuất bởi các nhà sản xuất gia công chẳng hạn như TSM. Các sản phẩm đình đám khác mang thương hiệu "Quả táo" như máy tính Mac, iPod và iPad cũng được lắp ráp tại Trung Quốc.
Theo Dân Trí/Businessweek
Smartphone Ximiao sẽ sớm đến Đông Nam Á Xiaomi hiện đang là công ty điện thoại gặt hái được nhiều thành công ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Sản phẩm của công ty chỉ được bán ở những thị trường trên. Tuy nhiên, công ty này đang có kế hoạch khuếch trương thị trường sang các nước khu vực Đông Nam Á. Thị trường đầu tiên mà Ximiao muốn...