Mẫu giày có thể tự tái tạo sau 1 đêm
Trong tương lai không xa, các mẫu giày sử dụng vật liệu sinh học sẽ được sản xuất từ máy in 3D, với khả năng tự tái tạo chỉ sau một đêm.
Tại hội thảo Wearable Futures vừa được tổ chức tại London mới đây, nhà thiết kế và nghiên cứu Shamees Aden đã thu hút được rất nhiều ánh mắt ngưỡng mộ với mẫu concept giày thể thao của mình. Loại giày này, hiện đang được Aden cộng tác phát triển với giáo sư Martin Hanczyc của đại học miền Nam Đan Mạch, là một sản phẩm từ máy in 3D và cấu tạo từ vật liệu sinh học tổng hợp với khả năng tự tái tạo chỉ sau một đêm.
Loại giày này là một phần thành quả các nghiên cứu của Aden về dạng tiền tế bào (protocells). Các phân tử tiền tế bào cơ bản về mặt lý thuyết chưa thực sự “sống”, nhưng với cách kết hợp khéo léo ta có thể tạo ra các dạng sống cơ bản. Tổng hợp các dạng tiền tế bào khác nhau, ta có thể thu được các dạng sống với tính chất khác nhau, cho phép các nhà thiết kế phần nào “lập trình” được cách các sản phẩm phản ứng với các tác động của nhiệt, ánh sang hay áp suất. Kết cấu vật liệu độc đáo của mẫu giày này cũng cho phép ta tạo ra chúng từ máy in 3D, giúp đôi giày vừa khít vào chân người sử dụng “như một lớp da thứ hai” – theo lời của nhà thiết kế. Khi vận động, lớp vật liệu sẽ có phản ứng phù hợp với áp lực và chuyển động chân của người dùng, tự tăng sự đàn hồi – êm dẻo khi cần.
Video đang HOT
“Các tế bào này sẽ có khả năng phản ứng với áp lực, tự căng phồng hoặc làm xẹp khi cần thiết”. Aden phát biểu “Với khả năng thay đổi linh hoạt tùy theo mức áp lực khi chuyển động, đây sẽ là đôi giày “trong mơ” cho đa số loại hình thế thao”.
Sau khi sử dụng và làm sạch, để tận dụng khả năng tự hồi phục của loại giày này, ta sẽ cần sử dụng một chiếc bình chứa đầy chất tiền tế bào dạng lỏng. Chất lỏng này sẽ đóng vai trò như một dạng “sạc”, giữ cho các dạng sống trong đôi giày được mạnh khỏe và giúp chúng tái tạo. Theo như giới thiệu, người dung cũng có thể tự do thay đổi màu của chất lỏng này để trực tiếp tác động lên màu của đôi giày.
Mẫu concept này nhận được rất nhiều đánh giá cao từ các khách mời tham dự Wearable Future, bởi đây không chỉ là tác phẩm xóa nhòa ranh giới giữa các kết cấu vật liệu sinh học và phi sinh học, mà còn đồng thời là ý tưởng táo bạo giúp đưa công nghiệp in lên một tầm cao hoàn toàn mới. Theo như Aden, chúng ta đã có gần như đủ các nền tảng khoa học công nghệ để biến tác phẩm này thành hiện thực, dù rằng việc nghiên cứu hoàn thiện sẽ còn phải mất một vài năm nữa.
Theo VNE
Kinematics: Công cụ trợ lực cho máy in 3D
Kinematics giúp các máy in 3D thông dụng tại nhà cũng có thể tạo ra các vật thể mềm mại.
Tính tới thời điểm hiện tại, tuy công nghệ in 3D đã phát triển với tốc độ cực nhanh và đạt được khá nhiều thành tựu đáng nể, nhưng việc in được các vật thể cần độ đàn hồi/linh hoạt, vẫn là việc rất khó khăn ngay cả với các chuyên gia trong nghề. Việc in các loại vật thể với đặc tính của vải tuy không phải không thể thực hiện được, nhưng cũng không phải là thứ mà người dùng bình thường có thể in ra bằng các máy in MakerBots thông dụng của mình. Tuy vậy, thế giới công nghệ lại sắp một lần nữa được thay đổi bởi một vài cá nhân tài năng của một studio thiết kế nhỏ bé chỉ gồm 7 thành viên:Nervous System. Ứng dụng desktop mang tên Kinematics mà studio này vừa giới thiệu sẽ khiến ngay cả các máy in 3D thông dụng tại nhà cũng có thể tạo ra các vật thể mềm mại.
Kỹ thuật nén và mô phỏng mà Kinematic sử dụng cho phép "thu nhỏ" thiết kế của một vật thể có kích thước lớn hơn máy in 3D về mức vừa sức của chiếc máy in để có thể thực hiện in một lần duy nhất - thay vì rã thành từng phần (như khi người ta tạo một nguyên mẫu ô tô từ máy in 3D). Tuy vậy, điều kì diệu nằm ở chỗ, thành phẩm đưa ra lại có kích thước chính xác không kém gì khi ta chia thiết kế 3D thành từng mảnh nhỏ rồi ghép lại.
Qúa trình này sẽ bắt đầu với một thiết kế vật thể 3D nguyên gốc - ví dụ như một chiếc vòng tay. Ứng dụng Kinematic sẽ chuyển đổi thiết kế này sang dạng một chuỗi hàng trăm - thậm chí là hàng ngàn kết cấu tam giác. Các "mảnh" tam giác này có kích thước càng nhỏ, sản phẩm được in ra sẽ có độ linh hoạt càng cao. Các chuỗi này sau đó sẽ được gói gọn lại để tiết kiệm không gian, tạo ra một khối với kích thước vừa đủ để máy in 3D có thể thực hiện in trong một lần duy nhất - tương tự như việc ta gập quần áo để đưa vào vali vậy. Khi lấy thành phẩm ra khỏi máy in và "mở" khối đặc này ra, ta sẽ có được một vật thể với độ linh hoạt đáng ngạc nhiên so với khả năng hiện nay của các máy in 3D thông thường.
Hiện tại, người ta đã có thể thực nghiệm tạo các mảnh trang sức và các vật thể tương đối nhỏ bằng Kinematics. Nhưng các thành viên của Nervous System đang không ngừng làm việc để có thể hỗ trợ các vật thể thực sự lớn và phức tạp - như các loại váy, có thể được điều chỉnh kích thước trước khi in bằng cách thực hiện quét 3D toàn bộ cơ thể người mặc. Ý tưởng này nghe có vẻ vẫn còn xa vời, nhưng không gì có thể phủ nhận rằng các vật thể mà người ta có thể tạo ra từ máy in 3D đang không ngừng trở nên lớn hơn, bền chắc hơn, và giờ đây là linh hoạt hơn, khiến cho khả năng ứng dụng ngày càng cao hơn.
Theo VNE
7 sự kiện đình đám nhất trong thế giới công nghệ 2013 Với tốc độ phát triển chóng mặt, thế giới công nghệ không thiếu những câu chuyện thú vị. Vào thời điểm cuối năm 2013, hãy cùng nhìn lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay. NSA bị phát hiện nghe lén hàng triệu người Edward Snowden, người đã tung ra các tài liệu tố cáo quá trình nghe lén của...