“Meeting with PM 2021″ – Cuộc thi có quy mô lớn, thu hút đông đảo sinh viên ngành kinh tế
Cuộc thi “ Meeting with PM 2021″ do khoa Kinh tế chính trị – Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức vừa khai mạc ngày 3/4 với chủ đề Approaching “Mask” Economy.
Ban tổ chức, khách mời và nhà tài trợ cắt băng khai mạc cuộc thi (Ảnh: Châu Anh)
Cuộc thi “Meeting with PM 2021″ vừa khai mạc tại trường Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên trường Đại học Kinh tế và các sinh viên có niềm đam mê kinh tế trên toàn địa bàn thành phố.
Đây là cuộc thi do Khoa Kinh Tế Chính trị – Trường Đại học Kinh Tế – ĐHQGHN tổ chức – là một sân chơi về lĩnh vực kinh tế mà tại đó các bạn sinh viên thuộc các trường Kinh tế cùng nhau thảo luận về những vấn đề kinh tế diễn ra trên thị trường, nhằm đưa ra các giải pháp dưới nhiều góc nhìn khách quan của các đội tham dự.
Tiếp nối sự thành công của chương trình trong lần đầu tổ chức online năm 2020, “Meeting with PM 2021″ trở lại với kỳ vọng lan tỏa tinh thần tích cực, khai sáng tiềm năng của các bạn sinh viên thuộc các trường Kinh tế. Chương trình còn là cầu nối, liên kết những bạn trẻ để chia sẻ, học hỏi và cùng phát triển giữa cũng như nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế.
Video đang HOT
Các đội thi đứng trên góc nhìn của một nhà kinh tế để đề xuất chính sách liên quan đến vấn đề của doanh nghiệp được ban tổ chức chọn làm chủ đề cho cuộc thi, vận dụng kiến thức kinh tế, chính trị, mối tương quan giữa kinh tế – chính trị, khả năng hùng biện để bảo vệ bản đề xuất chính sách của mình trước các đội chơi khác và các khách mời.
PGS.TS Trần Đức Hiệp – Chủ nhiệm khoa Kinh tế chính trị – Trường Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Minh An)
Năm 2021 này, chương trình với chủ đề ấn tượng Approaching “Mask” Economy, mang ý nghĩa khuyến khích giảm thiểu các hoạt động trao đổi, mua bán, sản xuất có tiếp xúc gần và tụ tập xã hội. Việt Nam đang tiếp cận với nền kinh tế mới – kinh tế ít chạm để dần thích nghi với tình hình thế giới ở thời điểm hiện tại. Chủ đề Approaching “Mask” Economy mang đến cho người chơi ý thức trách nhiệm về việc đón đầu xu thế, thể hiện sự thức thời, chuyên nghiệp.
Câu chuyện kết nối giữa sinh viên và các công ty thực tế xưa nay gần như là không có. Đây cũng là một trăn trở của chúng tôi mong muốn đem đến một sân chơi cho các bạn sinh viên, mục đích kết nối các bạn sinh viên với các cơ sở sản xuất kinh doanh.” – PGS.TS Lê Văn Chiến – Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ khai mạc cuộc thi. (Ảnh: Minh An)
Đây là lần đầu tiên, cuộc thi diễn ra với hình thức offline, các đội thi phải trải qua 3 vòng: Be fast or be fast, Showdown, King of Kings nhằm thuyết phục doanh nghiệp về giải pháp của mình. Với cơ cấu giải thưởng lên đến 100 triệu đồng, “Meeting with PM 2021″ hứa hẹn sẽ mang lại sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên ngành Kinh tế.
8 trường đại học dạy trực tuyến sau Tết
Trước tình hình dịch Covid-19, nhiều trường đại học lên kế hoạch tổ chức dạy học online sau Tết Nguyên đán.
Ngày 4/2, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo chuyển sang hình thức học trực tuyến sau khi nghỉ Tết. Cụ thể, sinh viên sẽ học online trên Microsoft Teams kể từ ngày 22/2 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trước đó, nhà trường cho sinh viên chuyển sang hình thức học online từ ngày 1/2 đến 5/2 để phòng dịch.
Các trường đại học chủ động lên kế hoạch dạy online để phòng dịch. Ảnh: Minh Thừa.
Học viện Ngân hàng quyết định chuyển sang dạy học trực tuyến để phòng dịch Covid-19. Ngoài ra, nhà trường yêu cầu sinh viên, học viên hạn chế di chuyển và nghiêm túc thực hiện quy định phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trong 3 tuần đầu tiên của học kỳ II, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ học trực tuyến theo thời khóa biểu của nhà trường. Hình thức này được áp dụng đến khi trường có thông báo tiếp theo.
Các lớp học phần lý thuyết, thảo luận, đồ án tốt nghiệp tại Đại học Giao thông Vận tải được chuyển qua hình thức trực tuyến. Kế hoạch dạy và học sẽ được nhà trường cập nhật, công bố trong thời gian tới.
Nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, Đại học Kiến trúc Hà Nội lên kế hoạch, chuẩn bị mọi phương án cho việc dạy, học trực tuyến.
Từ ngày 2/2, nhà trường tổ chức tập huấn dạy online cho giảng viên. Cán bộ, giảng viên được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch khi tham gia tập huấn.
Trước tình hình dịch bệnh, Đại học Hà Nội tạm hoãn tổ chức buổi Gặp mặt truyền thống mừng Xuân Tân Sửu 2021 (dự kiến tổ chức ngày 31/1). Ngoài ra, giảng viên, sinh viên toàn trường được thông báo chuẩn bị phương án dạy, học trực tuyến sau kỳ nghỉ tết, tùy theo diễn biến dịch bệnh.
Nhà trường đã tăng cường các biện pháp phòng dịch, yêu cầu cán bộ, giảng viên và sinh viên thực hiện "Thông điệp 5K" của Bộ Y tế.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM triển khai lịch học trực tuyến sau Tết, các lớp học phần lý thuyết online sẽ bắt đầu từ ngày 22/2 đến 7/3. Ngoài ra, các lớp thí nghiệm, thực hành, Giáo dục thể chất và An ninh quốc phòng tạm nghỉ.
Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) áp dụng hình thức dạy học online từ ngày 22/2 đến 28/2, qua hệ thông E-Learning. Việc học trực tiếp được dự kiến tổ chức từ ngày 3/1.
51 sinh viên xuất sắc nhận học bổng KPMG - ICAEW S.T.A.R 2021 Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và công ty TNHH KPMG Việt Nam vừa công bố danh sách 51 sinh viên xuất sắc được lựa chọn từ 4 trường đại học kinh tế hàng đầu của Việt Nam để trao học bổng "Chương trình KPMG - ICAEW S.T.A.R" mùa thứ 3. Các sinh viên xuất sắc được trao học...