Mẹ Việt chia sẻ cách trồng đủ loại rau mầm cực dễ và nhanh, đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình trong mùa dịch
Những ngày dịch bệnh bùng phát, việc chú ý bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết. Chị Thu Thủy lựa chọn cách tự trồng rau mầm giúp những bữa ăn gia đình luôn đủ chất.
Bất kỳ ai sống trong thành phố lớn chắc chắn sẽ hiểu rằng, sở hữu một khu vườn đúng nghĩa không phải là điều dễ dàng.
Ngay cả việc có một ban công, khéo léo tận dụng khoảng diện tích để trồng cũng là điều may mắn. Gia đình chị Thu Thủy hiện đang sống ở Đức, chị tận dụng ngay khoảng ban công nhỏ xinh hướng Nam để trồng những loại cây mình thích.
Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức các loại thực phẩm sạch đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mọi thành viên luôn cấp thiết. Vì thế, chị Thủy chọn cách chủ động lựa chọn các loại hạt và có thói quen trồng rau mầm.
Khu vực bệ cửa sổ là nơi chị Thu Thủy lựa chọn đặt các chậu rau mầm. Không gian đủ sáng nhưng không quá nhiều để cây có thể phát triển nhanh.
Chị Thu Thủy trồng đa dạng rau mầm bằng các loại hạt khác nhau. Theo chị, đây là rau có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không mất nhiều thời gian chăm sóc.
Nhưng khay đựng trứng cũng được chị Thu Thủy tận dụng để trồng rau mầm.
Chị Thu Thủy cho biết: “Mình có thói quen trồng rau mầm (Sprouts) và rau non Microgreens, cách dễ nhất để trồng rau trong nhà”. Theo kinh nghiệm của chị Thủy, rau mầm không được trồng trên đất mà trồng trong lọ, tháp trồng rau mầm hay hộp thủy tinh. Chị Thủy chọn cách trồng rau mầm bằng đất nung vì thấy khá hiệu quả. Hộp đựng thức ăn cũng có lỗ thoát khí rất tốt hỗ trợ cho hạt nhanh nảy mầm, cây lớn nhanh.
Những chiếc khay nhỏ xinh là nơi trồng đủ loại rau mầm vô cùng đẹp mắt.
Các loại hạt được chị Thu Thủy ươm và gieo trên từng khay vô cùng đẹp mắt.
Rau lớn lên từng ngày.
Bên cạnh rau mầm, chị còn trồng cả rau non để có thể thu hoạch.
Đầu tiên, chị Thủy chuẩn bị chỗ trồng như khay, hộp, tháp… Chị lưu ý cần rửa thật kỹ, thật sạch để tránh mầm bệnh gây hại trong quá trình gieo hạt giống. Để bắt đầu trồng, chị ngâm qua đêm hoặc vài tiếng trước khi gieo. Chị đặt mỗi khay đất nung vào một tờ giấy ăn để đảm bảo giữ hạt ẩm hơn và hạt nhỏ không rơi qua lỗ, rải hạt lên giấy và tưới vào khay trên cùng hai ba lần một ngày. Nếu không dùng loại đất nung, chị khuyên nên trải ít nhất 4 lớp giấy ăn để tăng độ giữ ẩm.
Video đang HOT
Trong hai ngày đầu hạt nảy mầm, chị Thủy xếp các khay kín lên nhau không có ánh sáng. Mục đích giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi dùng khay hấp, chị Thủy lưu ý để 3 – 4 ngày đầu mới đậy nắp để giữ ẩm (nắp có lỗ để mầm được thở).
Vì không có đất nên rau mầm có thể ăn được cả rễ. Bản thân rễ rau mầm chứa rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Rau mầm không đòi hỏi ánh sáng và có thể thu hoạch 3 – 7 ngày sau khi gieo. Thu hoạch càng muộn, vị càng đỡ hăng.
Các loại hạt sau khi ươm và. bắt đầu gieo.
Các loại hạt được ươm và bắt đầu nảy mầm.
Rau mầm lớn lên từng ngày nhờ cách chăm sóc đơn giản.
Rau mầm cũng cần ít công chăm sóc, cần ít không gian, có thể trồng quanh năm, hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể cung cấp cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng vượt mức trung bình. Đó cũng là lý do và động lực giúp chị Thủy tạo thói quen trồng rau mầm cho cả nhà thưởng thức.
Chị Thủy thường trồng rau mầm từ hạt như xà lách, bông cải xanh, đỗ, đậu Hà Lan, bắp cải đỏ, củ cải, súp lơ, bạc hà, húng quế, thì là, rau mùi… Bệ cửa sổ là vị trí đặc biệt tốt, cung cấp đầy đủ ánh sáng cho loại siêu thực phẩm này. Bệ cửa sổ là nơi đủ mát mẻ và có ánh sáng không trực tiếp rất lý tưởng. Theo chị Thủy, nhiệt độ phát triển tối ưu cho rau mầm từ 18 – 29 độ C. Theo chị Thủy, nếu nhà không có nhiều nắng, có thể cân nhắc mua đèn LED trồng cây. Sau khi thu hoạch, chị Thủy rửa sạch khay và ngâm trong nước, thêm giấm táo qua đêm để tiệt trùng.
Ngoài rau mầm, chị Thủy còn trồng thêm rau non bằng hộp trứng hoặc khay nướng có lót giấy nến. Rau non thu hoạch khi được vài tuần tuổi, chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và giúp cơ thể khỏe mạnh nhờ dễ tiêu hóa. Nhờ đó, mỗi bữa ăn gia đình luôn được bổ sung đủ dưỡng chất kịp thời.
Nguồn ảnh: NVCC
Khu vườn bạt ngàn các loại dưa và nho trên sân thượng 50m của mẹ đảm Sài Gòn
Ngoài công việc bận rộn, cứ cuối tuần chị Ngọc Ánh lại an yên làm vườn, trồng dưa để có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mình.
Khoảng sân thượng với diện tích rộng rãi, đủ thoáng sáng và đủ nắng để chị Ánh Ngọc có thể sắp xếp để trồng rau quả sạch. Phần lớn diện tích được chị ưu tiên trồng đủ các loại dưa.
Chị Ngọc Ánh chia sẻ: "Thời tiết Sài Gòn khá phù hợp cho việc trồng dưa. Đây cũng là loại quả mà mọi người trong gia đình mình yêu thích thưởng thức nên mình trồng khá nhiều loại.
Mình trồng dưa Nhật, dưa Kim Long, dưa Lê đốm Nhật, dưa Huỳnh Long, dưa Đế Đặc Mật, dưa hấu, dưa leo..."
Yêu thích trồng dưa trên sân thượng, chị Ngọc Ánh đã sắp xếp không gian để trồng.
Chị học cách chọn hạt giống, ủ theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 4 giờ. Sau đó chị vớt hạt để ráo nước, ủ vào khăn ẩm trong hộp kín và để chỗ mát. Hạt sẽ nảy mầm và ươm vào viên nén xơ hoặc bầu đất. Khi cây con có 2 lá thật, chị sẽ trồng trong các chậu đã trộn đất sẵn.
Khi ở giai đoạn cây 3 - 4 lá thật, chị thường phun ngừa trĩ, nhện đỏ. Tưới đạm cá 1 tuần 1 lần, ngâm phân dơi tưới 1 tuần 1 lần, đồng thời chú ý cắt hết các nhánh từ gốc đến lá thứ 9, giữ lại các nhánh từ lá thứ 10 trở lên.
Khi cây được 9 lá thì chị bổ sung kali, dịch chuối, phân trứng sữa. Cây được 10 lá chị phun ngừa bọ trĩ và sâu. Đồng thời, chị tiến hành phụ phấn ở các nhánh từ 10 - 15 để dưa đạt chất lượng ngon nhất.
Vì yêu thích và đam mê nên chị Ngọc Ánh từng bước học hỏi, từ việc chọn giống, ươm mầm đến việc làm đất, bố trí hệ thống tưới nước... Tất cả đều được chị rút kinh nghiệm trong quá trình trồng trọt. Nhờ vậy, thời điểm hiện tại, khu vườn trên cao đã giúp chị chủ động hơn trong việc trồng trọt và chăm sóc các loại dưa.
Từ những ngày đầu tình cờ đọc được bài viết về khu vườn sân thượng xanh tươi đầy rau trái, chị Ngọc Ánh đã lên kế hoạch và tìm các ý tưởng phù hợp, biến sân thượng thành khu vườn ai ngắm cũng trầm trồ khen ngợi.
Sau thụ phấn 3 - 5 ngày, chị tiến hành lựa quả, chọn những quả phình to, tròn đẹp giữ lại, vặt bỏ những quả còn lại. Mỗi cây chỉ nên để từ 1 - 2 quả tùy giống. Chị ngắt ngọn nhánh có quả, chỉ để 2 lá trên nhánh.
Giai đoạn từ 5 - 20 ngày sau thụ phấn, trái sẽ lớn nhanh nên tiến hành tăng lượng phân bón (đạm cá, phân dơi, chuối, trứng sữa) 3 ngày/ lần. Chị bổ sung thêm mỗi cây 1 - 200gr phân nở Dynamic, tăng cường canxi bằng cách tưới nước vôi trong.
Khi cây được 25 - 30 lá thì ngắt ngọn để cây tập trung nuôi quả. Khi trái được 20 ngày sau thụ phấn thì giảm lượng đạm cá, tăng lượng phân chuối, rong biển, phun vi sinh để tạo ngọt.
Chị Ánh lưu ý, nên kiểm tra dưa thường xuyên vì dưa hay bị nấm và ngưng phun thuốc 10 ngày trước thu hoạch, cắt nước từ 3 - 5 ngày trước thu hoạch.
Hành trình làm nông dân của chị Ngọc Ánh cũng gặp khá nhiều khó khăn, từ khâu vác đất lên sân thượng tầng 4, trộn đất, làm giàn... đến khâu chăm sóc vườn. Chị không có kinh nghiệm trồng trọt nên rau quả còi cọc, sâu bệnh, thất thu...
Chị nghiêm túc tìm hiểu kỹ cách trồng, chăm sóc, phòng bệnh và học hỏi kinh nghiệm chăm cây từ mọi người và công sức của chị dần được đền đáp. Vườn nhà chị ngày càng tươi tốt, hoa trái đầy cành. Đây cũng chính là thành quả, là động lực để chị yêu thích lên vườn, vừa chăm cây chăm quả vừa thư giãn, cân bằng tâm trạng.
Thành quả nhờ những ngày chăm sóc với nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Theo kinh nghiệm của chị Ngọc Ánh, để có được vườn dưa tốt tươi, cần chú ý đến việc lựa chọn hạt giống. Chị thường chọn mua hạt giống F1 từ các trang uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó là đất trồng cần sạch mầm bệnh, đầy đủ dinh dưỡng.
Sau mỗi vụ, chị phơi đất với vôi nông nghiệp để đất sạch mầm bệnh. Chị thường chú trọng đến chuẩn bị giá thể trồng dưa bao gồm: 50% đất thịt, 30% phân hữu cơ (bò, trùn quê, dyamic Nhật...), 20% xơ dừa, tro trấu, trichoderma và ủ đất từ 7 - 10 ngày.
Chị Ngọc Ánh cho biết thêm, chị thường tự ủ các loại phân bón hữu cơ để bón định kỳ cho cây như đạm cá, trứng sữa, chuối, đậu tươi. Về việc phòng bệnh, chị thường tưới Trichoderma hàng tuần để phòng nấm bệnh, phun các loại vi sinh phòng như dầu neem, emanip...
Giàn nho trên sân thượng.
Trong những ngày giãn cách xã hội, chị Ngọc Ánh càng cảm thấy có được không gian xanh là điều tuyệt vời, vô cùng quý giá. Chị yêu thích cùng gia đình lên sân thượng từ sáng sớm, hít thở không khí trong lành. Hơn nữa, những quả dưa mát lành, những rổ rau thu hoạch trên sân thượng giúp mọi người trong gia đình chị thêm đảm bảo sức khỏe hơn trong việc phòng dịch.
Nguồn ảnh: NVCC
Bà mẹ "rủ" hai cô con gái cùng làm vườn tạo "kho thực phẩm" đủ chất cho gia đình Chị Jian Liu hiện đang sống của gia đình ở Melbourne, Úc. Ngôi nhà của chị quanh năm tốt tươi rau củ nhờ tình yêu thiên nhiên và sự quan tâm của một người mẹ đối với các con của mình. Ngắm khoảng sân vườn mát mắt, tươi tốt của chị Jian Liu, nhiều người sẽ cảm thấy yêu thích và tạo thêm...