Mẹ truyền bệnh sang con
HIV, viêm gan siêu vi B, herpes (mụn rộp), u sùi, giang mai, lậu, Chlamydia… là những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con cao và gây ra nhiều biến chứng xấu, nguy hiểm cho trẻ.
PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, Trưởng phòng khám Phụ khoa Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và vi-rút sẽ lây từ mẹ sang con bằng hai con đường chính: vượt qua hàng rào nhau máu trong quá trình mang thai hoặc qua niêm mạc, vết trầy xước của trẻ từ dịch tiết của người mẹ trong quá trình sinh; riêng vi-rút HIV còn có thể lây qua đường sữa mẹ.
Herpes sinh dục, u sùi mồng gà, Chlamydia, Strepococcus Beta tán huyết là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hiện vẫn còn gặp nhiều trong thai kỳ, gây ra nhiều dị tật cho thai nhi. Theo PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, đặc điểm chung của các bệnh là không có vắc-xin phòng ngừa (ngoại trừ u sùi mồng gà) và khả năng tái phát cao. Bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ qua cả hai đường hàng rào nhau máu và trong quá trình mẹ sinh.
* Bệnh herpes sinh dục rất dễ tái phát và tái phát nhiều lần nếu sức đề kháng của cơ thể giảm. Nếu mẹ bị nhiễm herpes trong ba tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con rất cao, khoảng 30-40%; trong ba tháng đầu thai kỳ khoảng 1%. Trường hợp bệnh tái phát lần đầu mà rơi vào những ngày gần sinh thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sẽ cao. Nếu bị nhiễm, trẻ sẽ bị viêm phổi, viêm màng não, gây mù, điếc, động kinh, thậm chí có thể tử vong. Hiện chưa có vắc-xin phòng chống herpes. Do vậy, cách tốt nhất để bệnh không tái phát là thai phụ cần nâng cao sức đề kháng, tránh để cơ thể bị suy nhược – căng thẳng, quan hệ tình dục an toàn. Để hạn chế mức độ lây nhiễm cho con, người mẹ cần sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.
* U sùi mồng gà rất dễ lây lan khi mang thai vì miễn dịch của thai phụ giảm. Bệnh do vi-rút HPV gây nên nhưng chỉ có thể điều trị các nốt u sùi bằng cách đốt hoặc chấm thuốc chứ không diệt được. Khi bị lây nhiễm, trẻ sẽ mắc bệnh u nhú thanh quản bẩm sinh. Đây là căn bệnh theo bé suốt cuộc đời và có khả năng tái phát liên tục. Nếu những nốt sùi nhỏ thì vẫn có thể sinh thường, song khi nốt sùi to che cả đường âm đạo thì cần phải mổ lấy thai. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm ngừa trước khi mang thai và quan hệ tình dục an toàn.
* Chlamydia là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh thường tiềm ẩn trong người mẹ mà hầu như không có triệu chứng gì trong khoảng ba tuần đầu. Thai phụ có thể nhận biết bệnh qua biểu hiện bệnh của chồng để khám và điều trị sớm. Chlamydia có thể được điều trị bằng kháng sinh an toàn cho thai phụ. Nếu bị lây nhiễm, bé sẽ bị viêm kết mạc mắt hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, sau khi bé ra đời, bác sĩ sẽ cho nhỏ thuốc kháng sinh dự phòng.
Ảnh: Phùng Huy
* Strepococcus Beta tán huyết là bệnh do vi trùng Strepococcus Beta tán huyết gây nên. Tỷ lệ mắc phải ở thai phụ khá cao, lên đến 14%. Nếu bị lây nhiễm, bệnh có thể gây nên chứng nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng huyết cho trẻ. Vi trùng gây bệnh có thể ở cả âm đạo và hậu môn của mẹ. Vấn đề quan ngại là bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng. Để phát hiện, cần cấy vi trùng vào âm đạo, hậu môn và làm kháng sinh đồ. Điều may mắn là khi phát hiện, bệnh dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh.
* Viêm gan siêu vi B là bệnh do vi-rút viêm gan siêu vi B (HBV) gây nên, bệnh lây nhiễm qua đường máu và tình dục. Khoảng 10-15% thai phụ ở Việt Nam mang kháng nguyên bề mặt HBV. Lây truyền HBV từ mẹ sang con là đường lây phổ biến tại các nước châu Á. Nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 1%, ba tháng giữa thai kỳ: 10%, ba tháng cuối thai kỳ: 67%. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nhiễm thường không có triệu chứng và không thể loại trừ HBV ra khỏi cơ thể. 85-90% trẻ bị nhiễm sẽ trở thành nhiễm mạn tính, 25% trẻ tử vong vì biến chứng do bệnh gan trong tương lai.
Hiện chúng ta đã có rất nhiều cách để phòng ngừa và hạn chế việc lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Thứ nhất, nếu chẳng may mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, tùy vào mức độ, mẹ sẽ được chỉ định tiêm vắc-xin siêu vi B phòng ngừa. Thứ hai, sau khi sinh, trẻ sẽ được làm xét nghiệm DNA để tầm soát và được chích ngừa theo phác đồ phù hợp, sau đó chích nhắc lại. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ đáp ứng, tiếp thu thuốc rất tốt.
Mẹ bị nhiễm HBV vẫn có thể cho con bú mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp trẻ cắn đầu vú, làm trầy xước da, các chứng đau miệng hay tưa lưỡi của trẻ. Nếu có bất kỳ trường hợp nào xảy ra, cần điều trị sớm và hỏi ý kiến bác sĩ.
* Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm giang mai có thể lây truyền qua nhau thai khiến trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh với những di chứng nặng nề. Thai nhi có thể chết trong tử cung hoặc sau khi sinh hoặc bị những biến chứng về xương, về mắt, khớp hay nội tạng nếu được sinh ra. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM, điều đáng mừng là bệnh giang mai hiện hầu như đã được giải quyết, rất hiếm gặp. Điều cần lưu ý là thai phụ cần đi khám thai sớm, tránh chủ quan vì nếu để đến tháng thứ năm, xoắn khuẩn giang mai có thể vượt qua hàng rào nhau máu và lây nhiễm cho trẻ.
Video đang HOT
* Lậu cũng là bệnh lây qua đường tình dục, đồng thời còn có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài (sử dụng chung khăn tắm, bồn tắm, bồn cầu…). Trong khoảng 10 tuần đầu, bệnh thường không có biểu hiện bất thường ở phụ nữ nhưng lại biểu hiện rõ ở nam giới. Do vậy, thai phụ có thể thông qua biểu hiện bệnh ở người chồng để kịp thời đi khám và điều trị sớm từ giai đoạn đầu. Vi khuẩn bệnh lậu lây nhiễm cho trẻ trong quá trình mẹ vượt cạn theo cửa âm đạo, gây nên bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc, thậm chí gây mù cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này hiếm gặp, nếu có, hầu hết sẽ được điều trị triệt để. Hơn nữa, để hạn chế sự nhiễm khuẩn cho trẻ, bác sĩ còn dùng dung dịch sát khuẩn và nhỏ mắt dự phòng cho trẻ ngay sau khi ra đời.
* HIV: BS Nguyễn Ngọc Thông cho biết, trẻ có thể nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, quá trình sinh và qua việc bú sữa mẹ. Khi bị nhiễm HIV từ mẹ, nếu nhẹ, trẻ sẽ bị tổn thương ở não, tim, thận, bị viêm phổi; nặng hơn là hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm trầm trọng, không chống đỡ được tình trạng nhiễm khuẩn; không tăng cân, hay bị đau họng hoặc viêm phổi, sưng hạch, gan to, tiêu chảy… Hầu hết trẻ bị nhiễm khó sống được quá ba tuổi. Khi bị nhiễm HIV, thai phụ cần hợp tác với đơn vị chăm sóc và điều trị để được điều trị dự phòng lây nhiễm cho con trong khi mang thai, khi sinh và sau sinh. Mẹ nhiễm HIV, nếu có điều kiện thì nên sinh mổ (dù không có chỉ định sản khoa khác) và không cho con bú sữa mẹ. Trước đây, tỷ lệ lây từ mẹ sang con lên đến 30%. Hiện nay cùng với việc có nhiều phương pháp dự phòng tốt, tỷ lệ lây nhiễm giảm còn khoảng 10%.
Điều quan trọng nhất là thai phụ cần dự phòng lây nhiễm cho bản thân, tiêm chủng trước khi mang thai đối với những bệnh có vắc-xin phòng ngừa, vệ sinh cá nhân tốt, quan hệ tình dục an toàn và phát hiện bệnh sớm, BS Nguyễn Ngọc Thông nhấn mạnh.
Theo PNO
12 căn bệnh luôn "rình rập" gái mại dâm
Trùng roi, lậu, giang mai, HIV ... là những bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục. Nhóm đối tượng mắc phải những căn bệnh này nhiều nhất chính là gái mại dâm và những người tìm đến gái mại dâm để thỏa mãn "thú vui xác thịt".
Những căn bệnh lây qua đường tình dục đều là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Trong đó có những căn bệnh khi mắc phải sẽ vĩnh viễn không bao giờ chữa khỏi. Đặc biệt, trong nhóm những đối tượng thường mắc phải những căn bệnh này thì gái mại dâm chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhóm đối tượng này thường quan hệ tình dục với nhiều người và đó chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh dưới đây.
1. Bệnh Chlamydia
Đây là căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu dân Mỹ. Tỷ lệ này cao nhất ở thiếu nữ 15-19 tuổi. Bệnh thường gây tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh dục và gây đau rát khi đi tiểu. Trong một số trường hợp, bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Ở phụ nữ, bệnh này nếu không được điều trị sẽ phát triển thành chứng viêm vùng chậu (PID), có thể dẫn đến vô sinh.
2. Bệnh Trichomonas (Trùng roi)
Căn bệnh do ký sinh gây ra ở cơ quan sinh dục, gây viêm mô sinh dục, tiết dịch âm đạo có mùi hôi và gây đau cơ quan sinh dục nữ. Bệnh có thể truyền sang nam giới gây tiệt dịch niệu đạo.
3. Giang mai
Do xoắn khuẩn gây nên, có thể lây lan từ cơ quan sinh dục đến khắp cơ thể. Một trong các dấu hiệu sớm nhất của bệnh này là đau ở cơ quan sinh dục hay miệng, các triệu chứng sau đó thường là sốt, đau họng, nhức đầu hoặc đau khớp. Bệnh tiến triển qua nhiều thời kỳ, tồn tại trong nhiều năm, để lại nhiều di chứng, đặc biệt ảnh hưởng đến thế hệ sau.
4. Virus papilloma
Đây là một loại virus thường gặp. Một số chủng papilloma gây mụn cơm ở tay, chân, một số chủng khác lây qua đường tình dục. Nhiều người nhiễm mà không có biểu hiện gì, nhưng cũng có nhiều người (cả nam và nữ) phát bệnh sùi mào gà.
Khoảng 1-6 tháng sau khi nhiễm virus, ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Phụ nữ mang thai nếu có sùi trong âm đạo thì việc sinh nở có thể rất khó khăn vì các nốt sùi cản đường ra của bé, đồng thời bé có thể nhiễm virus của bạn.
Bác sĩ thường xử lý các nốt sùi bằng cách bôi hoá chất, áp nitơ lỏng, cắt... Đáng buồn là không có thứ thuốc nào giúp bạn loại bỏ được thứ virus này, nên dù đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên.
Một số chủng papilloma có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, dù bạn có biểu hiện sùi mào gà hay không. Vì loại virus này khá phổ biến nên bác sĩ khuyên rằng những phụ nữ đã sinh hoạt tình dục hoặc trên 25 tuổi nên làm phiến đồ âm đạo định kỳ để phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư, điều trị cho kịp thời, nhất là nếu bạn bị sùi mào gà. Các bạn nam nếu bị sùi mào gà cũng nên khám dương vật định kỳ vì mục đích đó.
Do xoắn khuẩn gây nên, có thể lây lan từ cơ quan sinh dục đến khắp cơ thể. (Hình minh họa)
5. Bệnh lậu
Bệnh do vi khuẩn, gây tiết dịch hơi vàng hoặc xanh ở cơ quan sinh dục, gây cảm giác đau rát khi đi tiểu, sốt và xuất huyết âm đạo bất thường và đau vùng chậu ở phụ nữ. Căn bệnh này có thể lây lan khắp cơ thể, gây sốt, thương tổn ở da, viêm khớp.
6. Bệnh hạ cam
Bệnh này do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng là những vết loét đau, có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, thường kèm theo nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét bên trong thì bạn không nhìn thấy vết loét, nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất thường, chảy máu ở hậu môn. Bệnh có kháng sinh đặc hiệu.
7. Mụn giộp sinh dục (còn gọi là HSV)
Bệnh do virus, gây đau đớn hoặc bỏng rộp ở cơ quan sinh dục, mông, đùi hay miệng. Thường có hai dạng: HSV-1, gây đau, thường bắt đầu từ miệng nhưng có thể lây lan đến cơ quan sinh dục; HSV-2, thường gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục.
8. Mụn cơ quan sinh dục (còn gọi là HPV)
Là những mụn cóc nổi ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Có nhiều dạng HPV, tất cả đều có thể gây sưng, ngứa ở cơ quan sinh dục hay hậu môn. Theo các chuyên gia, một số dạng HPV làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Mụn cơ quan sinh dục là những mụn cóc nổi ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
9. Rận mu
Rận mu là ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy rất khó chịu, và lây qua quan hệ tình dục. Nếu bạn bị rận mu, bạn có thể cạo lông vùng sinh dục để loại bỏ rận. Bạn sẽ ngứa ngáy khó chịu khi lông mọc trở lại. Một cách điều trị đơn giản hơn là bôi thuốc DEP, cũng rất hiệu quả.
10. Viêm gan siêu vi B
Bệnh do virus, ảnh hưởng trước tiên đến gan. Triệu chứng bệnh gồm mệt mỏi, nôn mửa, không có cảm giác thèm ăn, tổn thương vùng bụng, vàng da.
11. Ghẻ
Ghẻ là ký sinh trùng ăn vào da, gây ngứa ngáy. Ghẻ lây qua bất cứ hình thức tiếp xúc da nào, có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trên da. Nếu bị nhiễm ghẻ ở khu vực sinh dục, bạn có thể truyền bệnh cho bạn tình. Để điều trị, bạn hãy bôi thuốc DEP, chú ý vệ sinh quần áo, chăn chiếu, đồng thời điều trị cho những người khác trong gia đình.
12. HIV
Là virus gây AIDS. Các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiều năm nhiễm bệnh, gồm nhiễm trùng, sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi...
Bệnh này thường lây qua quan hệ tình dục, gồm qua âm đạo, hậu môn, quan hệ tình dục đường miệng. Virus gây bệnh sẽ lây từ người này qua người khác ở tinh dịch, dịch âm đạo hay máu. Một số khác sẽ vào cơ thể người qua những vết trầy xước rất nhỏ.
Theo Minh Hoàng (Kiến thức)
Nạn nhân của "trang điểm vĩnh viễn" Ai xăm mình? - Câu trả lời rằng đó là bất kỳ ai. Từ người mẫu, ca sỹ, diễn viên, người bình thường, giới trẻ, nam nữ bất kể tuổi tác lẫn địa vị công việc. Lý do để xăm mình cũng rất nhiều: do sở thích, do cá tính, do chạy theo "mốt"... Xăm thì dễ, những xóa xăm không phải là...