Mẻ, nét chua tinh tế trong ẩm thực Việt
Vị chua giúp món ăn trở nên nhẹ nhàng, đưa đẩy, dù ăn nhiều cũng không bị ngán. Và khác với những vị chua phổ biến gắt gỏng như chanh hay dấm, mẻ chua là một thứ gia giảm tinh tế và dịu dàng hơn.
Nhờ có mẻ, nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ đều không quá mãnh liệt trong vị giác thưởng thức, giúp người ăn cảm nhận sự đậm đà nhưng thanh thoát, chua thanh vẫn dịu ngọt trong từng miếng gắp.
Nhiều người thường nói, các khu chợ ở Việt Nam là cả một thế giới ẩm thực thu nhỏ, cái gỉ cái gi cái gì cũng có. Và mẻ cũng là một thứ luôn có bán sẵn ở chợ. Nhưng trong truyền thống các gia đình ở miền Bắc Việt Nam từ hàng trăm năm nay, mỗi nhà đều có một hũ mẻ riêng bên cạnh lọ đường, hũ mỡ trong góc bếp. Dấm chanh có thể hết, sấu me có theo mùa, nhưng mẻ chua thì lúc nào cũng có.
Làm mẻ rất dễ dàng. Khi hết, chỉ cần sang nhà hàng xóm, xin một bát mẻ cái về, cho vào chiếc hũ sứ đã được rửa sạch và đậy kín. Cơm nguội là nguồn nuôi mẻ sạch và hữu hiệu nhất. Sau nhiều ngày được ủ kín, phần cơm bên trên sẽ nhuyễn ra và bắt đầu lên men, có mùi chua nhẹ, lúc đó chính xác là cơm đã chuyển thành mẻ. Mẻ được chăm sóc kỹ càng thì có thể để rất lâu. Mẻ nhà không dùng vẫn được chăm sóc. Đôi khi, chỉ để đợi người hàng xóm kế bên thiếu khi nấu nướng thì nhiệt tình cho giúp. Hũ mẻ trở thành cây cầu nối những nhịp tình thân thương trong xóm nhỏ.
Với gia giảm cơm mẻ, các bà các mẹ các chị khéo léo thêm vào trong quá trình chế biến đủ các món ngon đưa cơm: chả nướng riềng mẻ thơm phức, giả cầy vàng ươm đậm đà, ốc nấu chuối đậu ngon giòn hay bát canh cá chua thanh mát dạ… Đó là những món ăn truyền thống đã quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Còn ngày nay, các đầu bếp tài khéo còn linh hoạt chế biến ra nhiều món sử dụng nguyên liệu kết hợp với mẻ tài tình.
Gà Đông Tảo thịt dai giòn, có hương vị rất mạnh, được nấu riềng mẻ theo kiểu “giả cầy”. Gà nấu cùng mẻ không những mềm, không tanh, mà lại dậy vị mẻ thơm, rất hợp ăn cùng bún rối. Trong khi đó, thịt lợn rừng Hà Giang kết hợp cùng cặp đôi riềng mẻ giúp khử hết mùi hôi đặc trưng của lợn đen thả rừng. Khi nướng chín vàng, miếng thịt dày không bị khô cứng mà mềm và mọng nước, bì giòn sần sật như cùi dừa.
Một chút biến tấu nữa của mẻ với cá giò (cá bớp biển) Hạ Long phi lê nhúng mẻ tiêu xanh. Cá giò thái mỏng, thịt dai và chắc, ngấm nước mẻ lẫn lá lốt dậy mùi. Nước lẩu chua đánh mẻ cùng tiêu xanh Phú Quốc đượm hương vị thanh và thơm. Vị cay tê nhẹ của tiêu đập dập, cùng nước lẩu nóng ấm trở thành hương vị tuyệt hảo trong những ngày mưa phùn.
Video đang HOT
Người ta cho rằng ăn cơm với mẻ sẽ dễ bị bệnh về bao tử nếu ăn quá nhiều, tuy nhiên với lượng vừa phải thì các món ăn sẽ dễ tiêu, ấm bụng… Và mẻ vẫn luôn là một gia giảm không thể thiếu trong những căn bếp Việt, nó góp phần làm phong phú cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Điểm danh những món "ăn tươi nuốt sống" trong ẩm thực Việt Nam
Nhắc đến những món đồ sống thường người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản, thế nhưng trong ẩm thực Việt Nam cũng có vô vàn món "ăn tươi nuốt sống".
Cùng Wanderlust Tips "chỉ mặt gọi tên" những món đồ ăn tươi sống khá được ưa chuộng ở Việt Nam.
GỎI CÁ MAI TƯƠI SỐNG
Chắc hẳn du khách chẳng còn mấy xa lạ với gỏi cá, một món ăn dân dã, thơm ngon. Món ăn này được chế biến từ rất nhiều loại cá khác nhau và đặc trưng theo từng vùng miền sẽ cho ra đời những hương vị khác nhau. Cá mai có hình dáng nhỏ và dài tựa như cá cơm, thích hợp để làm gỏi.
Cá mai phải tươi, ngon, được đánh vẩy, rút xương rồi ướp cùng các loại gia vị cần thiết. Thịt cá được trộn cùng với hỗn hợp gia vị như chanh, tỏi, ớt, bột canh, tiêu và thính được rang từ loại gạo quê thơm sau đó giã thật nhỏ rồi cho đều vào cùng thịt cá. Khi thưởng thức món gỏi cá mai bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị thịt cá ngọt tự nhiên, thêm vị mát của rau quyện thêm vị chua của khế, chát của chuối sẽ khiến bạn mê mẩn mãi không thôi. Bạn có thể đến Vũng Tàu, Phan Thiết để nếm thử món ăn mang nét đặc sắc ẩm thực Việt Nam thơm ngon này.
NỘM SỨA TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM
Sứa xuất hiện nhiều trong ẩm thực Việt Nam, phần ăn được gồm sứa tai và sứa chân. Đến Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Ninh bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn độc đáo này. Người dân đánh bắt và chế biến sứa thành nhiều món khác nhau như nộm sứa, gỏi sứa, bún sứa... nhưng có lẽ nộm sứa là món được yêu thích hơn cả.
Sứa được thái thành lát mỏng, vừa miệng ăn, sau đó trộn cùng giấm chua ngọt, trộn đều cùng dứa thơm, rau mùi, lạc rang, thêm chút cay cay của ớt tươi. Khi ăn thực khách thích mê bởi vị thanh thanh, giòn sần sật vui tai, ăn nộm sứa chỉ muốn ăn mãi bởi chẳng bao giờ chán.
NHUM BIỂN PHÚ QUỐC
Là động vật thuộc loài nhuyễn thể có họ hàng với trai, sò; nhum biển hay còn gọi là nhím biển có hình tròn dẹt với đường kính 8 - 10cm. Khi cắt ra, thịt nhum biển được kết thành 5 hoặc 8 múi.
Món nhum biển ăn kèm với cải bẹ xanh, thường được chấm với mù tạt. Có những thực khách lại thích thưởng thức thịt nhum bằng cách riêng của mình, đó là múc nhum vào chén, rửa nước biển, sau đó cho mù tạt và một chút nước chanh vào, đánh kỹ rồi ăn ngay. Nhưng nếu để thưởng thức trọn vẹn đủ các hương vị béo, ngọt, thơm mùi biển khơi của món nhum biển, tốt nhất thực khách nên ăn với muối tiêu chanh.
MỰC NHẢY VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH
Ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh nổi tiếng với món mực nhảy tươi ngon. Có rất nhiều cách chế biến mực nhảy, nhưng đơn giản nhất là mực để nguyên con, vớt lên từ lồng, rửa sạch, bỏ hết nội tạng, thái miếng, vắt chanh ướp một lúc để mực ngấm đều. Sau đó gắp miếng mực còn tươi, chấm một chút mù tạt và cho vào miệng thưởng thức ngày. Bạn sẽ không hề cảm nhận được chút mùi tanh nào, mà thay vào đó là vị ngọt, mát, vừa ăn, vừa hít hà vị ngọt giòn của mực, vị cay nồng của mù tạt. Hoặc bạn cũng có thể luộc qua rồi ăn kèm cùng lá lốt.
Món ăn này đòi hỏi sự dũng cảm của thực khách bởi không phải ai cũng có thể thưởng thức được món ăn tươi sống. Nhưng nếu đã ăn được rồi thì bạn sẽ ghiền và muốn nếm thêm món ngon trong ẩm thực Việt Nam mang tên mực nhảy nhiều lần sau đó nữa.
ĐẶC SẮC ẨM THỰC VIỆT NAM VỚI GHẸ SỐNG
Ghẹ sống nổi tiếng nhất phải kể đến làng chài Hàm Ninh, Phú Quốc. Người ta bắt ghẹ tươi sống chia ra làm 4 miếng nhỏ, sau đó ướp đá trong vòng nửa giờ đồng hồ. Khi bắt đầu ăn, nhúng ghẹ vào bát nước chấm tỏi ớt thật cay và ăn kèm một số loại rau thơm như hành, húng như vậy mới thưởng thức hết được vị ngọt và chắc của thịt ghẹ.
Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị biển xanh đang dần tan ngay trong miệng, dư vị món ăn để lại khiến bất cứ ai cũng đều thương nhớ.
Chả cá Lã Vọng: Tinh hoa của ẩm thực Hà Thành Ẩm thực Hà Thành cũng giống hệt con người nơi đây vậy: thanh tao và tinh tế. Và nếu bạn đã trót lỡ yêu nét ẩm thực của Hà Nội thì đừng bỏ qua chả cá Lã Vọng, món ăn chứa đựng tinh hoa của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Chả cá Lã Vọng ra đời từ những năm 1871 do gia...