Mẹ nên biết “DHA chuẩn Hà Lan” trong sữa bột Dutch Lady
FrieslandCampina là tập đoàn lâu đời với hơn 145 năm lịch sử và có uy tín cao tại Hà Lan và trên toàn cầu
Được mệnh danh là “vua” của các dưỡng chất giúp bé thông minh và phát triển toàn diện nên DHA luôn là tiêu chí chính khi các mẹ chọn sữa cho con. Tuy nhiên, hàm lượng chỉ là một phần, chất lượng DHA mới là yếu tố quyết định. Vì thế, mẹ khoan vội chọn sữa cho con nếu chưa biết đến từ khóa “ DHA chuẩn Hà Lan” để mang đến cho con nguồn dinh dưỡng tối ưu.
Giải mã “DHA chuẩn Hà Lan”
DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là axít béo không no thuộc nhóm omega-3, hỗ trợ bé phát triển não bộ ở các khía cạnh chuyên biệt như kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tập trung và tốc độ xử lý thông tin. DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài và tối ưu cho sự phát triển toàn diện của bé. Nhưng vì sao phải là DHA theo tiêu chuẩn Hà Lan?
Hà Lan còn là trung tâm của những nghiên cứu, phát minh về sữa trên thế giới
Video đang HOT
Khi nói về tỉ phú công nghệ, người ta nhớ ngay đến nước Mỹ và Thung lũng Silicon, thời trang sẽ gắn liền với Pháp, Ý hay nhắc đến ôtô là gọi tên những thương hiệu của Nhật, Đức… Tương tự như vậy, nói đến sữa là nói đến Hà Lan, cái nôi sữa lớn và lâu đời nhất trên toàn thế giới. Minh chứng là cứ mỗi euro mà một doanh nghiệp Hà Lan thu được thì có đến 8 cents nhờ vào việc xuất khẩu sữa. Trong đó, Tập đoàn FrieslandCampina (sở hữu thương hiệu sữa Cô Gái Hà Lan) đóng góp đến 320 tỉ euro doanh thu/năm.
Sở dĩ quốc hiệu sữa chuẩn Hà Lan được cả thế giới tin tưởng bởi Hà Lan áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhất từ bước đầu tiên đến khâu cuối cùng. Nếu một lần được đến thăm trang trại nuôi bò sữa tại Hà Lan, các mẹ hẳn sẽ bất ngờ về ngành công nghiệp sữa hàng đầu thế giới của Hà Lan được vận hành khép kín, chuyên nghiệp, tận tâm đến dường nào. Việc chăn nuôi bò sữa của nông dân được hiện đại hóa nhưng vẫn hòa hợp với tự nhiên đến quy trình kiểm soát nguồn sữa khắt khe.
Ứng dụng My Dairy farm giúp số hóa chính xác dữ liệu trong quá trình chăm sóc đàn bò
Nhờ vào nguồn sữa chuẩn Hà Lan tốt đã tạo nên nguồn dưỡng chất DHA chuẩn Hà Lan chất lượng tối ưu. Chính vì vậy, nguồn dưỡng chất DHA chuẩn Hà Lan đã chinh phục hàng tỉ bà mẹ trên khắp thế giới để mang đến nguồn dinh dưỡng vàng giúp thế hệ tương lai thông minh, phát triển toàn diện và tối ưu.
Chất lượng sữa chuẩn Hà Lan được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa về nhà máy
Chọn cho con nguồn DHA chuẩn Hà Lan
FrieslandCampina là tập đoàn lâu đời với hơn 145 năm lịch sử và uy tín nhất tại Hà Lan và trên toàn cầu, cung cấp sản phẩm có chất lượng đồng nhất cho hơn 100 quốc gia trên thế giới. Mang tinh hoa gần 1,5 thế kỷ trong ngành sữa đến Việt Nam, Cô Gái Hà Lan đã nhanh chóng chinh phục người tiêu dùng Việt. Sữa Cô Gái Hà Lan không chỉ đơn giản là tên gọi của một nhãn sữa mà còn bảo chứng danh tiếng của một thương hiệu lâu đời với hơn 145 năm kinh nghiệm.
Bí quyết thành công của Cô Gái Hà Lan nằm ở những điểm nổi bật như chuẩn từ nguồn sữa nguyên liệu. Sữa sau khi vắt xong sẽ được chuyển đến điểm làm lạnh trong 45-60 phút để loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn. Hơn thế nữa, nguồn sữa này còn phải qua nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt về lượng vi khuẩn, độ đạm, béo… và chỉ số tạp trùng phải ở ngưỡng 300.000 cfu/ml – thấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép tại Việt Nam. Chuẩn từ hệ thống kiểm soát chất lượng Foqus được thực hiện chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra, bảo đảm chất lượng sữa đồng nhất ở hơn 100 quốc gia như ở Hà Lan.
Kế đến là chuẩn Hà Lan cho nguồn dinh dưỡng cân bằng. Theo đó, sữa bột Dutch Lady Khám phá Gold cho bé 2-4 tuổi cung cấp đầy đủ DHA và các vi dưỡng chất như choline, sắt, i-ốt, magiê, selen, kẽm và các vitamin A, D, E… giúp bé thông minh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, sữa cũng tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng để thỏa thích khám phá học hỏi mà không lo các mầm bệnh tấn công bé.
Sự lựa chọn dinh dưỡng giàu DHA chuẩn Hà Lan cho con yêu 2-4 tuổi của các mẹ trẻ
Theo người lao động
Doanh nghiệp "vốn mỏng" và những hệ lụy
Một trong những hành vi tương đối phổ biến của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên liên kết nước ngoài và trả lãi suất vay vốn rất cao.
Qua kiểm soát 140 doanh nghiệp có vốn vay gấp trên 4 lần vốn chủ sở hữu thì 100% số doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp FDI. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
Thực tế hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sử dụng vốn vay thay vì vôn chủ sở hữu (tình trạng vôn mỏng) trong sản xuất, kinh doanh. Việc này gây nên tình trạng thiếu lành mạnh trong kinh doanh cũng như "tiếp tay" cho hoạt động chuyển giá.
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, khi cơ câu vôn của doanh nghiêp chủ yêu được tài trợ bằng nợ thay vì vôn chủ sở hữu thì đó là tình trạng vôn mỏng. Tác dụng "lá chắn thuê" của lãi vay khiên cho các công ty rât thích đi vay nợ đê tài trợ đâu tư thay vì phát hành thêm vôn cô phân. Lá chắn thuế là khoản giảm thu nhập chịu thuế của một cá nhân hay doanh nghiệp đạt được thông qua những khoản được phép khấu trừ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, số lượng doanh nghiệp FDI hiện chỉ chiếm 3% tổng số doanh nghiệp trong nước, nhưng quy mô tổng tài sản lên tới 5 triệu tỷ đồng. Đây là con số rất lớn khi so sánh quy mô tổng tín dụng của các tổ chức tín dụng chỉ hơn 7 triệu tỷ đồng.
Trong tổng tài sản 5 triệu tỷ đồng này, tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp FDI là 1,5 triệu tỷ đồng, bao gồm cả vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và phần vốn đi vay.
Qua kiểm soát 140 doanh nghiệp có vốn vay gấp trên 4 lần vốn chủ sở hữu thì 100% số doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp FDI, cá biệt có doanh nghiệp tỷ lệ này gấp hàng trăm lần như Samsung Display, Capitalland Tower... Trong khi đó, cổ tức chi cho các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam rất lớn, khoảng 10 tỷ USD.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, một trong những hành vi tương đối phổ biến của các doanh nghiệp có vốn FDI trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên liên kết nước ngoài và trả lãi suất vay vốn rất cao.
Các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như: dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp hay vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như: chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay...
Với cách thức này, lợi nhuận từ doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam đã được chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam để được hưởng mức thuế suất thấp.
Hiện nay, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam chỉ quy định không tính vào chi phí hợp lý, được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế đối với phần chi trả lãi tiền vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, mà không khống chế khoản chi phí lãi tiền vay đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp có khoản vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, đặc biệt là doanh nghiệp FDI vay vốn từ công ty mẹ, công ty liên kết với mức vay lớn, phải trả lãi lên đến vài nghìn tỷ đồng/năm dẫn đến thua lỗ.
Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm gần đây, tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lỗ là trên 50%, dẫn đến tình trạng chuyển giá ngày càng phức tạp.
PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính nhìn nhận, đã có rất nhiều trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài lựa chọn đầu tư vốn chủ sở hữu thấp nhưng lại tài trợ vốn hoạt động cho công ty con bằng hình thức cho vay vốn. Đây chính là một hình thức chuyển giá của doanh nghiệp FDI.
Điều này dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách và tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Ngoài ra, tình trạng này còn liên quan đến sự an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế này diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Vì thế, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECD) đã có những khuyến cáo về các biện pháp pháp lý cần áp dụng để hạn chế tình trạng vốn mỏng.
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, viêc sử dụng nợ vay quá mức không chỉ làm tăng rủi ro tài chính mà còn làm phát sinh rủi ro đạo đức. Đê kiêm soát tình trạng này, môt sô quôc gia đưa ra giới hạn trân vay nợ so với vôn tự có. Quy định này có bản chât tựa như quy định vê hê sô an toàn vôn tôi thiêu áp dụng cho các ngân hàng nhưng đơn giản hơn.
Ngoài ra, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế nếu vượt quá 20% tổng lợi nhuận trước thuế chưa trừ khấu hao và lãi vay của người nộp thuế sẽ không được xem là chi phí được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là biện pháp để hạn chế tình trạng một số tập đoàn đa quốc gia góp vốn dưới hình thức cho vay để được hạch toán khấu trừ chi phí lãi vay, tập trung lãi vay vào các quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao để chuyển lợi nhuận sang các quốc gia khác.
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết, nhiều nước trên thế giới có quy định về vốn mỏng, theo đó phần lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các nước như: New Zealand, Đức, Australia, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Chile, Peru, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Brazil... quy định vốn vay của doanh nghiệp/vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3/1 thì được coi là vốn mỏng.
Dưới góc độ chuyên gia thuế, PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng, đối với Việt Nam, có một số giải pháp có thể giải quyết vấn đề "vốn mỏng", chẳng hạn như quy định vốn pháp định đối với một số lĩnh vực kinh doanh; quy định về tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc phải tuân thủ giữa vốn vay với vốn chủ sở hữu; quy định về chi phí lãi vay không được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp gắn với tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu...
Theo ông Trường, nhiều nước trên thế giới có quy định về "vốn mỏng", tức là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu quá cao. Khi đó, phần lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là một kinh nghiệm rất hay mà Việt Nam nên áp dụng. Khi áp dụng nên xác định các tỷ lệ giữa vốn vay/vốn chủ sở hữu phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực kinh doanh, không nên quy định một tỷ lệ chung cho mọi lĩnh vực kinh doanh, PGS. TS Lê Xuân Trường đề xuất./.
Theo bnews.vn
Cuối cùng cũng đã có thành phố cho phép du khách chỉ cần đăng ký là được "phát" chồng: "Mẹ ơi con có người rước rồi!" Dân tình cứ "kháo" nhau xem ở đâu cho đến đăng ký cưới chồng không? Nay thì có thật rồi đây này! Thời thế MXH bùng nổ nên cư dân mạng cũng hay có những câu đùa oái ăm, đại khái như "Giờ chỉ cần lên phường đăng ký rồi được phát chồng cho thì thích nhỉ?" hay "Chẳng ước gì, chỉ ước...