Mê mệt khu vườn 30m2 trên sân thượng của mẹ đảm Hà Nội, chi 10 triệu nhưng rau xanh mướt, quả sum suê trĩu cành
Sau 7 năm làm vườn, chị Thêu nhận thấy việc trồng rau làm vườn không khó, điều quan trọng là phải đam mê.
Ngày càng nhiều người hướng tới lối sống xanh, thích làm “nông dân” để được gần gũi với thiên nhiên, thư giãn tâm hồn cũng như để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Chính vì thế, dù sống ở phố thị với diện tích nhỏ hẹp ở ban công, sân thượng, nhiều người vẫn cố tạo cho mình một vườn rau nho nhỏ.
Chị Nguyễn Kim Thêu (47 tuổ.i, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) làm nghề kế toán và đã có kinh nghiệm làm vườn được 7 năm. Khu vườn trên sân thượng nhà chị rộng khoảng 30m2. Khu vực ở giữa vườn, chị dành cho ông xã trồng hoa lan, khu vực 2 bên chị dùng để trồng rau củ quả theo ý thích của mình.
Việc chống thấm sàn khi trồng rau trên sân thượng là khâu rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, chị Thêu đã nhờ ông xã hàn kệ sắt để kê chậu cao lên, tránh nước bị thấm xuống sàn và dễ dàng vệ sinh mặt sàn hơn.
“Vườn mình không đầu tư nhiều, vì mình tận dụng những thùng sơn, thùng xốp để trồng cây. Đất thì nhờ ông xã lấy ở ruộng, mình xin trấu trộn vào để trồng rau. Làm vườn đến đâu mình sắm đến đấy, không đầu tư luôn một lần nên chi phí làm vườn không nhiều, nhiều chỉ khoảng 10 triệu đồng”, chị Thêu chia sẻ.
Khi mới bắt đầu trồng rau, mẹ đảm Hà Nội chỉ trồng những loại rau, loại cây dễ trồng. Sau đó, chị tìm tòi cách trồng các loại dưa, cà chua, một số loại bầu bí,… trong các hội nhóm trồng rau và thử trồng chúng trong “khu vườn trên mây” nhà mình.
Để có rau củ quanh năm, chị Thêu trồng rau theo mùa. Vào mùa hè, ngoài các loại rau xanh, chị trồng thêm dưa lê, dưa chuột, bầu, bí,… Vào mùa đông, chị trồng cà chua, su hào, súp lơ, cải bắp,…
Công việc tuy bận rộn nhưng mỗi ngày chị Thêu đều cố gắng thu xếp thời gian để chăm sóc cho vườn rau của mình. “Công việc của mình khá bận rộn, nhưng ngày nào mình cũng cố gắng thu xếp ít nhất 30 phút sáng và 30 phút vào chiều tối để tưới và chăm cây, tranh thủ buổi tối thì lên cắt tỉa cho cây. Thật may, do biết mình yêu thích trồng cây, làm vườn nên chồng con thường ủng hộ bằng cách hỗ trợ mình làm việc nhà để mình có thời gian chăm vườn”, chị Thêu chia sẻ.
Khoảng giữa vườn chị Thêu dành cho chồng trồng hoa lan.
Sau 7 năm làm vườn, chị Thêu nhận thấy việc trồng rau làm vườn không khó, điều quan trọng là phải đam mê, vì cây cần tưới nước, chăm bón đầy đủ và hiểu được từng giai đoạn của cây để bón phân cho hợp lý. Nếu không đam mê, rất khó để duy trì và đạt được thành tựu.
Theo mẹ đảm Hà Nội, trồng rau quan trọng nhất là khâu làm đất. ” Phải xử lý hết mầm bệnh trong đất thì cây mới phát triển tốt, nhất là đất đã qua sử dụng và trồng liên tục như vườn nhà mình. Cho nên, mình thường mua bột cám gạo về ủ đất cho đất nóng lên nhằm diệt mầm mống bệnh”, chị Thêu cho hay.
Video đang HOT
Chia sẻ về khâu xử lý đất, mẹ đảm tiết lộ, sau khi thu hoạch các cây, chị sẽ loại bỏ rác và rễ cũ trong đất rồi bổ sung thêm phân gà và trấu cốm, thêm cám gạo rồi trộn đều lên, đậy kín thùng. Khoảng 7-10 ngày sau, mở thùng ra trộn lại đất rồi để cho đất nguội là có thể mang đi trồng cây.
“Sở dĩ mình dùng trấu cốm vì nó mềm, trong trấu có sẵn cám gạo tốt cho đất. Trấu cốm này mình xin ở làng cốm Vòng. Cứ đến mùa cốm, mình sẽ đi xin trấu về và tích trữ để dùng quanh năm”, chị Thêu nói thêm.
Một số loại dưa trồng trong vườn nhà chị Thêu.
Vì trồng rau theo phương pháp hữu cơ nên chị Thêu sử dụng thuố.c sinh học để phun cho cây trồng. Khi cây còn nhỏ, chị phun phòng các bệnh phòng bọ phấn, bọ trĩ bằng thuố.c sinh học Bio-B. Cây nào có dấu hiệu bệnh nặng, chị sẽ nhổ bỏ để tránh lây lan sang cây khác.
Nếu xuất hiện sâu, chị sẽ bằng tay và treo các giấy thu hút, bẫy côn trùng không phá rau, cây cối. “Trồng cây sợ nhất là vườn có chuột vì chuột phá là kinh khủng nhất, nên khi phát hiện bị chuột cắn, mình phải đặt bẫy hoặc đặt thuố.c chuột sinh học để diệt chuột”, mẹ đảm nói.
Trong số các loại rau củ quả, chị Thêu thích nhất là trồng dưa, nên một năm gia đình chị thu hoạch được 2 lứa dưa. ” Vườn nhà mình không rộng lắm nên mình thích trồng các loại cây có quả cho đẹp mắt để cho cậu con trai chụp ảnh nữa. Dưa lưới và cà chua là sự lựa chọn hàng đầu của mình, vì ngon và đẹp.
Với mình, trồng rau làm vườn không chỉ để nhà có rau sạch ăn mà việc này còn giúp mình cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn. Mỗi khi chăm sóc cây, mình được sống chậm lại, những mệt mỏi vì áp lực của công việc dường như đều tiêu tan hết khi làm vườn”, chị Thêu bộc bạch.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
Tôi thực sự cảm thấy tiếc nuối với lựa chọn mua tủ lạnh hiện tại của nhà mình. Ở thời điểm đó, tôi đã không tìm hiểu một cách cặn kẽ về các tính năng sử dụng mà tập trung duy nhất vào giá thành - càng rẻ càng tốt. Vậy nên, sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh nhà tôi nhanh chóng xuống cấp.
Nếu được chọn lại, ít nhất tôi sẽ chọn tủ lạnh có 3 trong 5 tính năng dưới đây.
1. Chức năng cấp đông nhanh
Hay còn gọi là tủ lạnh đạt tiêu chuẩn 4 sao đông lạnh. Có thể bạn ít nghe đến nhưng đây lại là một thông số cực kỳ quan trọng quyết định khả năng làm lạnh của tủ:
- 1 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -6C.
- 2 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -18C.
- 3 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -24C.
- 4 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -24C kèm theo chức năng cấp đông nhanh.
Nhà tôi chỉ dùng tủ lạnh 3 sao nên không có chức năng cấp đông nhanh. Và đây chính là điều khiến tôi tiếc nuối nhất!
Tại sao cấp đông nhanh quan trọng? Câu trả lời là thực phẩm khi bị đông ở mức nhiệt -1C đến -5C sẽ hình thành các tinh thể băng bên trong. Những tinh thể này làm vỡ màng tế bào, khiến thực phẩm mất đi độ tươi ngon và ảnh hưởng đến hương vị.
Với chức năng cấp đông nhanh, thực phẩm sẽ được làm lạnh nhanh chóng, hạ xuống dưới -5C trước khi kịp hình thành tinh thể băng, từ đó giữ nguyên hương vị ban đầu.
Đặc biệt, với những món ăn đã nấu chín như bánh bao, há cảo hay thịt kho, chức năng này là "chân ái". Tủ nhà tôi không có chức năng này nên đồ ăn đông lạnh sau khi rã đông không bao giờ ngon như lúc mới nấu.
2. Ngăn đông mềm (ngăn biến nhiệt)
Tủ lạnh nhà tôi dung tích khoảng 300L, không hẳn là nhỏ nhưng chỉ có ngăn mát và ngăn đông, hoàn toàn không có ngăn đông mềm (biến nhiệt).
Để phân biệt rõ ràng, bạn có thể hiểu:
- Ngăn mát: Nhiệt độ từ 1C ~ 8C.
- Ngăn đông: Nhiệt độ từ -4C ~ -24C.
- Ngăn đông mềm: Nhiệt độ ở mức giữa, khoảng 0C, có thể điều chỉnh linh hoạt. Thực phẩm để trong ngăn đông mềm không bị đông cứng hay tan chảy mà ở trạng thái "đông nhẹ".
So với ngăn mát, thực phẩm trong ngăn đông mềm được bảo quản lâu hơn. Còn so với ngăn đông, thực phẩm trong ngăn đông mềm không cần rã đông khi sử dụng.
Tôi thường có thói quen mua thịt buổi sáng để chế biến vào buổi tối. Nếu để trong ngăn đông, thịt sẽ biến thành "cục băng" khó rã đông. Còn nếu để ở ngăn mát, bề mặt thịt sau một ngày dễ bị đen, trông không còn tươi. Nhưng nếu có ngăn đông mềm, mọi thứ sẽ vừa đủ hoàn hảo, đúng với nhu cầu sử dụng.
3. Ngăn đông mềm đa năng (biến nhiệt rộng)
Thông thường, ngăn đông mềm chỉ cho phép điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng từ 5C đến -5C. Nhưng nếu tủ lạnh có chức năng biến nhiệt rộng, mọi thứ sẽ còn tiện lợi hơn: Nhiệt độ có thể điều chỉnh linh hoạt từ 8C đến -18C. Ngăn đông mềm lúc này có thể đóng vai trò là ngăn mát, ngăn đông mềm hoặc thậm chí là ngăn đông khi cần thiết.
Với chức năng này, ngăn đông mềm không chỉ giữ thực phẩm ở trạng thái "đông nhẹ" mà còn có thể linh hoạt chuyển đổi thành ngăn mát hoặc ngăn đông trong những trường hợp không gian bảo quản bị quá tải.
Ví dụ, dịp cuối năm như bây giờ, nhà tôi dự trữ thực phẩm nhiều hơn bình thường, đặc biệt là các loại thịt. Vì thịt cần phải để trong ngăn đông, mà ngăn đông nhà tôi lại có hạn nên luôn bị thiếu chỗ. Nếu có ngăn biến nhiệt rộng, tôi có thể điều chỉnh ngăn đông mềm sang chế độ ngăn đông, vẫn chứa hết được đồ ăn mà không bị chật tủ.
4. Chức năng làm lạnh sâu
Thông thường, kể cả tủ lạnh có ngăn đông đạt chuẩn 4 sao, nhiệt độ thấp nhất cũng chỉ ở mức -24C. Nhưng với chức năng làm lạnh sâu, nhiệt độ có thể hạ xuống đến -40C, mang lại sự khác biệt đáng kể.
-24C và -40C khác nhau như thế nào? Cả hai đều làm thực phẩm đông cứng, nhưng thực phẩm đông ở -40C sẽ có chất lượng bảo quản tốt hơn hẳn:
- Thịt đông ở -24C: Sau một tháng, thịt bắt đầu xuất hiện mùi tanh và mất đi độ tươi.
- Thịt đông ở -40C: Dù để đến 6 tháng, thịt vẫn giữ được hương vị tươi ngon như lúc đầu.
Tủ lạnh có chức năng làm lạnh sâu cũng có tính ứng dụng cao hơn. Mùa hè, khi tự làm đá tại nhà, bạn có bao giờ để ý rằng đá mình làm thường tan nhanh hơn đá của quán nước không? Điều này là do đá tự làm thường chỉ ở khoảng -24C, trong khi đá ở quán sử dụng làm lạnh sâu, đạt đến -40C. Đá lạnh sâu sẽ cứng và bền hơn, lâu tan hơn khi cho vào nước.
Với chức năng làm lạnh sâu, bạn không chỉ bảo quản thực phẩm lâu dài mà còn tận hưởng những viên đá "siêu bền" ngay tại nhà.
5. Chức năng khử khuẩn ở ngăn đông
Điểm sáng duy nhất trên tủ lạnh nhà tôi hiện tại là chức năng khử khuẩn ngăn mát. Không chỉ giúp không gian sạch sẽ hơn, chức năng này còn mang lại hai lợi ích lớn là kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và ngăn mùi hôi khó chịu.
Công nghệ khử khuẩn trong tủ lạnh hiện nay có nhiều loại, như ion bạc, ozone (hiếm hơn), quang xúc tác hoặc tia UV. Dù áp dụng phương pháp nào, hiệu quả khử khuẩn đều đáng tin cậy.
Tiếc là tủ nhà tôi chỉ có chức năng khử khuẩn ở ngăn mát, còn ngăn đông thì không. Điều này có nghĩa là thực phẩm trong ngăn đông chỉ dựa vào nhiệt độ thấp để bảo quản nên thời gian bảo quản ngắn hơn và không ngăn được mùi khó chịu.
Mùa hè vừa rồi, tôi có thử để một quả sầu riêng trong ngăn đông. Kết quả? Mùi sầu riêng "ngự trị" suốt hơn một tháng trời, thật sự khiến tôi đau đầu. Nếu có thêm chức năng khử khuẩn ngăn đông, tôi tin rằng sẽ tiện hơn nhiều.
Học ngay cách mẹ đảm ở Hà Nội cấp đông thực phẩm ăn Tết: Như này mua cả chợ về cũng cân tất! Chị em nội trợ "kháo nhau" bí quyết gì để ngày Tết không còn "bù đầu" trong bếp? Tết đến, nỗi lo bếp núc luôn thường trực, đặc biệt là với những người bận rộn. Làm sao để vừa có một mâm cỗ đầy đủ, tươm tất mà vẫn tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí thực phẩm? Bí quyết nằm ở...