Mẹ là bác sĩ nuôi dạy 2 cô con gái đỗ Đại học Harvard: Không cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm mà tự làm một việc cực hiệu quả này
“Trai hay gái chỉ là quan điểm, nếu mình nỗ lực nuôi dạy các cháu ngoan ngoãn lễ phép hiếu thuận với ông bà, chăm chỉ học hành biết yêu thương đồng cảm với mọi người, có ý thức trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình thì không lý do gì các cụ không thấy vui vẻ tự hào về các con, dù trai hay gái”, chị Lã Hà tâm sự.
Là bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da khá nổi tiếng tại Hà Nội, chị Lã Thanh Hà (thường được biết đến là bác sĩ Lã Hà) được các phụ huynh khác “hâm mộ” vì vừa có chuyên môn giỏi, vừa là một người mẹ dạy con tài ba. Cả 2 cô con gái của chị đều học tại Đại học Harvard (Mỹ) – ngôi trường đại học danh giá số 1 thế giới.
Vợ chồng bác sĩ Lã Hà và 2 con gái Tôn Hà Anh, Tôn Hiền Anh.
Cụ thể, con gái cả của chị Lã Hà là Tôn Hà Anh từng được 5 trường đại học danh giá trên thế giới trao học bổng toàn phần (Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley). Hà Anh đã lựa chọn học Đại học Harvard. Rồi 7 năm sau, cô con gái thứ hai là em Tôn Hiền Anh cũng được nhận suất học bổng toàn phần tại ngôi trường lừng danh này.
Là mẹ của 2 cô con gái tài giỏi, khi được hỏi về bí quyết dạy con, bác sĩ Lã Hà cho biết mình không “dạy” mà chủ động làm gương trong học tập, nghiên cứu, hành động, giao tiếp và công việc, từ đó truyền cho các con nguồn cảm hứng đối với việc học hành, trau dồi tri thức.
Với bác sĩ Lã Thanh Hà, cách giáo dục con là luôn cố gắng lồng ghép những bài học vào các câu chuyện cuộc sống thực tế. Nữ bác sĩ kể, ngày con gái đầu chừng 2 tuổi, giữa trưa hè cháy bỏng da, thấy con xoè tay khoe có quả cam. Mẹ hỏi con lấy cam ở đâu thì cô bé Hà Anh nói lấy ở chỗ bác bán cam đằng kia trong lúc mẹ đang bận rộn mua đồ trong chợ.
Ngay lập tức, chị Lã Hà bắt Hà Anh đi đem trả quả cam ấy lại cho người bán hàng. Đồng thời, chị giải thích cho con của mình rằng, để có một quả cam, các bác nông dân cần bỏ rất nhiều công sức, thời gian, với nhiều công đoạn chờ mãi mới ra được quả cam đi bán, sau đó lấy tiền mua gạo để nuôi gia đình.
Đó chỉ một trong hàng nghìn những câu chuyện về cách dạy con của bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard. Bởi chị luôn tâm niệm, bản thân không nên gượng ép con phải làm thế này thế khác. Mà chính các bậc phụ huynh phải gieo lên trong các con những bài học đầu tiên về lòng yêu thương, tính nhân văn và trách nhiệm của mỗi con người đối với xã hội. Từ đó, cả Hà Anh và Hiền Anh dần khôn lớn, trưởng thành qua từng ngày!
“Từ trước đến nay, hay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, tôi luôn dạy các con của mình luôn phải có ý thức với cộng đồng. Có thể nhiều gia đình khác sẽ khuyên răn con đủ điều, phải cẩn thận để mình không bị lây nhiễm bệnh. Còn với tôi lại dạy ngược lại: “Con phải cố gắng phòng tránh bệnh, vì nếu con bị bệnh sẽ lây sang cho nhiều người”.
Qua đó, các con sẽ chú ý thực hiện tốt các biện pháp chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Bởi Hà Anh và Hiền Anh sẽ cảm thấy vô cùng dằn vặt khi vì mình thiếu ý thức mà khiến nhiều người khác bị lây bệnh”, bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard lấy ví dụ.
Bên cạnh đó, chị cũng kịch liệt phản đối cách giáo dục con bằng những lời mắng chửi hay sử dụng đòn roi.Bác sĩ Lã Hà chia sẻ: “Mỗi đứa trẻ sinh ra như những tờ giấy trắng, đúng – sai, phải – trái đều do bố mẹ, gia đình, thầy/cô giáo, xã hội,…
Việc giáo dục bằng bạo lực, nếu đem ra để dạy con cái là điều không nên, bởi lẽ việc dạy như thế sẽ làm con vô cùng rối bời, không biết mình sai do đâu mà bị đánh… Chính vì vậy, mới có chuyện, có thể hôm nay con sợ nhưng ngày mai cháu lại tái diễn những điều không được làm ấy!.
Thay vì đánh con, các bậc phụ huynh hãy giải thích cho các con hiểu. Có thể một lần các cháu chưa hiểu, nhưng nhiều lần với nhiều ví dụ trong đời sống, tôi tin các con sẽ hiểu. Để rồi những lần sau, các cháu tránh và không tái phạm nữa!”, bác sĩ Lã Hà nhắn gửi đến các bậc phụ huynh.
Ở thời điểm hiện tại, chị Lã Hà được biết đến là một giảng viên tận tâm tại trường Học viện Y dược Cổ Truyền Việt Nam, một bác sĩ về thẩm mỹ da giỏi và có con là những cô gái vàng. Cùng với những giá trị đạo đức và nhân văn, chị là một người phụ nữ hiện đại, năng động và cởi mở. Thế nhưng, ít ai biết rằng, trong quá khứ nữ bác sĩ này cũng đã từng phải đau đầu khi chịu những định kiến về việc sinh con một bề là con gái.
“Bố chồng tôi là người miền Trung, thậm chí ông đã từng nói thẳng với tôi ‘Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô’, nghĩa là các cụ rất coi trọng việc sinh con trai. Trước những mong muốn của bố mẹ chồng về việc sinh thêm một cháu trai, tôi vẫn lắng nghe ý kiến của các cụ, nhưng quyết không sinh thêm nữa!”.
Video đang HOT
Giải thích về lý do, bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard tâm sự: “Thứ nhất, vì tôi là người làm nhà nước, thời điểm đó mỗi cặp vợ chồng quy định chỉ được đẻ 2 con. Thứ hai, là vì quan điểm sống của tôi, dù con gái hay con trai thì cũng đều là con. Miễn sao vợ chồng mình nuôi dạy các con ngoan ngoãn, khôn lớn, học hành giỏi giang, khi trưởng thành trở thành những người có ích cho xã hội!”.
Chị Lã Hà luôn ngưỡng mộ những người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, và mong muốn bản thân và các cô con gái của mình theo đuổi hình tượng trên.
Với quan niệm đó, theo thời gian các con của vợ chồng chị Lã Hà dần lớn và sống yêu thương, hiếu thảo với mọi người, đặc biệt là ông bà nội. “Năm ấy, con gái tôi 3 tuổi, khi ông bước xuống cầu thang, cháu đã chạy lon ton lại và nói: ‘Ông ơi! Ông vịn và vai cháu mà đi cho khỏi ngã…’.
Sau đó, ông đã dành những lời khen ngợi cho đứa cháu của mình: “Con bé này còn nhỏ mà đã sống hiếu nghĩa”. Có lẽ chỉ bằng những hành động nho nhỏ diễn ra hàng ngày như vậy, cũng giúp cho bố mẹ chồng tôi dần thay đổi quan điểm về việc sinh con gái không giúp ích gì được cho ông bà, bố mẹ mai sau. Từ đó, các cụ không những không gây áp lực về việc sinh thêm con trai mà còn rất yêu quý 2 cô cháu gái ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà”, chị Hà kể.
Bên cạnh đó, bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard cũng chia sẻ thêm, trong xã hội hiện đại không chỉ có nhiều những người đàn ông giỏi giang, thành đạt mà chị em phụ nữ cũng không hề kém cạnh. Họ là những nhà chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân vừa xinh đẹp, thông minh và vô cùng thành công. Chính những tấm gương ấy đã thôi thúc chị và các con luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Bởi chị luôn quan niệm, bằng sự nỗ lực ấy thì mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, để dần có bình đẳng giới, từ đó đem lại một xã hội tốt đẹp hơn!
“Trong văn hoá Việt Nam, có lẽ quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn chưa thể thay đổi! Nhưng nếu được, mỗi người trong chúng ta hãy thay đổi góc nhìn một chút, biết đâu sẽ trở nên hài hoà, phù hợp. Rồi lâu dần những định kiến ấy sẽ được xoá nhoà”, chị Lã Hà chia sẻ.
Chị Lã Hà có được những tư tưởng cởi mở, tiến bộ cùng cách giải quyết hợp lý trong mọi vấn đề như vậy, có lẽ là nhờ có kiến thức và có kỹ năng. Một phần được truyền lại từ truyền thống gia đình, một phần khác là do đọc sách. Bởi vậy, nữ bác sĩ luôn quan niệm rằng, sống nhờ giao tiếp xã hội, sống nhờ môi trường gia đình và sống nhờ rất nhiều vào đọc sách.
Theo bác sĩ Lã Hà, việc lựa chọn sách như thế nào lại vô cùng quan trọng! Có những thứ mình mất rất nhiều thời gian để đọc, để nghiền ngẫm. Cũng vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, chị đã định hướng cho các con đọc sách và coi đó là công việc cần thiết, việc nên làm vào mỗi sáng thức giấc.
Nữ bác sĩ đã chọn những quyển sách văn học nước ngoài và những cuốn có giá trị nhân văn, để gieo lên trong các con tình yêu thương về gia đình, quê hương, đất nước. Bởi chị cho rằng, những cuốn kinh điển ấy được viết ra và nổi tiếng như vậy thì người ta đã chắt lọc rất nhiều những tinh hoa trong đó. Chính vì vậy, ở nhà chị Lã Hà có sẵn một tủ sách, phần nhiều là sách văn học châu Âu như: “Những người khốn khổ”, “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”, “Hội chợ phù hoa”, “Không gia đình,” “Những tấm lòng cao cả”…
Hà Anh – con gái cả của chị Lã Hà.
“Tôi không cho con của mình đi học tiếng Anh ở trung tâm! Bằng việc học hỏi kinh nghiệm của những phụ huynh đi trước, tôi được khuyên nên tìm những băng đĩa bằng tiếng Anh của người bản xứ cho các con nghe để luyện phát âm thật chuẩn.
Sau đó, tôi đã tự tay đi chọn những bằng đĩa chuẩn người bản xứ để mua về cho con nghe. Khi có tình yêu với tiếng Anh, tôi thuê 1 cô giáo về nhà 1 tuần chỉ dạy các con 2 từ tiếng Anh, để các cháu nhớ từ vựng! Rồi lớn dần, các con tự học, đọc thêm các kiến thức về ngữ pháp….”, chị Lã Hà tiết lộ bí quyết.
Ngay từ khi còn nhỏ, gia đình luôn chú trọng đến việc đọc sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học nước ngoài. Vì vậy, khi Hà Anh và Hiền Anh đã có một chút “vốn” tiếng Anh, các cháu đều tìm đến những cuốn sách nguyên bản được viết bằng tiếng Anh để đọc. Theo các con của chị Lã Hà thì cách này vô cùng hiệu quả, các con không chỉ nuôi dưỡng được đam mê đọc mà còn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ: “Cả Hiền Anh và Hà Anh đều xem việc đọc sách tiếng Anh là một trong những cách học ngoại ngữ hiệu quả”, chị Lã Hà cho hay.
Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện 2 cô con gái xinh đẹp, giỏi giang của chị Lã Hà đỗ trường Harvard khiến nhiều người ngưỡng mộ và thầm ước được giống vậy! Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc để cô con gái thứ 2 – Hiền Anh sang Mỹ theo học tại trường Đại học Harvard là một trong những quyết định khó khăn đối với vợ chồng chị.
“Vợ chồng tôi đã xa con gái đầu từ khi cháu 16 tuổi, bởi vậy khi con gái út ít đỗ Harvard, chúng tôi vừa mừng vừa thương con. Bởi không muốn xa tiếp tục phải xa con nữa, chỉ muốn Hiền Anh thi đỗ rồi học trường Đại học Y Hà Nội, để trở thành bác sĩ”, chị Hàtâm sự.
Tiết lộ về lý do có phần “lạ đời” như vậy, chị Lã Hà chia sẻ: “Thứ nhất, tôi muốn con học gần nhà, được nhìn thấy con mỗi ngày. Thứ hai, tôi nhận thấy Hiền Anh là một người khéo tay, kiên trì, cẩn thận, có tư duy và biết yêu thương, đồng cảm với mọi người. Bởi vậy, nếu cháu trở thành bác sĩ cháu sẽ là người bác sĩ vừa có năng lực chuyên môn tốt, vừa có tâm với nghề”.
Hiền Anh – con gái thứ 2 của gia đình chị Lã Hà.
Định hướng là vậy, song Hiền Anh vẫn âm thầm cố gắng, quyết định đi theo ngã rẽ của riêng mình. “Trước nguyện vọng của con, vợ chồng tôi đành tôn trọng. Chúng tôi chỉ nói với con rằng, hãy không ngừng cố gắng và nỗ lực để hoàn thành ước nguyện của bản thân nhé con!”, chị Lã Hà cho hay.
Đến thời điểm hiện tại, việc để 2 cô con gái rời xa mái ấm gia đình sang Mỹ du học, chị Lã Hà lại cho rằng, đó là quyết định đúng đắn. “Tôi tin rằng, với những trải nghiệm và kiến thức mà các con đã học được, cả Hà Anh và Hiền Anh sẽ trở thành những người tốt. Tôi luôn ví các cháu như những hạt cát nhỏ, nếu ai cũng giống thế, đều cần mẫn làm việc, học tập và cống hiến thì sẽ tạo ra những giá trị cho cuộc sống”, bác sĩ Lã Hà tâm sự.
Những 'bí mật' của nữ bác sĩ có 2 con giành học bổng Harvard
"Lead by example" (làm gương) là điều đầu tiên mình nghĩ tới. Ký ức tuổi thơ là những đêm cả 3 mẹ con cùng ngồi học trên căn gác nhỏ" - Cựu sinh viên Harvard Tôn Hà Anh chia sẻ về người mẹ của mình.
Tôn Hà Anh, Tôn Hiền Anh là cựu sinh viên trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. 2 chị em được coi là gương mặt "đình đám" trong giới du học sinh khi đều được học bổng của ngôi trường danh giá Harvard vào năm 2011 và năm 2017.
Bác sĩ Lã Hà, mẹ của Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh cho biết cả hai vợ chồng chị đều có quan điểm là các con có quyền được sống với ước mơ của bản thân, chứ không phải của bố mẹ hay bất kỳ ai khác.
"Nếu như chỉ so sánh các con với bên ngoài thì rất dễ mất phương hướng, nhất là càng về sau, mỗi con sẽ có những hướng đi khác nhau nên việc so sánh sẽ làm các con kiệt sức" - chị Lã Hà chia sẻ.
Bác sĩ Lã Hà - người mẹ có 2 con gái học tại Harvard (Mỹ)
Theo đuổi đam mê, không theo "trend"
Với hai chị em Hà Anh - Hiền Anh, mẹ chính là hình mẫu quan trọng nhất.
Chị Hà là bác sĩ chuyên ngành da liễu. Dù thời của chị đây không phải là một ngành "hot" hay có thu nhập cao, nhưng chị vẫn lặng lẽ trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm.
"Mỗi khi nhìn thấy mẹ nói say sưa hàng giờ về công việc, vẫn trực máy khi có bệnh nhân hỏi, nhìn thấy niềm hạnh phúc được học và theo đuổi niềm đam mê..., mình nhận ra rằng điều quan trọng là xác định đam mê của mình và theo đuổi nó" - Hà Anh tâm sự.
Đó cũng là động lực để hai chị em mạnh mẽ vượt qua những áp lực vô hình về thi cử, thành tích.
"Lead by example" (làm gương) là điều đầu tiên mình nghĩ tới. Ký ức tuổi thơ là những đêm cả 3 mẹ con cùng ngồi học trên căn gác nhỏ. Đến bây giờ, mình vẫn tiếp tục dịch các tài liệu da liễu nước ngoài cho mẹ để mẹ cập nhật kiến thức" - Hà Anh chia sẻ.
Chị Hà cũng luôn ủng hộ những gì các con muốn làm, dù điều đó có thể không phải là "trend" (xu hướng).
Hà Anh nhớ lại "Thời của mình, việc sang Mỹ học cấp 3 không phải là lối đi nhiều bạn chọn vì có nhiều rủi ro. Nhưng mẹ bảo: "Con hãy đi con đường con chọn, để sau này không phải ngoảnh lại hối tiếc. Nếu như con vấp ngã, thì là một bài học để con tự điều chỉnh và đi đúng hướng".
Đối với quyết định nộp hồ sơ vào ĐH Harvard của 2 con, vợ chồng chị Lã Hà đóng vai trò là "huấn luyện viên".
Chị Lã Hà chia sẻ: "việc gì chúng mình cũng chú trọng vào những lựa chọn phù hợp để đảm bảo an toàn. Hai bạn đều chọn nộp hồ sơ vào 3 nhóm trường: trường an toàn, nguyện vọng, và mơ ước. Harvard và các trường Ivy League thuộc khối trường mơ ước vì tỉ lệ chọi rất cao và không ai có thể dám chắc việc được nhận".
Tôn Hà Anh trong ngày lễ tốt nghiệp đại học
Còn Hà Anh cũng nhớ lại "Trong quyển "Leadership on the Line" của Harvard có ví dụ cuộc sống như một sàn nhảy. Khi mình cùng trên sàn nhảy khiêu vũ với mọi người, mình sẽ không thể bao quát hết việc gì đang xảy ra trên sàn diễn và mình đang ở đâu. Nhưng khi mình đứng từ ban công nhìn xuống thì sẽ quan sát tình hình một cách khách quan. Bố mẹ đã giúp bọn mình lên "ban công" đó bằng cách chỉ điểm mạnh, điểm yếu, và thiên hướng của 2 đứa. Chúng mình sẽ cùng bố mẹ thảo luận xem trong ngành nghề này, điều gì hợp và không hợp với khả năng, sở thích, và mục đích của từng người".
Đã ra trường và đi làm ở Mỹ, khi gặp các khúc mắc trong công việc, Hà Anh vẫn chia sẻ và xin ý kiến bố mẹ.
Hai chị em Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh
Có việc sẽ tự "xắn tay" vào
Bác sĩ Lã Hà nói rằng vợ chồng chị dạy cho 2 con điều quan trọng nhất là sống có mục đích, tạo ra giá trị cho cuộc sống. Các con hãy cố gắng hết sức, bất kể mình là ai và sinh ra trong tầng lớp xã hội nào.
Cho đến giờ, khi Hà Anh tư vấn về chiến lược kinh doanh cho lãnh đạo các tập đoàn hay Hiền Anh đối thoại với lãnh đạo nhà trường đều cảm thấy tự tin, vì quan trọng là chất lượng ý kiến và ý tưởng đưa ra hơn là quan tâm đến tuổi tác hay vị trí.
Có một câu chuyện về chịu trách nhiệm mà các con chị Hà còn nhớ mãi. Đó là ngày nhỏ, Hà Anh rất hiếu động, có lần vô tình làm kẹt tay bạn. Chị Hà đã đưa con gái đến tận nhà bạn để đưa thuốc và xin lỗi.
Nếu các con có bức xúc vì một chuyện nào đó, chị sẽ hỏi "Vậy thử nghĩ xem con có thể làm gì để giải quyết việc này?".
Điều này tập cho Hà Anh và Hiền Anh tính chủ động, có trách nhiệm. Đến khi thấy những việc mình cần làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng, thì cả hai cô con gái sẽ tự biết mà "xắn tay vào việc".
Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Năm 2011, Tôn Hà Anh được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ mời nhập học. Đó là ĐH Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley.
Hà Anh đã chọn Harvard và là số rất ít sinh viên được nhận học bổng toàn phần của Hội Đồng Giáo sư Harvard. Hiện, Hà Anh làm việc cho McKinsey & Company New York - công ty tư vấn doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Năm 2017, em gái của Tôn Hà Anh là Tôn Hiền Anh tiếp tục giành học bổng toàn phần của ĐH Harvard.
Tháng 7/2020, khi ICE ra thông báo du học sinh Mỹ phải về nước nếu học trực tuyến hoàn toàn, Tôn Hiền Anh đã gửi thư đề nghị Đại học Harvard xem xét những hậu quả tiêu cực cho học sinh quốc tế nếu điều luật được thực thi. Với hành động này, Tôn Hiền Anh được coi là một trong những du học sinh góp tiếng nói vào quyết định hủy kế hoạch cấm du học sinh ở lại Mỹ nếu chỉ học trực tuyến của chính phủ Mỹ.
Gần đây, đích thân hiệu trưởng trường Harvard Lawrence Barcow đã gửi thư cảm ơn Hiền Anh vì những đóng góp của Hiền Anh cho phong trào bảo vệ cho học sinh quốc tế.
Khó khăn trong dạy và học tiếng Anh tại các trường tiểu học Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới song việc dạy và học tiếng Anh ở các trường tiểu học trong tỉnh, nhất là các trường ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Tiết học tiếng Anh của cô và trò Trường TH Quảng Tân, huyện Đầm Hà. Tới Trường PTDTBT TH-THCS Nam Sơn, xã...