Mẹ không tưa lưỡi, bé hôi miệng, lười ăn
Du be sơ sinh chăng co chiêc răng nao thi me cung đưng lơ la viêc vê sinh miêng cho con nhe!
Nhiêu me thăc măc răng tai sao con con nho xiu ma đa bi… hôi miêng! Nhưng thưc tê chăng co gi đang ngac nhiên, vi khi me không chăm chut viêc vê sinh miêng cho con, nhưng tưa lươi se đong căn ngay qua ngay không chi khiên miêng be co mui ma con lam con đau, dân đên không chiu bu nưa. Đăc biêt la đôi vơi be bu sưa công thưc, viêc nay cang xay ra năng nê hơn nên me phai đăc biêt chu y.
Miệng không sạch sẽ, bé chẳng muốn ăn
Trẻ sơ sinh không có răng thì đâu cần chăm sóc răng miệng? Có lẽ nhiều mẹ sẽ thắc mắc như vậy. Nhưng sự thật việc này lại vô cùng quan trọng bởi không bao giờ là quá sớm khi bắt đầu vệ sinh miệng, lưỡi cho con. Lý do là bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ sơ sinh cũng chứa rất nhiều vi sinh vật, nên chỉ cần mẹ lơ là, chúng sẽ “tấn công” miệng bé và gây mùi hôi khó chịu. Khi miệng con không sạch sẽ và bị “bao vây” bởi tưa lưỡi, bé sẽ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn. Điều này rõ ràng là chẳng tốt chút nào.
Miệng lưỡi sạch sẽ bé mới cảm nhận được hết hương vị để bớt lười ăn hơn. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, mẹ cần giữ cho khoang miệng sạch để giúp con cảm nhận hương vị tốt hơn, giảm hơi thở khó chịu và đặc biệt là việc làm sạch và mát-xa lợi trước khi bé mọc răng rất tốt cho quá trình mọc răng sau này.
Vệ sinh miệng đúng cách cho bé sơ sinh
Video đang HOT
Việc chăm sóc vùng miệng cho trẻ không hề khó, nhưng mẹ cần cẩn thận và tỉ mỉ, nếu không rất dễ làm tổn thương vùng lợi (nướu) còn non yếu của con, hoặc có thể khiến bị bị nôn, sợ hãi. Vì thế, mẹ cần làm từ từ theo các bước sau:
- Rửa tay thật sạch, quấn vải xô mềm xung quanh ngón tay trỏ (hoặc bây giờ ở các cửa hàng bán đồ cho trẻ sơ sinh đã có sẵn miếng tưa lưỡi dạng ống để mẹ chỉ việc xỏ ngón tay vào, rất tiện). Tiếp đó, nhúng ngón tay vào bát nước ấm sạch rồi đặt lên môi dưới bé để kích thích con mở miệng. Mẹ lưu ý, có thể đặt bé cố định trên giường hoặc bế con bằng một tay, tay kia tiến hành lau miệng cho bé là tư thế an toàn nhất.
- Mẹ nhẹ nhàng lau vòm miệng và mát-xa nướu bé trước. Cuối cùng mới “giải quyết” phần lưỡi bằng cách tương tự để loại bỏ những mảng bám trên đó. Mẹ cần đảm bảo là không bỏ sót khu vực nào trong vòm miệng, ngay cả phần dưới lưỡi nhưng cần lưu ý, không cho ngón tay vào quá sâu trong miệng vì có thể khiến con bị nôn ói.
Mỗi ngày mẹ cần vệ sinh cho bé 1 – 2 lần vào sáng, tối; tránh vệ sinh sau khi bé vừa ăn xong vì dễ khiến con nôn trớ. Nếu những cặn trắng bám nhiều và vẫn không chịu sạch, mẹ có thể tham khảo cách tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót hoặc lá hẹ như sau: Dùng 1 nắm rau ngót nhỏ, rửa sạch và ngâm nước muối, sau đó vớt ra để ráo nước (tốt nhất mẹ nên rửa lại rau bằng nước đun sôi để nguội vì trẻ sơ sinh sức đề kháng rất yếu). Đem giã nhỏ rau ngót rồi cho chút nước sôi để nguội vào lọc lấy nước. Dùng khăn xô hoặc gạc mềm, sạch nhúng nước rau ngót lau lưỡi cho bé mỗi ngày 3 – 4 lần, vài ngày sau con sẽ hết những cặn trắng đó. (Với lá hẹ, mẹ cũng làm theo cách tương tự).
Theo Khám Phá
Bệnh hôi miệng: Nguy hiểm hơn nhiều lần bạn tưởng
Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.
Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi
Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để "vạch mặt", chị âm thầm chịu đựng.
Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.
Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.
Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.
Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan...
Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.
Coi chừng bệnh nguy hiểm
Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng... thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng... Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amidan, viêm mũi, viêm họng... cũng có thể gây hôi miệng.
Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng... thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.
Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.
Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.
Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...
Theo Trí thức trẻ
Nguyên nhân hôi miệng và cách điều trị Hôi miệng thường gặp nhất là do sâu răng và bệnh nướu răng, cũng có khi là biến chứng của một bệnh khác có thể đe dọa tính mạng như tiểu đường, suy thận... Thức ăn có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Nếu bạn ăn thực phẩm có mùi mạnh, chẳng hạn tỏi hoặc hành tây, mùi này sẽ ảnh...