Mẹ chồng mặc kệ con dâu mới sinh ở nhà để đi du lịch, bất ngờ hơn là câu nói của chồng
Tôi biết đó không phải là lần đầu tiên bà trốn tránh trách nhiệm gia đình, nhưng tôi không ngờ rằng, bà lại chọn cách đi du lịch để tận hưởng trong khi tôi đang trong tình trạng sức khoẻ yếu và cần người chăm sóc nhất.
Khi sinh con gái đầu lòng, mặc dù rất mệt mỏi nhưng tôi đã vô cùng hạnh phúc.Tôi cứ nghĩ mẹ chồng tôi sẽ là người háo hức nhất khi chào đón đứa cháu nội đầu tiên. Nhưng, vào lúc tôi cần nhất, bà lại bỏ rơi tôi một mình trong bệnh viện để lựa chọn một chuyến đi du lịch cùng bạn bè.
Ngày hôm đó, tôi nhớ rất rõ vì đó là ngày bắt đầu cho những mâu thuẫn sau này. Lúc rời đi, bà chỉ nói một câu đơn giản rằng: “Các con còn trẻ nên tự lo được mà” rồi lấy vali đi. Nhìn bà đi, trong lòng tôi tràn ngập nhiều cảm xúc. Tôi biết đó không phải là lần đầu tiên bà trốn tránh trách nhiệm gia đình, nhưng tôi không ngờ rằng, bà lại chọn cách đi du lịch để tận hưởng trong khi tôi đang trong tình trạng sức khỏe yếu đuối và cần người chăm sóc nhất.
Trong những ngày tiếp theo, tôi phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc bản thân và con gái một mình. Tôi cố gắng thay bỉm cho con, vắt sữa, ru ngủ, và phải đối mặt với sự đau đớn của vết mổ còn chưa lành lặn. Tất cả điều này khiến tôi cảm thấy áp lực. Nhưng điều làm tôi buồn nhất là hình ảnh của mẹ chồng trong chuyến du lịch liên tục được cập nhật trên mạng xã hội. Bà vui vẻ tận huởng nắng vàng trên bãi biển thơ mộng, trong khi tôi bị giam giữ giữa bốn bức tường mà không một ai chăm sóc vì chồng tôi đi công tác, tôi phải đối diện với cảm giác cô đơn và mệt mỏi không ngừng.
Cuối cùng, 30 ngày ở cữ cũng đã qua đi, tôi nghĩ rằng khi cơ thể hồi phục, mọi thứ sẽ dần dần tốt hơn. Nhưng lúc này, mẹ chồng lại bị ốm do quá đuối sức từ chuyến đi du lịch. Bà được đưa vào bệnh viện, và tôi, là con dâu của bà, phải đến bệnh viện để chăm sóc mẹ chồng. Đối diện với vẻ yếu đuối của bà, trong lòng tôi có một chút bất mãn nhiều hơn là lo lắng và quan tâm. Chồng tôi đề cập đến chuyện tôi gửi con về nhà cho bố mẹ đẻ để vào viện chăm mẹ chồng khiến tôi càng cảm thấy khó chịu.
Video đang HOT
Khi tôi nghĩ mọi thứ đã trở nên tồi tệ đến mức không thể cố gắng được nữa nên tôi đã thể hiện việc không hài lòng trước đề nghị của chồng. Và câu nói của anh tôi đã đẩy vào một vực sâu mới. Chồng tôi nói: “Vậy em hãy ôm con về nhà mẹ đẻ đi, anh ở đây lo cho mẹ”. Tôi giật mình vì quyết định của chồng và tự hỏi: Liệu tôi có ý nghĩa gì trong trái tim anh ấy?
Tôi sắp xếp hành lý, mang theo tâm trạng hỗn độn trở về nhà mẹ. Ba mẹ nhìn thấy tôi mệt mỏi, không nói gì, chỉ im lặng nấu những bữa cơm ngon và giúp tôi chăm sóc cháu ngoại. Ở đây, tôi tìm lại được sự ấm áp và yên bình rất đỗi quen thuộc. Tôi may mắn khi có một mái ấm có thể dựa vào, cũng cảm thấy an lòng với quyết định của mình.
Tuy nhiên, cuộc sống luôn đầy bất ngờ. Ngay khi tôi bắt đầu quen với cuộc sống ở nhà mẹ đẻ, chuẩn bị coi đây như một cuộc sống mới của mình thì tình hình sức khỏe của mẹ chồng đã có sự thay đổi. Chồng tôi đã thường xuyên gọi điện và nhắn tin với tôi nhiều hơn. Nhờ vậy mà tôi có cơ hội để thể diễn giải cảm xúc của mình trong thời gian ở cữ trước đây.
May mắn chồng tôi là người biết lắng nghe, anh ấy cũng nhận ra sự vô tâm của mình khi để tôi phải trải qua khoảng thời gian sau sinh vất vả. Cùng lúc đó, tôi cũng nhận ra sự thay đổi tích cực của mẹ chồng. Bà bắt đầu dành thời gian để chăm sóc cháu nội nhiều hơn, thậm chí còn thường xuyên vào bếp để nấu ăn gửi đến nhà mẹ đẻ cho tôi. Tôi không nói gì, chỉ cười nhẹ nhàng khi nhận lấy bữa cơm mà bà mang đến, trong lòng cảm thấy vô cùng an lòng và ấm áp.
Tại sao trong thời gian ở cữ cần có người chăm sóc?
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất yếu, có 4 lý do trong thời gian ở cữ sản phụ cần được chăm sóc vì:
- Chăm sóc sức khỏe và phục hồi sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể của sản phụ cần có người ở bên hỗ trợ để đảm bảo vệ sinh cá nhân, kiểm tra vết thương sau sinh và hỗ trợ trong việc chăm sóc vết mổ nếu có.
- Hỗ trợ về sự thay đổi cảm xúc và tâm lý: Sản phụ thường trải qua sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ sau sinh, bao gồm cả niềm vui, lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm. Khi có người ở bên chăm sóc thì giúp sản phụ vui vẻ và yên tâm hơn.
- Hỗ trợ trong việc chăm sóc và nuôi con: Trong giai đoạn cữ, sản phụ cần hỗ trợ và chỉ dẫn về việc chăm sóc và nuôi con. Người chăm sóc sản phụ có thể giúp sản phụ trong việc cho con bú, vệ sinh và chăm sóc trẻ.
- Phòng ngừa và nhận biết sớm các vấn đề sức khỏe: Người chăm sóc sản phụ có thể giúp nhận biết sớm các vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh hoặc sản phụ, bao gồm cả các dấu hiệu bất thường, triệu chứng bệnh hoặc các vấn đề dinh dưỡng.
Cay mắt khi vô tình nghe câu mẹ chồng bênh vực mình
Khi bế con ra phòng khách, tôi vô tình nghe mọi người đang bàn tán về mình. Và mẹ chồng đã nói một câu làm tôi cay xè mắt.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi chuyển ra ngoài ở riêng. Căn nhà không quá rộng rãi nhưng cũng đầy đủ tiện nghi và thoải mái cho đôi vợ chồng trẻ. Chỉ có điều, chồng tôi rất lười biếng. Anh ấy không đụng tay đến bất cứ việc gì trong nhà, kể cả việc nấu cơm hay quét dọn. Đi làm về, tôi phải làm hết mọi việc; còn chồng nhàn nhã nằm xem tivi hoặc chơi game. Tôi tâm sự, khuyên bảo nhiều lần, anh đều không thay đổi.
Mỗi lần về quê, tôi đều kể chuyện cho mẹ chồng nghe về chồng mình. Bà lắc đầu chán nản và bảo đó là truyền thống của gia đình anh. Hồi trước, bà cũng khổ sở, vất vả vì bố chồng tôi lười biếng, đi làm rồi về nhà là nằm dài trên ghế hoặc đi nhậu nhẹt với bạn bè.
Thấy tôi than vãn, mẹ chồng liền gọi điện cho con trai mắng mỏ một trận nhưng bản tính anh vẫn chẳng thay đổi. Ngược lại, sau mỗi trận mắng của mẹ, anh sẽ trút giận lên vợ bằng việc im lặng suốt cả tuần.
Khi tôi mang thai, mẹ chồng là người đưa ra ý kiến để tôi về quê dưỡng thai. Bố mẹ tôi ở xa, lại lớn tuổi nên bà không yên tâm khi tôi về nhà ngoại. Còn ở nhà riêng, bà sợ tôi bầu bì mà vẫn phải làm công việc nhà nhiều rồi ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Lúc đầu chồng tôi không muốn vì ngại quãng đường đi làm xa. Nhưng bố mẹ cứng rắn ép buộc, anh ấy đành miễn cưỡng nghe theo. Từ lúc có bầu, tôi đã chuyển về quê sống cùng bố mẹ chồng và xin nghỉ việc không lương. Chồng tôi đi đi về về, ngày nào tăng ca thì ở lại.
Tôi sinh con, người chăm sóc cũng là mẹ chồng. Bà lo lắng cho tôi từng chút một. Từ việc vệ sinh cơ thể, bế bồng cháu sơ sinh, giặt giũ, bà đều làm rất thành thục. Không chỉ thế, mẹ còn dạy chồng tôi cách để bế con, nấu vài món ăn đơn giản cho gia đình; còn thức ăn của tôi thì mẹ tự mình nấu. Sự săn sóc của mẹ khiến tôi ấm lòng và cảm thấy mình đã chọn đúng gia đình chồng rồi.
Hôm kia là ngày con tôi tròn 3 tháng 10 ngày. Theo phong tục, chồng tôi mua cái bánh kem rồi tổ chức bữa tiệc nhỏ, mời họ hàng thân thiết đến dự. Thấy tôi chỉ bế con mà không làm gì, kể cả dọn dẹp bàn, những người họ hàng đó cảm thấy khó chịu.
Khi tôi bế con vào phòng cho con bú rồi quay trở lại phòng khách, tôi vô tình nghe vài người đang bàn tán về mình. Họ nói tôi lười biếng, đã hết thời gian ở cữ rồi mà vẫn không đụng tay vào cái bát cái đũa. Họ còn nói mẹ chồng đã quá chiều tôi, coi chừng tôi sẽ "leo lên đầu ngồi". Không ngờ, mẹ chồng tôi lại lên tiếng: "Con dâu đòi làm mà tôi không cho. Phụ nữ sinh đẻ đã khổ sở, nguy hiểm, mình chiều con dâu một chút cũng chẳng sao, miễn con cháu hạnh phúc, khỏe mạnh là được rồi".
Câu bênh vực của mẹ chồng làm tôi cay xè mắt. Bà đã yêu thương, bảo vệ tôi như con đẻ của mình. Với tôi, vậy là đủ mãn nguyện rồi, dù chồng có tệ một chút thì tôi cũng được an ủi nhờ người mẹ chồng vừa hiền lành, vừa thương con cháu.
Bật khóc khi thấy bọc vàng trong tủ quần áo của mẹ chồng Khi dọn dẹp tủ quần áo của mẹ chồng, chúng tôi tìm mãi mà chẳng tìm ra được một bộ quần áo mới nào. Ảnh minh họa Mẹ chồng tôi có tính tiết kiệm, ăn chẳng dám ăn, xài chẳng dám xài. Bà buôn bán lặt vặt ở chợ, bao nhiêu tiền gom góp được thì đều cất dành rồi sắm vàng. Trong...