Nhìn mẹ chồng bưng bát cháo vào tận giường chị dâu mà tôi cay mắt
Mẹ chồng vội vã múc một bát cháo gà thật ngon rồi đem vào tận giường cho chị dâu. Còn tôi, người hì hục nấu cháo thì lại chẳng được hỏi han một tiếng nào.
Ảnh minh họa
Tôi là công nhân, lương tháng không ổn định. Cũng may chồng tôi làm ở công ty nước ngoài, có mức lương cao cùng nhiều khoản tiền thưởng nên kinh tế trong nhà mới dư dả. Vợ chồng tôi đã sống chung với bố mẹ chồng được 3 năm nay rồi và tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn trong mọi việc để mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không rơi vào cảnh mâu thuẫn.
Chuyện sẽ chẳng có gì để than thở nếu như đầu năm nay, anh chồng tôi lấy vợ và lại tiếp tục sống chung một nhà. Anh ấy năm nay đã hơn 40 tuổi nhưng lại lấy được vợ trẻ, làm giáo viên mầm non. Có lẽ vì thế nên bố mẹ chồng tôi cưng chiều chị dâu lắm. Họ nói chị dâu tôi thiệt thòi khi lấy chồng lớn tuổi. Nhưng tôi nghĩ, anh chị phải tìm hiểu, yêu đương thì mới quyết định chuyện cưới xin, chẳng có ai ép buộc hết, sao lại gọi là thiệt thòi?
Tính chị dâu cũng hiền lành, ăn nói lễ độ nhưng chị đi làm suốt. Thứ 7, chủ nhật được nghỉ, chị ấy thường về nhà ngoại chơi chứ không ở nhà chồng và cũng chưa từng dọn dẹp nhà cửa lần nào. Có thể nói, mọi việc trong nhà đều do một tay tôi làm và ai cũng xem đó là điều hiển nhiên. Tôi làm cũng quen rồi, giờ có giặt thêm vài bộ quần áo, nấu ăn thêm cho 1 người hay dọn dẹp thêm 1 phòng nữa thì cũng chẳng quá mệt mỏi. Nhưng trong thâm tâm, tôi buồn vì không nhận được sự chia sẻ và thấu hiểu, yêu thương đúng mực.
Mới đây, chị dâu thông báo chuyện có bầu khiến cả nhà ai nấy đều vui vẻ. Anh chồng tôi hạnh phúc nhất vì anh ấy đã lớn tuổi rồi, giờ sắp có đứa con nên lúc nào cũng cười và chiều vợ hết nấc. Bố mẹ chồng cũng hào hứng bàn tán, còn bảo sau này chị dâu sinh con thì bà sẽ tự tay chăm sóc. Nghĩ đến cảnh mình phải về ngoại ở cữ, mẹ chồng chỉ đến thăm 1 lần ở viện lúc sinh con, tôi chạnh lòng lắm.
Hôm qua, tôi mua con gà về nấu cháo, bồi bổ cho con trai 2 tuổi. Nhưng cháo vừa nấu xong, mẹ chồng đã múc một bát thật ngon, bỏ hẳn 1 cái đùi gà đem lên tận giường cho chị dâu. Nhìn bà bưng báo cháo đi, tôi ngậm ngùi, rơi nước mắt vì tủi thân.
Tôi nói những ấm ức cho chồng nghe, anh còn trách tôi suy nghĩ nhiều, hẹp hòi khi phân bì với một người phụ nữ đang mang thai. Tôi không phân bì gì cả, chỉ là thấy tủi thân tủi phận vì cùng làm dâu mà không được yêu thương như chị dâu thôi. Có phải tôi ích kỷ hay thật sự nhà chồng đang đối xử thiếu công bằng với tôi?
Tôi mua tôm về nấu cháo cho con, mẹ chồng có kinh nghiệm 30 năm đi biển nhìn thấy liền mắng "mang đổ đi ngay"
Thực sự giữa con tôm cong và con tôm thẳng, tôi không biết lựa con nào.
Video đang HOT
Nhiều người cứ nói không thích các bà chăm cháu bởi những quan điểm cổ hủ nhưng theo tôi không phải tất cả đâu nhé. Những kinh nghiệm của các bà không phải lúc nào cũng sai đâu, một số điều các bà có kinh nghiệm và còn đúng gấp nhiều lần so với bản thân mình nên cứ làm theo lời bà cấm có sai bao giờ.
Cuối tuần trước tôi được nghỉ làm nên đi chợ mua thực phẩm về nấu cháo cho con. Con bé nhà tôi rất thích ăn tôm, bên cạnh đó tôi cũng được biết tôm là thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho trẻ ăn dặm, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế điều tôi luôn lựa chọn trong thực đơn ăn dặm cho con gái chính là món tôm.
Tuy nhiên ngày thường toàn do mẹ chồng đi chợ, tôi là người sinh ra và lớn lên ở thành phố nên cũng không biết cách lựa chọn tôm ngon như thế nào. Cứ thấy con tôm to và đẹp mắt là mua. Thế nhưng khi vừa mang về tới nhà, mẹ chồng nhìn mớ tôm tôi vừa mua liền phán luôn " tôm này con mang đem đổ đi chứ cho cháu ăn vào mà rước bệnh à". Tôi mới ngỡ ngàng với câu nói của mẹ chồng và nghe thêm lời giải thích của bà.
Thì ra mẹ tôi trước là một ngư dân có kinh nghiệm 30 năm đi biển. Sau này già vì con vì cháu nên lên thành phố sống cùng con, hỗ trợ chăm sóc cho cháu. Bà nói hầu như tôm biển mà chúng ta ăn được đều là tôm ướp lạnh thôi và lựa chọn tôm cho trẻ nhỏ ăn phải là những con tôm có chất lượng thịt ngon, không bị mùi, bằng không sẽ mang mầm mống gây bệnh vào người cho chúng.
Khi nhìn 2 loại con tôm là tôm cong và tôm thẳng, chúng ta nên mua con tôm nằm cong bởi những con tôm thẳng đa phần là con tôm chết, thịt của chúng bị rữa ra, dù mình có cố uốn cong vào chúng cũng bị duỗi thẳng ra. Ngoài ra, mẹ chồng cũng nói thêm, khi lựa tôm nấu cho cháu, bà thường không mua 3 loại tôm sau:
- Loại 1: Tôm rụng đầu và đuôi
Khi cầm lên, một số con tôm có đầu và đuôi đã rụng chứng tỏ tôm đã bảo quản quá lâu, đầu tôm bắt đầu thối rữa, mềm nhũn, không nên mua loại này vì chúng không còn tươi, và thịt sau khi nấu chín sẽ rất tanh.
- Loại thứ hai: vỏ tôm có màu đỏ
Có một số con tôm khi vận chuyển bị nóng vỏ chuyển sang màu đỏ, loại tôm đỏ này không mua được vì thịt tôm loại này đã bị hỏng, nấu chín không còn dai nữa. Khi chọn tôm, mẹ phải mua tôm có vỏ thật sạch và không bị chênh màu.
- Loại thứ ba: thịt tôm không còn độ đàn hồi
Nếu khi mua tôm, thịt tôm không đàn hồi mà mềm tức là đuôi tôm đã bắt đầu thối, thịt tôm loại này khi cầm vào tương đối mềm, thối nặng hơn tôm loại thường, phần đầu tôm và phần đuôi tôm tách ra còn to hơn nên loại tôm này sau khi nấu chín sẽ rất tanh.
Nhờ học được những kiến thức chọn tôm ngon của mẹ chồng mà những bữa sau tôi thường chọn được tôm tươi ngon cho con gái ăn. Quả thực bé cũng hứng thú ăn hơn cả, bảo sao có nhiều lần bé kén nhất quyết không chịu ăn chắc do mẹ mua phải tôm hỏng.
Tâm sự từ độc giả maiminh... @gmail.com
Tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều loại vitamin A, vitamin D, omega -3 rất tốt dành cho sức khỏe của các bé, giúp trẻ không chỉ phát triển về trí não mà còn cả thể chất. Bổ sung tôm trong chế độ ăn hàng ngày của bé sẽ giúp trẻ thông minh hơn, xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tốt hơn...
Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Tôm là hải sản nên có thể sẽ gây dị ứng với trẻ, do vậy, các mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm này quá sớm. Theo các chuyên gia, tôm là hải sản có vỏ, hàm lượng đạm cao nên thời điểm phù hợp nhất để cho bé ăn là từ khoảng 7 tháng tuổi trở đi. Mỗi lần ăn, cha mẹ nên cho bé thử một ít tôm một để dần dần làm quen cũng như tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng hay không.
Trẻ ăn bao nhiêu tôm thì tốt?
Mặc dù trong tôm chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng nếu như nạp quá nhiều không những sẽ không bổ sung được các lợi ích từ tôm mà còn tiềm ẩn gây nên nhiều rủi ro khác nhau về sức khỏe. Liều lượng ăn tôm cho bé cũng nên cần đảm bảo phù hợp theo từng tháng tuổi.
Theo đó, liều lượng ăn tôm được tính như sau:
- Bé từ 7-12 tháng: Có thể ăn 20-30g/ ngày (chỉ tính phần thịt tôm) nấu với bột hoặc cháo. Mỗi tuần chỉ cho bé ăn từ 3-4 bữa, 1 bữa/ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 30-40g/ bữa thịt tôm nấu với cháo, mì, bún, súp, ăn 1 bữa/ngày/
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 30-40g/ bữa, ăn 1-2 bữa/ngày .
Khi dùng tôm nấu cháo, nấu bột cho bé, mẹ hãy nấu thêm các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền, nấm, ngồng cải, súp lơ xanh...để đảm bảo đầy đủ chất và cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Mẹ chồng dậy từ 5h sáng hầm xương lấy nước nấu cháo cho cháu, tôi phát hiện nên đổ ngay vào xô rác trước mặt bà Tôi nghĩ rằng nếu không mạnh tay một lần, lần sau bà vẫn cứ làm theo ý mình. Xưa nay tôi vẫn tin tưởng vào các quan điểm nuôi dạy con nhỏ của các thế hệ đi trước vì dù sao cũng có những điều rất đáng để học tập. Thế nhưng với tư cách là một bà mẹ hiện đại, tôi nghĩ...