Mẹ bầu bị đau ở 3 vị trí này là dấu hiệu em bé trong bụng sắp thiếu canxi
Hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua những khó chịu về thể chất khác nhau khi mang thai, có những phản ứng thai kỳ là bình thường nhưng một số cần phải được lưu ý nghiêm túc vì có thể đe dọa sức khỏe của em bé trong bụng.
Trường hợp cụ thể nhất, nếu mẹ bầu nhận thấy bị đau ở 3 bộ phận này thì rất có thể là dấu hiệu chính người mẹ đang bị thiếu canxi và đương nhiên khi mẹ bị thiếu canxi cũng sẽ không đủ nguồn canxi để cung cấp nuôi dưỡng em bé.
Chính vì vậy nếu nhận thấy 3 bộ phân này có vấn đề, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung nguồn canxi hợp lý:
Chuột rút đột ngột khi mẹ bầu ngủ vào ban đêm
Nhiều bà mẹ đến giai đoạn thứ 2, 3 thai kỳ hay phàn nàn về hiện tượng chuột rút đột ngột bắp chân khiến họ thức giấc lúc nửa đêm. Hiện tượng này khiến bà bầu khó chịu và thậm chí gây đau đớn đến cả ngày hôm sau. Nếu các mẹ thường xuyên bị chuột rút ở chân, hãy cẩn thận vì rất có thể bạn và bé đang thiếu canxi.
Các ion canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự co bóp của cơ bắp, nếu cơ thể không đủ canxi sẽ gây ra hiện tượng chuột rút và càng thiếu nhiều thì hiện tượng này càng xảy ra thường xuyên hơn.
Tất nhiên, ngoài việc thiếu canxi thì khi trời lạnh đột ngột, mệt mỏi về thể chất, đổ mồ hôi quá nhiều… cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút. Vì vậy tốt hơn hết mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm nguyên nhân gây chuột rút chính xác và tìm cách giải quyết vấn đề này.
Mẹ bầu bị đau răng, ra máu chân răng khi ăn
Thành phần chính của răng là canxi. Khi mẹ bầu thiếu canxi thì răng sẽ gửi tín hiệu báo vấn đề. Nếu mẹ cảm thấy răng bị đau, khó ăn uống và bị ra máu chân răng… thì đó có thể là dấu hiệu thiếu canxi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi phụ nữ mang thai sẽ bị ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen và progesterone khiến tình trạng viêm nướu nặng nề hơn.
Xương chậu, chân bị đau ở 3 tháng cuối thai kỳ
Khi nuôi dưỡng thai nhi trong bụng, em bé sẽ lấy nguồn canxi từ chính cơ thể người mẹ nên nếu mẹ không đủ canxi sẽ gây ra hiện tượng loãng xương khiến chị em thường nhận thấy hiện tượng đau thắt lưng, đau chân và đau vùng chậu. Vì vậy, việc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Mẹ bầu nên bổ sung canxi bằng cách nào?
Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bắt đầu bổ sung canxi từ giai đoạn giữa thai kỳ. Mẹ bầu cần tiêu thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày. Ngoài việc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần chú ý ăn thêm những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày như sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, rau lá xanh…
Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin D cũng sẽ có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi như dầu gan cá, cá hồi, trứng…
Các bài thuốc trị cảm mạo phong nhiệt
Cảm mạo là chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Dưới đây là các bài thuốc của Thầy thuốc ưu tú LY.DSCKII. Nguyễn Đức Đoàn, chữa cảm rất hiệu quả.
Các bài thuốc trị cảm mạo phong nhiệt. Ảnh minh họa: Sức khỏe đời sống.
1. NGÂN TRÚC CÁT CĂN THANG
Kim ngân: 16g
Trúc diệp: 16g
Cát càn: 16g
Tang diệp: 16g
Cam thảo đất: 12g
Video đang HOT
Bạc hà: 8g
Kinh giới: 8g
Chủ trị:
Ngoại cảm phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, có mồ hôi, khát nước, rêu lưỡi vàng mỏng, tiểu tiện vàng.
Cách dùng - liều lượng:
Tất cả các vị cho vào 400ml, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.
2. BẠC HÀ HƯƠNG NHU THANG
Bạc hà: 8g
Hương nhu tía: 8g
Cối xay :12g
Cỏ màn chầu: 12g
Tang diệp: 12g
Chủ trị:
Cảm mạo phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, ra mố hỏi, ho đờm đặc dính vàng, chảy nước mũi, có thể ra máu cam, máu chân ràng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 300ml nước, sắc còn 150ml để nguội chia uống làm 2 lấn trong ngày.
3. TRÚC DIỆP CÁT CẤN THANG
Cam thảo đất: 12g
Cỏ mần trẩu: 12g
Bèo cái (phù bình): 12g
Trúc diệp: 12g
Cát càn: 12g
Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, có mố hỏi, khát nước, rêu lưỡi vàng mỏng, tiểu tiện vàng
Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.
4. BẠC KINH TÔ THANG
Rau má: 12g
Mạch môn: I2g
Bạc hà: 12g
Tía tô: 12g
Kinh giới hoa: 10g
Cam thảo chích: 8g
Chủ trị:
Cảm mạo phong nhiệt: sốt nóng, hơi sợ gió hoặc không, có ít mồ hôi hoặc không, ho khan hoặc ho có đờm, cổ họng đau mạch phù sác.
Cách dùng - liều lượng:
Người bệnh mệt nhiều gia thêm: Bố chinh sâm 10g,
Kiêng ky:
Kiêng ăn các chất cay nóng: ớt, hổ tiêu, rượu và các thức ăn chiên, nướng.
4. NGÂN CÁT KINH TỒ THANG
Cát căn: 20g
Kim ngân hoa: 20g
Tử tô: 12g
Kinh giới hoa: 12g
Màn kinh tử: 12g
Cam thảo nam (dây chi chi): 12g
Bạc hà: 8g
Sài hổ nam (cây lức): 8g
Búp tre tươi: 8g
Chủ trị:
Cảm mạo phong nhiệt: sốt nóng, nhức đẩu căng, khó chịu, khát nước, cổ họng đau rát, ho khan, nước tiểu hơi vàng, mạch phù xác.
Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml, chia uống làm 2 lần trong ngày, uống ấm.
5. HẠN LIÊN TANG DIỆP BẠC HÀ THANG
Cỏ nhọ nồi tươi: 30g
Lá dâu tười: 20g
Rau má tươi: 20g
Bạc hà tươi: 15g
Ngải cứu tươi: 15g (Nếu dùng lá phơi khô thì lượng mỗi vị bằng 1/2 lượng trên)
Chủ trị:
Cảm mạo phong nhiệt: Người sốt nóng, nhức đấu, phần đầu mặt có lúc cỏ mổ hôi, cổ họng đau rát, ho khan, khát nước, đại tiện thường táo, tiểu tiện vàng, về chiều thường sốt nặng hơn.
Liều lượng - cách dùng:
Các vị thuốc cho vào 400mi nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần, lúc còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang. Trẻ em dùng 1/2 liều trên.
Kiêng kỵ: Kiêng ăn các chất cay, nóng.Cảm phong hàn có rét nhiếu. Không dùng thuốc này.
6.. TANG DIỆP CÁT CĂN THANG
Tang diệp: 12g
Cát cãn: 12g
Cát cánh: 10g
Xạ can chê: 12g
Kim ngân hoa: 10g
Cúc hoa: 10g
Búp tre tươi: 10g
Bạc hà: 5g
Cam thảo dây (dây lá chì chì)5g
Trúc nhự (Tinh tre): 5g
Chủ trị:
Cảm mạo phong nhiệt: Người phát sốt, hai ớn lạnh hoãc không, đầu nhức căng, ho nhiều và ho khan, cổ họng rát, nuốt đau, khát nước, vùng ngực cảm thấy nóng bức, khó chịu, về chiểu vẫn sốt, đém nằm trằn trọc khó ngủ, nước tiểu vàng, mạch phù sác.
Cách dùng - liều lượng:
Chế Xạ can: củ xạ can thái mỏng ngâm nước vo gạo đăc 1 ngày đêm, rửa sạch phơi khó sao vàng. Các vị thuốc cho vào 500ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần, 3 giờ uống 1 lán lúc thuốc còn ấm.
Ngày uống 1 thang, uống liền 2 -3 thang. Trẻ em dùng 1/2 liều người lớn.
Chú ỷ gia giảm: Nếu người bệnh có đại tiện táo bón gia thém: mạch môn 10g
Kiêng kỵ: Kiêng ăn các chất cay nóng, chiên rán như: ớt, hố tiêu, rượu, cá rán, thịt nướng.
4 cách chữa đau răng tại nhà khi không thể đi khám bác sĩ Khi bạn bị đau nhói ở răng và nướu, tốt nhất là đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể tới viện, một biện pháp khắc phục tại nhà tạm thời là điều cần nghĩ tới. Đau răng có nhiều nguyên nhân, bao gồm sâu răng và bệnh ở nướu răng. Cho dù đó đang là nửa đêm...