Mẹ bầu ăn gì để giúp thai nhi phòng dị ứng?
Để phòng cho trẻ khỏi bị dị ứng ngay từ khi mang bầu, thai phụ đã có thể chuẩn bị cho bé một chút hành trang trước khi chào đời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng là do nhân tố di truyền. Chỉ cần một trong số những người thân của trẻ được chẩn đoán là viêm da dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm thì thai nhi sau khi chào đời, xác suất bị các dị ứng kể trên sẽ rất cao.
Ảnh minh họa: Internet
Thông thường, nguyên nhân dị ứng thường thấy phân thành loại do bụi trong không khí và thực phẩm. Thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều chất gây dị ứng thế nên người lớn nhất định phải chú ý lựa chọn thật kỹ thực phẩm cho trẻ. Có rất nhiều loại dị ứng như: hen suyễn dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, nổi mề đay (phát ban).
Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng sữa, trẻ mẫu giáo có thể bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng nhẹ thì bộ phận nào đó của cơ thể mẩn đỏ, nặng thì lan ra toàn thân, thậm chí trở thành viêm da. Rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh, lựa chọn thực phẩm cho thai phụ có thể giúp thai nhi ra đời phòng được dị ứng.
Trên trang Thông tin sức khỏe của Mỹ “WebMD” đã cung cấp chế độ ăn uống cho các bà mẹ đang mang thai và những lời khuyên về thực phẩm cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ phòng ngừa dị ứng, có một tương lai khỏe mạnh.
Thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt /tuần
Video đang HOT
Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ. Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai. Những thực phẩm khác bị liệt vào các thực phẩm dễ gây dị ứng cũng phải chú ý, đừng dùng quá nhiều. Chẳng hạn như các loại tôm cua, sô cô la, thực phẩm chế biến sẵn…
Ăn nhiều cá và rau xanh
Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, , carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3. Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.
Cho trẻ ăn dặm bổ sung khi trẻ sau 6 tháng tuổi
Bình thường, trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm bổ sung. Có điều nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì tốt nhất nên sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm bổ sung, cần tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa trứng hoặc lúa mạch. Chúng ta có thể cho bổ sung dần dần từng chút một để phân biệt được các thực phẩm gây dị ứng.
Theo SKDS
Chanh leo ngăn chặn tế bào ung thư phát triển nhưng...
Chanh leo xứng danh là "quả nồng nàn" với màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon nhưng dùng nhiều quá hóa hại.
Chanh leo có tên khoa học là Passiflora edulis L, thuộc họ lạc tiên. Quả chanh leo có hình cầu, vỏ màu xanh, khi chín có màu mận chín, vỏ xốp, bên trong chứa nhiều bọt, áo hạt màu vàng, vị chua ngọt mùi thơm đặc biệt.
Người ta đã chứng minh trong chanh dây có đầy đủ nguồn vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cũng như các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ. Hạt chanh dây là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh dây có mùi thơm đặc biệt.
Chanh leo giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển
Nước ép từ chanh dây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ những hợp chất phytochemical tìm thấy trong cơm quả. Các axít phenolic và flavonoid có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng.
Các chất tan trong nước cũng như tan trong dầu đều có tác dụng chống oxy hoá tế bào, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá. Chanh dây chứa nhiều loại đường đơn, giúp tăng cường thể lực nhưng không hại cho người tiểu đường.
Chanh dây là một nguồn vitamin và chất xơ nên giúp gia tăng sức khoẻ mà không gây béo phì. Nó có chứa hợp chất sterol thực vật nên không làm tăng cholesterol trong máu. Chanh dây còn có tác dụng an thần, giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh, nhức đầu, huyết áp tăng cao, phụ nữ nóng nảy trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Với người khó ngủ, uống nước chanh dây trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn dễ hơn để tìm thấy một giấc ngủ êm ái. Chanh dây được xếp vào danh sách thuốc hạ nhiệt an thần rất tốt và đã được bào chế thành dạng thuốc viên.
Khi dùng liều vừa phải, chanh dây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Mỗi ngày 1 - 2 quả, pha thành 1 - 2 ly là tốt.
Nhưng uống nhiều quá hoá hại
Dù chanh dây nhiều lợi ích, nhưng dùng thường xuyên và liều cao hơn sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim.
Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Chanh dây cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh dây cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Theo Baodatviet
Dị ứng ngoài da có thể gây tử vong Phó giáo sư Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng. Theo các chuyên gia về dị ứng và miễn dịch lâm sàng, ngày nay dị ứng được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại. Sự biến đổi của khí hậu, tình...