Máy bay Indonesia chạy xăng sinh học từ dầu cọ
Indonesia thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sử dụng nhiên liệu phối trộn xăng sinh học từ dầu cọ, nhằm tận dụng lợi thế từ loại cây này.
Máy bay thử nghiệm hôm nay đã bay hơn 100 km, từ thủ đô Jakarta đến thành phố Bandung lân cận, bằng loại nhiên liệu mới, trong bối cảnh Indonesia đang nỗ lực thương mại hóa loại xăng sử dụng một phần nhiên liệu sinh học từ dầu cọ.
“Là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, Indonesia tất nhiên cần phải đổi mới cách sử dụng dầu cọ, bao gồm phát triển dầu diesel sinh học, xăng máy bay sinh học”, Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto phát biểu tại cuộc họp trực tuyến hôm nay.
Hartarto tuyên bố Indonesia sẽ tiếp tục thực hiện D100, chương trình phát triển dầu diesel được sản xuất hoàn toàn từ dầu cọ do công ty dầu khí nhà nước Pertamina thực hiện.
Đồn điền trồng cây cọ dầu cạnh một khu rừng bị cháy ở tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia năm 2019. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Indonesia đã thương mại hóa thành côngB30, loại diesel phối trộn 30% nhiên liệu sinh học từ dầu cọ. Chính phủ đang muốn mở rộng sử dụng dầu thực vật để sản xuất xăng dầu và cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu.
Nhiên liệu sinh học từ dầu cọ chỉ chiếm 2,4% lượng xăng được sử dụng trong chuyến bay thử nghiệm hôm nay, nhưng trong một quy định năm 2015, Indonesia yêu cầu tăng mức này lên 5% vào năm 2025.
Dầu diesel sinh học hứa hẹn sẽ giảm đáng kể lượng khí thải carbon, nhưng việc phát quang đất để trồng cây cọ dầu đang diễn ra làm dấy lên lo ngại của các nhà bảo vệ môi trường về nạn phá rừng. Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét cấm sử dụng dầu diesel sinh học có nguồn gốc từ dầu cọ.
Bộ Năng lượng Indonesia ước tính thị trường xăng máy bay sinh học sẽ có giá trị lên tới 1,1 nghìn tỷ rupiah (77,25 triệu USD) mỗi năm.
Hà Nội thông tin "hỏa tốc" về các điều kiện tiếp nhận khách đi máy bay
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc gửi Cục Hàng không Việt Nam góp ý kiến về việc mở lại đường bay nội địa đi/đến.
Các chuyến bay đến Thủ đô phải được sự đồng ý bằng văn bản của UBND TP Hà Nội.
Văn bản được phát đi tối nay (4/10), do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký không nói rõ có đồng ý hay không với kế hoạch khai thác trở lại các đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam.
Theo đó, UBND TP Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, để lấy ý kiến UBND TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.
Dự kiến hoạt động khai thác bay nội địa giai đoạn 1 sẽ áp dụng từ ngày 5/10 (Ảnh: Tiến Tuấn).
TP Hà Nội cũng đề nghị Cục Hàng không Việt Nam làm rõ tiêu chí với hành khách đi máy bay, cụ thể là phải thuộc các vùng xanh. Hành khách thuộc các vùng có mức độ dịch ở cấp 3, cấp 4 cần được sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự tiếp nhận của chính quyền nơi đến.
Đối với người dân hiện đang ở tại TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, văn bản của UBND TP Hà Nội cho biết, tạm thời chưa di chuyển đến địa phương khác theo đúng tinh thần và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1265 ngày 30/9/2021 về việc tiếp tục kiểm soát người ra, vào TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Công văn số 3251 ngày 1/10/2021 của UBND TPHCM về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cấp thiết.
Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đề nghị làm rõ phương án bố trí phương tiện đưa đón hành khách đi/đến sân bay quốc tế Nội Bài với các địa phương có khách đi và đến đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của các địa phương và để đảm bảo hành khách đi sân bay quốc tế Nội Bài được các địa phương tiếp nhận.
Cục Hàng không cần làm rõ cơ chế phối hợp với các cơ quan y tế các địa phương để đảm bảo những hành khách đi tàu bay theo dự thảo kế hoạch có thuộc nhóm đối tượng phải thực hiện cách ly và các biện pháp cách ly cụ thể để đảm bảo phối hợp được chặt chẽ.
UBND TP Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ tổ chức khai thác các đường bay nội địa đi/đến sân bay quốc tế Nội Bài khi đã báo cáo Bộ GTVT, Bộ Y tế và được sự thống nhất bằng văn bản với UBND TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Thủ đô.
Cùng ngày, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn gửi Cục Hàng không Việt Nam, trong đó nhấn mạnh quan điểm cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Đối với đường bay TPHCM - Hà Nội, UBND TPHCM đề nghị tổ chức một số chuyến bay khứ hồi) trong tuần, để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Cũng trong ngày hôm nay, UBND tỉnh Bình Định, Điện Biên và Phú Yên cũng đã đồng ý với kế hoạch của Cục Hàng không Việt Nam về việc khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Cơ quan quản lý hàng không đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TPHCM, Hà Nội Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày.
Máy bay đâm vào tòa nhà, gia đình người giàu nhất Romania thiệt mạng Máy bay chở 6 hành khách và 2 thành viên tổ bay đã đâm vào một tòa nhà văn phòng hai tầng ở ngoại ô Milan, Ý vào ngày 3.10 và khiến toàn bộ 8 người trên máy bay thiệt mạng. Hiện trường vụ đâm máy bay ngày 3.10 ở Ý. Ảnh REUTERS The Guardian đưa tin chiếc máy bay tư nhân gặp...