Mất ngủ trầm trọng sau khi khỏi Covid-19
Chị T.B.T (45 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng hiện chị bị mất ngủ trầm trọng.
Bác sĩ cài kim cho chị T. để cải thiện triệu chứng mất ngủ sau Covid-19. Ảnh BSCC
Chị T. cho biết, trước khi mắc Covid-19, chị thường khó ngủ. Sau khi mắc Covid-19, tình trạng mất ngủ càng trầm trọng hơn, một đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng. Tình trạng kéo dài 2 tuần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không tập trung vào công việc, sức khỏe suy sút.
Chị sắp xếp công việc đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) để điều trị. Tại đây, chị được điều trị bằng thuốc đông y, kết hợp xoa bóp và gài nhĩ hoàn. Trong đợt điều trị này chị được gỡ kim nhĩ hoàn lần trước và gài kim cho đợt điều trị mới. Sau khi gài kim, bác sĩ hướng dẫn chị cách tự kích thích vào huyệt mỗi ngày.
Sau khi khỏi bệnh Covid-19, nhiều người bị mất ngủ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho biết: Những năm 60 của thế kỷ trước, liệu pháp châm cứu loa tai được ứng dụng song hành cùng với châm cứu cổ điển, điều trị nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa… Để gài kim tai, đầu tiên bác sĩ khám, tìm điểm phản ứng trên loa tai, quan sát sự thay đổi màu sắc tại điểm có cơ quan bệnh, sau đó tác động vào vị trí huyệt để kích hoạt tác dụng điều trị của huyệt.
Theo bác sĩ Ngân, nguyên tắc là chọn huyệt chính, chọn huyệt tương ứng với vùng hoặc cơ quan bệnh; chọn huyệt theo y học cổ truyền, chọn huyệt theo sinh lý bệnh của y học hiện đại; chọn huyệt theo chức năng và theo phản ứng. Để kích thích huyệt, có thể sử dụng phương pháp châm với kim mảnh, hoặc sử dụng dạng kim cài hoặc nhĩ hoàn lưu lại trên loa tai trong thời gian khoảng 5-7 ngày.
Bác sĩ ơi! Covid-19 có di chứng sau này không? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch
Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3): Thời gian giãn cách xã hội kéo dài đang là một trở ngại đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở những người sau nhiễm Covid-19 vẫn còn những triệu chứng như mệt mỏi, ngủ kém, nặng ngực hồi hộp… Y học cổ truyền ghi nhận kinh nghiệm điều trị những triệu chứng trên theo nhiều phương pháp, trong đó có liệu pháp cài kim hoặc nhĩ hoàn trên các huyệt tương ứng ở loa tai.
Trong phác đồ chung, các huyệt như nhĩ thần môn, tâm, giao cảm, dưới vỏ,… ứng dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, các triệu chứng nặng ngực hồi hộp. Các điểm tương ứng với cơ quan như dạ dày, gan, đại tràng,… ứng dụng trong điều trị bệnh lý dạ dày và rối loạn tiêu hóa như tiêu lỏng, cảm giác đầy hơi, ăn uống kém,…
“Khi cài kim, bệnh nhân sẽ có những cảm giác như đau, nóng tại điểm dán hoặc râm ran lan cả loa tai. Cảm giác sẽ giảm dần theo thời gian. Trong ngày, người bệnh cần dùng tay day xoa tại vị trí dán để tăng tác dụng kích thích các huyệt”, bác sĩ Mẫn chia sẻ.
Làm gì khi mất ngủ, đau đầu, nóng rát ngực dù đã khỏi Covid-19?
Mỗi ngày, hàng nghìn bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên một số người dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SASR-CoV-2 nhưng vẫn còn nhiều biểu hiện khó chịu.
Các triệu chứng thường gặp sau khi khỏi Covid-19
Sau khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, nhiều bệnh nhân vẫn rất hoang mang vì thấy tình trạng bệnh vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Biểu hiện phổ biến nhất là căng thẳng, mất ngủ. Trong thời gian bị bệnh, các F0 thường tiếp nhận rất nhiều thông tin về Covid-19 (ca mắc, ca tử vong hàng ngày, các triệu chứng nguy hiểm do Covid-19...) khiến họ cảm thấy áp lực. Lo lắng quá nhiều đã làm họ bị căng thẳng, mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, thay đổi nhịp sinh học hàng ngày.
Bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2.
Triệu chứng hụt hơi cũng rất thường gặp với các bệnh nhân Covid-19 sau khi khỏi bệnh. Họ thường cảm thấy thở không được thoải mái, cảm giác không hít vào như bình thường, đặc biệt là với các bệnh nhân Covid-19 trung bình, nặng và nguy kịch.
Ăn uống khó tiêu, đầy hơi, nóng rát vùng ngực, ợ hơi, ợ chua... là các triệu chứng về tiêu hóa thường gặp sau khi khỏi Covid-19. Những triệu chứng này làm cho bệnh nhân chán ăn khiến cơ thể trở nên suy nhược, thiếu dưỡng chất. Hơn nữa, chúng còn góp phần làm tăng thêm tình trạng mất ngủ.
Các biểu hiện khác như mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi người, chóng mặt nhẹ, rối loạn lo âu, hồi hộp, ho dai dẳng... cũng là các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn hồi phục của bệnh Covid-19.
Nguyên nhân của các triệu chứng trên là gì?
Các biểu hiện nêu trên thường gọi là "di chứng sau Covid-19" hay "hội chứng hậu Covid-19". Sở dĩ trong giai đoạn hồi phục vẫn còn tồn tại các triệu chứng trên là vì khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như phổi, tim, não, thận, thần kinh - cơ, mạch máu... Hệ cơ quan bị tổn thương nhiều nhất là hệ hô hấp.
Đối với các F0 có triệu chứng trung bình trở lên thường tổn thương phổi gây giảm khả năng trao đổi oxy khiến bệnh nhân có biểu hiện khó thở, mệt nhiều. Sau khi đã qua được giai đoạn diễn tiến của bệnh, phổi vẫn còn tổn thương. Đồng thời, cơ hô hấp cũng yếu hơn so với bình thường làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi. Các hệ cơ quan khác cũng bị tổn thương nên F0 khỏi bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, nhức mỏi người, ho dai dẳng...
Ảnh hưởng lên não bộ kèm theo tâm lý hoang mang lo lắng trong quá trình mắc bệnh khiến cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng, bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt.
Tâm lý của người bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện các triệu chứng sau khi khỏi Covid-19. Vì quá lo lắng nên họ mất ăn, mất ngủ, không ngủ đủ giấc và ăn uống kém. Ăn không đúng giờ giấc làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, bệnh nhân dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, chứng khó tiêu, chán ăn.
Nhiều bệnh nhân khi được điều trị ở khu cách ly tập trung hoặc tại bệnh viện gặp các vấn đề như chế độ ăn uống không hợp khẩu vị, lạ chỗ, đông người... Thời gian cách ly kéo dài làm họ thay đổi thói quen, ảnh hưởng đến nhịp sinh học, giấc ngủ của người bệnh. Cùng với việc tâm lý căng thẳng, lo lắng, bệnh nhân thường bị mất ngủ và làm nặng thêm tình trạng bệnh tiêu hóa sau khi khỏi SARS-CoV-2.
Cách để khắc phục "hội chứng sau Covid-19"
Các triệu chứng trên có thể tồn tại vài tuần, thậm chí có thể vài tháng sau khi khỏi Covid-19. Bệnh nhân bị khó thở nhẹ, hụt hơi phải tăng cường tập thở để các cơ hô hấp nhanh hồi phục cũng như tăng nhu cầu trao đổi oxy trong phổi.
Tuy nhiên không phải tất cả đều do tác động của virus, còn nhiều yếu tố như tâm tâm lý, môi trường tác động. Do đó, giữ tâm lý ổn định là việc rất quan trọng trong việc giảm các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, đau đầu, hồi hộp. F0 khỏi bệnh có thể nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền, tập yoga, tập thể dục... sẽ làm cho tinh thần thoải mái, giảm lo âu và dễ đi vào giấc ngủ.
Đối với biểu hiện về tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, nóng rát ngực, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ngoài việc giữ tâm lý ổn định, duy trì giấc ngủ sinh lý, bệnh nhân còn phải chú trọng thêm về chế độ ăn. Đó là không ăn chua, cay, không sử dụng các chất kích thích, không ăn các đồ ăn khó tiêu, không ăn quá no, không nên nằm sau khi ăn. Bạn cũng nên hạn chế ăn trong vòng 2 tiếng trước khi ngủ và kê đầu cao khi nằm để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn phục hồi rất quan trọng, góp phần giảm thiểu "hội chứng hậu Covid-19" bởi nó làm tăng sức đề kháng, phục hồi thể trạng suy nhược sau khi mắc Covid-19.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng trong giai đoạn hồi phục làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cảm thấy khó chịu, nặng nề, người dân nên đi khám để giải quyết tình trạng bệnh.
3 dấu hiệu ít ngờ tới cảnh báo sức khỏe đường ruột đang có vấn đề Sức khỏe đường ruột có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng lại ít được mọi người quan tâm. Chăm sóc tốt sức khỏe đường ruột có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Sức khỏe đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. SHUTTERSTOCK Có nhiều yếu tố ảnh hưởng...