Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?
Mất ngủ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước đây, mọi người cho rằng chỉ người cao tuổi mới bị rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên, gần đây hội chứng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi.
Mất ngủ có thể chia thành 2 dạng chính:
Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá một tháng.
Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Cũng tương tự như ở người cao tuổi, nguyên nhân gây mất ngủ có nhiều, tuy nhiên đối với người tuổi trẻ thì mất ngủ thường do:
- Tình trạng áp lực công việc, học tập: Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, thời hạn quy định (deadline)… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
- Lạm dụng các thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ: Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, gây nhức mắt, mỏi mắt… dễ dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.
- Do thói quen ăn uống: Hay đi tiệc tùng, thích đồ ăn vặt… sẽ khiến nhiều bạn trẻ có thói quen ăn quá no trước khi ngủ. Điều này khiến chúng ta sẽ bị mất ngủ, do cơ thể phải tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào.
- Do sử dụng chất kích thích: Khá nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng cà phê, trà, thuốc lá… những chất kích thích như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.
- Không gian phòng ngủ: Nếu không khí trong phòng ngủ thiếu lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến ngột ngạt và khiến người trẻ tuổi bị mất ngủ.
- Mất cân bằng hưng phấn và ức chế: Người trẻ tuổi có một cuộc sống sôi động, lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến hormone bị rối loạn. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ.
Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp… cũng có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.
Mất ngủ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra.
Video đang HOT
Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần. Khi mất ngủ, cơ thể sẽ phải chịu những hệ lụy sau:
- Có nguy cơ tăng huyết áp: Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng. Cơ thể phản ứng lại với những căng thẳng này bằng cách tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính.
- Nguy cơ trầm cảm: Bệnh trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.
- Gây mất tập trung: Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Trạng thái này vô cùng cần thiết, giúp đầu óc được nghỉ ngơi lúc ngủ. Những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức, cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc. Từ đó, tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể. Ngược lại, mất ngủ làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.
- Có nguy cơ tăng cân và ung thư do mất ngủ: Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất nên sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh. Nguyên nhân là bởi tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng trung tâm của não ở những người mất ngủ. Khi giấc ngủ bị thiếu hụt, người ta có xu hướng tìm những thực phẩm kém chất lượng và tiêu thụ những loại thực phẩm này.
- Mất ngủ làm gia tăng nguy cơ ung thư: Các nhà nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhiều hơn. Một nghiên cứu khác tại Trường Y Harvard cho kết quả, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Lý giải khoa học là do hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ vô cùng quan trọng. Hormone này có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Khi mất ngủ hormone này giảm đi rất nhiều và sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ngoài ra, mất ngủ còn có nguy cơ đổ vỡ hôn nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nằm cùng giường với một người mắc chứng mất ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Cáu kỉnh, rối loạn tâm lý do mất ngủ gây ra có thể gây trầm cảm, lo âu cho đối tác và cả những xung đột trong hôn nhân.
Có nên uống melatonin hàng ngày để trị mất ngủ?
Melatonin là một chất bổ sung được nhiều người lựa chọn sử dụng khi mất ngủ. Tuy nhiên, có nên uống melatonin mỗi ngày?
1. Khi nào cần bổ sung melatonin trị mất ngủ?
Một số người có lượng melatonin thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây nên tình trạng mất ngủ, do đó đã sử dụng chất bổ sung melatonin để có giấc ngủ ngon hơn. Melatonin là một loại hormon mà cơ thể tạo ra ở tuyến tùng, ngay phía trên trung tâm não.
Melatonin được biết đến với vai trò điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ của cơ thể. Trung bình, cơ thể tạo ra từ 0,1 đến 0,9 miligam (mg) melatonin mỗi ngày.
Cơ thể sẽ giải phóng melatonin khi bên ngoài trời tối hơn, nhưng lượng melatonin giảm vào buổi sáng, báo hiệu đồng hồ bên trong cơ thể bạn rằng đã đến giờ thức dậy.
Thuốc bổ sung melatonin thường chứa liều lượng cao hơn lượng melatonin trong cơ thể.
Melatonin được biết đến với vai trò điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ của cơ thể.
Melatonin giúp điều trị một số rối loạn giấc ngủ và tình trạng sức khỏe, như:
- Mất ngủ liên quan đến tuổi tác hoặc nguyên phát.
- Rối loạn trì hoãn giấc ngủ.
- Say máy bay.
- Rối loạn thoái hóa thần kinh, như bệnh Alzheimer.
- Chấn thương sọ não sau chấn thương.
- Rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca.
- Một số rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
2. Tác dụng phụ và rủi ro
Thuốc khá an toàn nếu được sử dụng trong thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ của chất bổ sung melatonin khác nhau tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chủng loại, liều lượng, tần suất sử dụng và tương tác với các loại thuốc đang dùng.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của việc sử dụng melatonin ngắn hạn là: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn...
Rủi ro: Melatonin có thể gây dị ứng cho một số trường hợp. Ngoài ra, việc sử dụng quá liều melatonin có thể gây ngộ độc, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em.
Việc uống melatonin quá nhiều có thể gây ngộ độc.
3. Có nên sử dụng melatonin mỗi ngày?
Mặc dù, melatonin khá an toàn khi dùng mỗi ngày. Nhưng khoảng thời gian phổ biến nhất để sử dụng melatonin hàng ngày tối đa là 3 tháng.
Để dùng an toàn nên thực hiện:
- Đọc kỹ nhãn để biết về các thành phần.
- Có thể dùng thuốc tối đa 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Chất bổ sung melatonin có các dạng: Đường uống, dạng kem, nước súc miệng và gel. Nên lựa chọn loại phù hợp, loại tác dụng nhanh hoặc chậm.
Lưu ý, melatonin không phù hợp với tất cả mọi người. Không nên dùng melatonin khi: Đang mang thai hoặc đang cho con bú, bị trầm cảm, rối loạn chảy máu hoặc rối loạn co giật.... Với các bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung melatonin.
Liều lượng an toàn và hiệu quả:
- Trẻ em: 0,5 - 3mg.
- Thanh thiếu niên: 3 - 5mg.
- Người lớn: 1 - 5mg.
- Người lớn tuổi: 1 - 6mg.
Tuy nhiên, nên sử dụng melatonin ở liều thấp hơn (1 - 3 mg mỗi đêm) để ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn.
4. Lưu ý khi sử dụng
- Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý tăng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Chất bổ sung melatonin có thể tương tác với nhiều loại thảo mộc, thuốc và các chất bổ sung khác: Tỏi, gừng, cây xô thơm, thuốc chống co giật, thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch... Do đó trước khi sử dụng melatonin nên trao đổi với bác sĩ.
- Nếu sau khi dùng melatonin một hoặc hai tuần mà vẫn khó ngủ ngon hoặc gặp các triệu chứng khó chịu, buồn bã, chán nản... cần trao đổi với bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý, hiệu quả hơn.
Chế độ ăn cho người bệnh mất ngủ Có nhiều chiến lược giúp người bệnh mất ngủ có một giấc ngủ ngon, trong đó có việc thay đổi chế độ ăn uống, vì một số thực phẩm và đồ uống có đặc tính thúc đẩy giấc ngủ. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh mất ngủ Giấc ngủ là một trong những quá trình sinh lý quan...