Mất ngủ ở người già phải làm sao?
Người già nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe? Thời tiết nắng nóng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, người già cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Thời tiết nắng nóng có thể khiến người già gặp vấn đề về ăn uống, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy trong những ngày hè nóng nực, người già nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để đảm bảo cho sức khỏe?
Nên ngủ bao tiếng một ngày
Chúng ta đều biết nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc) kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy, mặc dù có những yếu tố khách quan về thời tiết nóng nực gây ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng chúng ta vẫn nên ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, với người già cũng vậy. Trong trường hợp người già không thể ngủ đủ giấc vào buổi tối thì nên chia thời gian ngủ phù hợp hơn. Người già có thể chia giấc ngủ từ 5-6 tiếng vào buổi tối và từ 30 phút đến 1 tiếng vào giấc ngủ buổi trưa. Trong trường hợp không thể đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày từ 6-8 tiếng, người già vẫn nên nằm nhắm mắt nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian thư giãn, thả lỏng.
Nếu không thể ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, người già vẫn nên nằm nhắm mắt để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Cách chữa mất ngủ ở người già
Người già không chỉ gặp các vấn đề về ăn uống và hấp thu mà còn bị rối loạn giấc ngủ. Sau đây là một số cách để người già có thể cải thiện tình trạng mất ngủ tại nhà:
Ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người già hạn chế được các vấn đề về sức khỏe trong đó có tình trạng mất ngủ. Người già nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng việc ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây và uống đủ nước. Người già nên hạn chế các đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, ăn quá mặn hoặc nhiều đường… Một số loại đồ ăn có chứa tryptophan cũng giúp hạn chế tình trạng mất ngủ như gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt, thịt trắng, sản phẩm từ sữa, socola…
Video đang HOT
Tạo thói quen tốt cho giấc ngủ: Bằng cách ghi lại nhật ký giấc ngủ, có những thói quen cố định lặp đi lặp lại trước khi lên giường. Người già nên ngủ sớm và dậy sớm, điều này sẽ tốt hơn so với việc đi ngủ muộn và thức dậy muộn. Bên cạnh đó cần hạn chế việc ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Người già nên ngủ sớm và dậy sớm sẽ tốt hơn so với việc thức khuya ngủ muộn và thức dậy muộn.
Hạn chế các thói quen ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ: Không nên sử dụng điện thoại, xem tivi trước khi ngủ hoặc tốt nhất người già không nên bố trí tivi trong phòng ngủ, để điện thoại xa giường. Không gian ngủ cũng cần được bố trí thoáng mát với ánh sáng dịu nhẹ và hạn chế tiếng ồn. Có thể nghe nhạc nhẹ thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục: Việc duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày không chỉ tốt cho thể trạng cơ thể nói chung mà còn giúp việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ.
Mỗi ngày, người già nên duy trì tập luyện từ 20-30 phút với những bài tập có cường độ trung bình hoặc các môn thể dục như đi bộ, đạp xe, yoga… Lưu ý, người già không nên tập luyện quá sức hoặc tập quá khuya sát giờ ngủ.
Ngoài những lưu ý trên, để hạn chế tình trạng mất ngủ người già cần lựa chọn loại nệm phù hợp, điều trị tốt các bệnh lý nền nếu có, ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ… Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người già cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị.
Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Những người bị mất ngủ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, khiến họ làm việc kém hiệu quả. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị mất ngủ bao gồm đau đầu do căng thẳng, khó chịu, khó tập trung và suy giảm trí nhớ...
Hiện nay, các loại thuốc ngủ chính được kê đơn là các thuốc nhóm benzodiazepine (viết tắt là BZD) như estazolam, alprazolam, clonazepam... ; thuốc không chứa benzodiazepine (viết tắt là non BZD) như zolpidem, zopiclone, zaleplon...; chất chủ vận thụ thể melatonin (như ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (như suvorexant)...
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải.
Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, cách tốt nhất nên bắt đầu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt của mình. Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ, giảm sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, đồng thời cố gắng giữ cho cơ thể và tâm trí thư giãn nhất có thể trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu vẫn không thể giải quyết được, cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để tìm cách điều trị.
Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc ngủ:
1. Không uống rượu và đồ uống có cồn
Một số người bị mất ngủ thường uống rượu để cải thiện triệu chứng, nhưng điều này không được khuyến khích. Uống rượu lâu ngày có thể gây mất ngủ mạn tính, ngoài ra rượu và đồ uống có cồn sẽ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc ngủ.
Dùng các thuốc không thuộc BZD, chất chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (suvorexant) và các loại thuốc ngủ khác cùng lúc, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, giảm tỉnh táo, giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể... trường hợp nghiêm trọng, có thể ức chế hô hấp.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bên cạnh việc tạo môi trường thân thiện cho giấc ngủ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống.
2. Không tiêu thụ quá nhiều đồ uống và thực phẩm có chứa caffein
Những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc đang dùng thuốc ngủ, không nên uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein mỗi ngày và tránh uống sau buổi chiều.
Caffeine ức chế sự chuyển hóa của thuốc ngủ làm tăng nồng độ thuốc, có thể dẫn đến quá liều và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi.
3. Tránh uống nước bưởi khi đang dùng thuốc ngủ
Nước bưởi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của nhiều loại thuốc bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa enzyme CYP3A4 trong cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại của thuốc.
Khi dùng nước ép bưởi cùng với các thuốc điều trị mất ngủ, dễ làm tăng phản ứng phụ như chóng mặt, buồn ngủ và suy hô hấp.
4. Giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo
Những người thích ăn nhiều dầu mỡ, ăn no hoặc ăn khuya... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thực phẩm nhiều chất béo sẽ kéo dài thời gian tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ví dụ, nếu uống thuốc BZD (như diazepam) ngay sau bữa ăn, chất béo ăn vào sẽ làm tăng khả năng tái hấp thu của thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả, giảm tác dụng của thuốc.
Chế độ ăn cho người bệnh mất ngủ Có nhiều chiến lược giúp người bệnh mất ngủ có một giấc ngủ ngon, trong đó có việc thay đổi chế độ ăn uống, vì một số thực phẩm và đồ uống có đặc tính thúc đẩy giấc ngủ. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh mất ngủ Giấc ngủ là một trong những quá trình sinh lý quan...