Mất mạng vì mỹ phẩm dỏm
Vì cả tin, nôn nóng ‘ làm đẹp siêu tốc’ không ít phụ nữ tìm những loại mỹ phẩm dỏm, không nguồn gốc, để rồi lãnh hậu quả từ đẹp thành xấu, tàn tạ dung nhan, thậm chí là mất mạng.
Các nạn nhân của mỹ phẩm làm trắng da siêu tốc
Sạm da, dị ứng, mất mạng vì “kem trắng da siêu tốc”
Một nạn nhân khác là chị Nhung (28 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai). Do vùng mặt có nổi một ít mụn trứng cá, chị Nhung nghe lời cô bạn giới thiệu đã sử dụng một loại kem làm trắng nhanh không rõ nguồn gốc, chỉ biết là hàng xách tay.Với mong muốn nhanh chóng có làn da mặt trắng mịn, cộng với lời giới thiệu nghe bùi tai về công dụng làm trắng da mặt rất nhanh của người bán mỹ phẩm, chị T.X (36 tuổi, ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) mua một loại kem trộn không rõ nguồn gốc về dùng.
Được hơn 1 tuần, chị phải vào BV Da liễu thành phố để giải quyết hậu quả: da loang lổ chỗ sạm, chỗ trắng và nổi rất nhiều mụn. “Chỉ vì cả tin và nôn nóng, giờ mặc dù đã được chữa trị ngăn chặn hậu quả nhưng da mặt tôi không thể trở lại như trước được nữa”, chị X. chia sẻ.
Thời gian đầu bôi kem này, mụn trên mặt chị Nhung có giảm đi, da căng mọng và trắng hồng rất nhanh. Nhưng bôi đến tháng thứ 5 thì mụn bắt đầu mọc nhiều, vùng mặt rất ngứa và bị dị ứng đỏ ửng.
Sợ quá, chị ngưng sử dụng nhưng đã quá trễ: vùng mặt sưng vù, da đỏ và càng căng ra hơn, các loại mụn bọc, mụn trứng cá đầu trắng đầu đen nổi lên chi chít. Sau thời gian đi bác sĩ chữa trị, biến chứng do mỹ phẩm làm trắng siêu tốc này có giảm phần nào nhưng da mặt chị Nhung trông vẫn xấu xí hơn trước.
Thậm chí, từng xảy ra vụ một em gái 15 tuổi (ngụ tỉnh Đồng Tháp) bị tử vong bởi bôi mỹ phẩm làm trắng da. Nạn nhân là em N.B (ngụ H.Châu Thành, Đồng Tháp) vào bệnh viện tỉnh Đồng Tháp trong tình trạng toàn thân tím tái, lơ mơ, có những cơn co giật, sau đó tử vong.
Trước đó, em B. có mua một sản phẩm kem bôi để lột trắng da toàn thân không rõ nguồn gốc. Sau khi bôi kem khắp người, rồi quấn ni lông kín hết lại để lột da, hơn 1 giờ sau đó em bị biến chứng – phát sốt, nôn ói, được đưa đi bệnh viện nhưng không còn cứu chữa kịp nữa.
Da nhiễm trùng nặng do “hàng xách tay”
Video đang HOT
Năm ngoái, thấy da mặt có vài nốt tàn nhang, chị T.T.L (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) gặp một người bán mỹ phẩm, giới thiệu là nhân viên làm ở một thẩm mỹ viện tại TP.HCM, tìm hiểu sản phẩm chữa tàn nhang.
Chị L. được người này tư vấn gói điều trị tàn nhang 7 triệu đồng, có tặng kèm một bộ mỹ phẩm (không có nhãn mác), được giới thiệu là sản phẩm bào chế từ các thảo dược (?!).
Sau 3 tuần “điều trị”, da mặt chị L. bắt đầu có biểu hiện dị ứng, mụn nước nổi lên nhiều ở vùng trán, hai gò má. Khi đến bác sĩ da liễu khám, chị L. được chẩn đoán da nhiễm trùng nặng.
Một trường hợp bị phát ban mụn, vừa bị rạn da vùng ngực do bôi kem trôi nổi có chứa corticoid
Chia sẻ trên các trang mạng xã hội, nhiều chị em lấy kinh nghiệm đau thương của mình để cảnh báo mọi người trong việc sử dụng mỹ phẩm, kem trị mụn, làm trắng da… Một chị có nick name chia sẻ vào đầu tháng 7: phải tốn mấy triệu đồng để đi chữa trị ở BV Da liễu TP.HCM vì hậu quả của việc sử dụng mặt nạ ngủ đông trị mụn trắng da là “hàng xách tay từ nước ngoài về”.
Chị này cho biết thêm, lúc đầu sử dụng sản phẩm trên thấy giảm mụn rất tốt, da trắng và mềm ra, tưởng gặp hàng “xịn”. Thế nhưng, sau 2 tháng sử dụng, da mặt chị bắt đầu có triệu chứng ngứa, xuất hiện nhiều mụn giữa trán rồi lan ra hết cả mặt, nơi nào nổi mụn thì vùng da đó đỏ như quả cà chua chín, đi đâu cũng thấy ngại.
Tiền mất, tật mang!
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, BS Huỳnh Huy Hoàng, Trưởng khoa Lâm sàng 1 BV Da liễu TP.HCM, cho biết: “Nguy hiểm của các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc được quảng bá làm trắng da cấp tốc là hầu hết đều có chứa chất corticoid.
Khi bôi loại kem này, từ 3 – 7 ngày đầu sẽ cho kết quả da trắng và đẹp rất nhanh, khiến nhiều chị em lầm tưởng “hiệu quả” tốt từ mỹ phẩm đó mang lại. Thế nhưng, sau đó vùng da bôi kem bắt đầu căng mỏng, mạch máu giãn nở, nổi gân máu lên, mặt ửng đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu; mặt nổi nhiều mụn, mọc nhiều lông; da sạm, nám, teo da…
Việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và lâu dài, nhưng nhiều trường hợp sau điều trị vẫn không thể đưa làn da trở về như trước được nữa. Đó là những tác hại đáng sợ do corticoid gây ra, khiến nhiều chị em tiếc nuối và mất tự tin sau khi gặp phải biến chứng do mỹ phẩm dỏm”.
Một hộp mỹ phẩm làm trắng có giá 25.000 đồng, và hũ kem “kích trắng” giá 10.000 đồng – Ảnh: Lương Ngọc
Cũng theo BS Huy Hoàng, phần lớn các bạn gái, chị em phụ nữ dùng mỹ phẩm, kem bôi làm trắng không rõ nguồn gốc là qua rỉ tai lúc họ gặp nhau ở tiệm làm tóc, gội đầu, mỹ viện. Một số khác vì nghe người bán giới thiệu những công dụng quá hấp dẫn, cộng với tâm lý nôn nóng muốn có được làn da trắng nhanh.
“Nạn nhân của kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc mà các bác sĩ da liễu chúng tôi gặp nhiều nhất là khoảng 15 – 30 tuổi. Ở lứa tuổi này chủ yếu họ dùng mỹ phẩm kem để trị mụn, còn trên tuổi 30 thường là nạn nhân của sản phẩm chữa nám và sần da.
Ngoài biến chứng ở vùng mặt, chúng tôi cũng từng gặp những trường hợp chị em bôi kem, mỹ phẩm trôi nổi để làm trắng, chữa mụn ở vùng ngực và bị biến chứng rất đáng tiếc”, BS Hoàng cho biết thêm.
Đồng thời vị bác sĩ này cũng khuyến cáo: “Chị em có nhu cầu dùng kem, mỹ phẩm… tuyệt đối không dùng những loại người bán tự pha trộn, không nhãn mác, không địa chỉ cơ sở sản xuất; hoặc mỹ phẩm ngoại nhập nhưng không rõ nguồn gốc, không có hướng dẫn bằng tiếng Việt. Cần biết rõ sản phẩm mình sử dụng, có thể tư vấn thêm ở bác sĩ có chuyên môn về da, để không gánh lấy hậu quả đáng tiếc”.
Theo Alobacsi
Cẩn thận với mỹ phẩm gia truyền, xách tay
Chỉ cần một tài khoản Facebook, một nickname trên diễn đàn là nhiều người đã có một "shop" bán mỹ phẩm.
Chế biến mỹ phẩm làm trắng da (ảnh được giới thiệu trên một trang Facebook mỹ phẩm gia truyền)
Không có sự quản lý nên thành phần, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, nhà sản xuất... mỹ phẩm được bán trong thế giới ảo cũng mập mờ đủ vẻ.
Còn người mua lại có thể dễ dàng đặt hàng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp này.
Được quảng cáo hàng xách tay, gia truyền
Bên cạnh dòng mỹ phẩm cao cấp của những nhà sản xuất có uy tín, những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được rao bán với giá không hề rẻ nhờ được chủ shop dán nhãn "xách tay", "gia truyền", "hàng nhập ngoại". Những lời quảng cáo lại rất khó kiểm chứng như tại trang web mypham... đã giới thiệu về sản phẩm trị mụn gia truyền: "do giám đốc mất hơn sáu năm và 27 triệu đồng để sáng chế ra". Bên cạnh dòng mỹ phẩm gia truyền, mỹ phẩm được quảng cáo là hàng xách tay, nhập ngoại cũng thu hút nhiều người mua và giá khá cao: kem trắng da 580.000 đồng/hộp 250 gam, serum trắng da 470.000 đồng/50ml, kem thay da sinh học 1,1 triệu đồng/5 gói...
Theo địa chỉ trên mạng, chúng tôi ghé vào gian hàng bán mỹ phẩm của V. tại Q.3 (TP.HCM). Khi chúng tôi hỏi mua "dung dịch thay da sinh học" quảng cáo trên Facebook, chủ cửa hàng tên V. mang ra năm gói "dung dịch lột da" chi chít chữ Thái Lan, không dán tem nhập khẩu và một lọ kem dưỡng da tự đóng nhãn có dòng chữ "made in Korea". V. cho biết đó là sản phẩm cần thiết cho một lần thay da. V. hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng: sau khi tắm sạch thoa lên da một lớp dung dịch lột da. Thoa xong da sẽ tự tróc ra, lúc này là lớp da mới sẽ rất trắng và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất khi bôi kem dưỡng da. Một bộ thay da và kem dưỡng có giá 1,8 triệu đồng.
Những sản phẩm "thuốc gia truyền", "thuốc bắc trắng da gia truyền" cũng đang đánh vào tâm lý chuộng mỹ phẩm tự nhiên của nhiều người. Tại một cửa hàng trên đường Cù Lao (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), khi chúng tôi hỏi loại thuốc trị mụn được quảng cáo trên mạng của cửa hàng này, nhân viên tên P. mang ra một lọ thủy tinh quấn băng keo sơ sài, không nhãn mác, chứa dung dịch màu vàng cùng một số loại rễ cây. P. quảng cáo đó là "thuốc trị mụn gia truyền gồm 20 loại rễ cây ngâm với rượu do sếp nghiên cứu". Mỗi lọ dung dịch trị mụn có giá 499.000 đồng. Khi chúng tôi hỏi thêm sản phẩm đã được kiểm nghiệm của Bộ Y tế chưa thì P. chỉ cười và nói "sản phẩm gia truyền mà chị".
Một lọ thuốc trị mụn gia truyền không nhãn mác có giá gần 500.000 đồng
"Đừng mua mèo trong bị"!
Đó là lời khuyên của bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu Trường ĐH Y dược TP.HCM, với những khách hàng mua mỹ phẩm online. Theo bác sĩ Bạch Sương, những loại thuốc rượu và sản phẩm thay da sinh học chưa được y văn chứng minh có công dụng trị mụn hay nám. Những sản phẩm làm bong da và làm cho da trắng, mịn sau khi sử dụng là một hình thức lột da bằng hóa chất lột tẩy bề mặt da. Khi dùng những chất lột da này nếu không kiểm soát được độ sâu có thể gây phỏng, loét, sẹo, tăng sạm nám, dị ứng cho da. Đó là chưa kể những sản phẩm này thành phần, tỉ lệ bào chế không hợp lý cũng sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho người dùng.
Khi mua mỹ phẩm, bác sĩ Bạch Sương khuyến cáo nên mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín đã được kiểm định, có giấy phép của cơ quan chức năng. Việc mua mỹ phẩm trên mạng, kể cả hàng hiệu, cũng có thể tiềm tàng một số rủi ro, nếu chưa tận mắt nhìn và thử qua sản phẩm. Điều này chẳng khác gì "mua mèo trong bị."
Theo Alobacsi
Cô gái Thái tan hoang mặt mày vì bôi kem trắng da rởm Vì dùng kem trắng da độc hại, làn da trắng của thiếu nữ Thái bị tàn phá nghiêm trọng. Vừa qua, một trang tin nổi tiếng ở Thái Lan đã đăng tải những dòng tâm sự cùng ảnh của một thiếu nữ Thái, nạn nhân của kem trắng da kém chất lượng. Thiếu nữ Thái tự đăng tải ảnh và câu chuyện về...