Masan tạm ngừng cung cấp thịt từ ngày 12/4 do dịch tả heo châu Phi bùng phát
Masan cho biết sẽ tạm ngừng cung cấp thịt heo kể từ ngày 12/4/2019 cho đến khi được thông báo an toàn dịch bệnh tại địa phương theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Masan tạm ngừng cung cấp thịt từ ngày 12/4 do dịch tả heo châu Phi bùng phát.
Trong một thông báo mới đây, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) cho biết ngày 10/4 vừa qua, UBND huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 2376/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Cũng theo Masan, mặc dù nhà máy thuộc Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam – Tập đoàn Masan đặt tại khu công nghiệp Đồng Văn IV, huyện Kim Bảng cách xa 1,5km với nơi phát hiện ổ dịch tại xóm 5, thôn Dương Cường, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng nhưng do nằm trong “vùng bị dịch uy hiếp” theo quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn tăng cao nhưng để tuyệt đối bảo đảm vấn đề an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng với các nguyên tắc quản lý nghiêm ngặt và cẩn trọng nhất, Masan sẽ tạm ngừng cung cấp thịt heo kể từ ngày 12/4/2019 cho đến khi được thông báo an toàn dịch bệnh tại địa phương theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Chúng tôi đang tích cực làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thú y cùng các ban ngành tại trung ương và địa phương tại tỉnh Hà Nam, theo sát tình hình để có thể sớm tái cung cấp sản phẩm thịt heo cho người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ cung cấp, cập nhật thông tin thường xuyên”, thông báo của Masan cho hay.
Masan cũng khẳng định kể từ khi Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam đi vào hoạt động, Masan luôn áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất ngang tầm tiêu chuẩn Châu Âu, luôn cam kết thực hiện mục tiêu đặt sức khoẻ người tiêu dùng hàng đầu và không bao giờ mạo hiểm với các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Video đang HOT
“Việc đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, sạch và an toàn luôn là tôn chỉ mục đích hoạt động kinh doanh xuyên suốt của chúng tôi. Đây là một quyết định khó khăn và chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc bất khả kháng này”, Masan cho hay.
Được biết, mới đây, Masan đã tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư với nội dung đáng chú ý nhất là những cập nhật về thị trường thịt heo trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam cũng như kế hoạch hành động của công ty cho mảng kinh doanh này cho phần còn lại của năm 2019.
Theo tường thuật từ các chuyên viên của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tại miền Bắc, giá thịt heo hơi đã giảm mạnh khoảng 18% còn 39.000 đồng/kg kể từ khi ASF bùng phát.
Dựa theo khảo sát nội bộ, ban lãnh đạo Masan cho biết lượng heo thịt bán ra mỗi ngày tại Hà Nội ở một vài điểm bán đã giảm 30% kể từ khi ASF xảy ra.
Ban lãnh đạo Masan dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi heo công nghiệp sẽ giảm 5-10% trong năm 2019 trong kịch bản xấu nhất, so với kỳ vọng tăng trưởng 10% trước khi dịch ASF xuất hiện. Mức giảm này được kỳ vọng sẽ phần nào được bù đắp bởi tăng trưởng trong mảng thức ăn gia cầm và thức ăn thủy sản.
ASF làm ảnh hưởng đến mảng thức ăn chăn nuôi của Masan nhưng theo tính toán của VCSC, diễn biến này có tác động không đáng kể lên lợi nhuận của Masan do đóng góp từ mảng thức ăn chăn nuôi trong tổng lợi nhuận khá nhỏ.
Mặt khác, ASF đang tạo ra cơ hội để Masan đẩy mạnh triển khai mảng kinh doanh thịt mát, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thịt heo an toàn, chất lượng cao.
Ban lãnh đạo Masan cho biết đã nâng mục tiêu nội bộ cho doanh thu thịt mát năm 2019 sau khi ASF xảy ra khi nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ từ người tiêu dùng.
Phía Masan cũng đặt mục tiêu sản lượng bán thịt mát sẽ tăng gấp đôi mỗi tháng trong phần còn lại của năm 2019. Được biết năm 2019, Masan đặt kế hoạch doanh thu thịt mát khoảng 600 – 1.000 tỷ đồng.
Theo VNF
Khối ngoại bất ngờ chi hơn 1.100 tỷ đồng mua cổ phiếu Masan trong sáng 14/2
Chưa rõ nhóm nhà đầu tư nước ngoài nào đã tiến hành giao dịch MSN, nhưng có thể thấy trong vài tháng gần đây MSN đã diễn ra khá nhiều giao dịch mua thỏa thuận đột biến của khối ngoại.
Ngay trong những phút mở cửa phiên giao dịch hôm nay (14/2), Masan (MSN) đã xuất hiện những giao dịch thỏa thuận đột biến. Theo đó, khối ngoại đã mua thỏa thuận gần 14 triệu cổ phiếu MSN tại mức giá 84.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 1.175 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong nước.
Chưa rõ nhóm nhà đầu tư nước ngoài nào đã tiến hành giao dịch MSN, nhưng có thể thấy trong vài tháng gần đây MSN đã diễn ra khá nhiều giao dịch mua thỏa thuận đột biến của khối ngoại.
Cụ thể, vào giai đoạn tháng 10 đến tháng 11/2018, Arnolis Investment Pte.Ltd - Quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (Government of Singapore) đã chi ra gần 200 triệu USD để mua cổ phần MSN. Sau những giao dịch này, quỹ Chính phủ Singapore đã sở hữu 103,15 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng 8,87% và trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Masan, sau SK Group.
Vào đầu tháng 10/2018, tập đoàn SK Group của Hàn Quốc đã chi gần 11.000 tỷ đồng mua lại 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group với mức giá 100.000 đồng/cp. Sau giao dịch này, SK Group trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất nắm giữ 9,45% cổ phần của Masan Group.
Trên TTCK, cổ phiếu MSN hiện đang giao dịch quanh vùng 86.000 đồng/cp.
Diễn biến cổ phiếu MSN thời gian gần đây
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khám phá bên trong nhà máy giết mổ lợn 1.000 tỷ, lớn nhất Việt Nam Ngày mai 23.12, Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science ("MNS", "Công ty") chính thức khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng, có công suất giết mổ 1,4 triệu con lợn/năm...