Mang thai và những nguy hiểm
Mang thai cũng đi kèm với những rủi ro về sức khỏe và tính mạng, bao gồm cả bệnh tim. Điều quan trọng là các mẹ cần nắm được những yếu tố có thể gây nguy hiểm trong kì mang thai.
Mang thai là một thiên chức chỉ dành cho phụ nữ với những niềm vui đặc biệt mà chỉ có một người mẹ có thể hiểu được. Nhưng mang thai cũng đi kèm với những rủi ro về sức khỏe và tính mạng, bao gồm cả bệnh tim. Sự hiểu biết để quản lý những rủi ro này là rất cần thiết cho các bà mẹ trẻ để duy trì sức khỏe của mình và đảm bảo rằng cả hai được mẹ tròn con vuông sau những tháng ngày “vất vả”.
Một số vấn đề cần lưu ý khi mang thai là:
Cao huyết áp
Huyết áp cao là hậu quả phổ biến liên quan đến tim mạch trong thai kỳ. Trong thời gian mang thai, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người bị cao huyết áp (huyết áp cao hơn 140/90). Một tình trạng nghiêm trọng hơn là tiền sản giật có thể xuất hiện khi một người phụ nữ vừa bị tăng huyết áp, vừa tăng lượng protein trong nước tiểu ở 20 tuần của thai kỳ đầu hoặc kể cả những tuần sau đó. Tiền sản giật ảnh hưởng đến 3 – 5% phụ nữ mang thai và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Một điều may mắn là huyết áp cao thai kì và tiền sản giật có thể hết sau khi em bé được sinh ra, nhưng điều không may là hai bệnh này có thể để lại ảnh hưởng lâu dài. Tăng huyết áp trong khi mang thai (gọi là “tăng huyết áp thai kỳ”) có liên quan một chút đến bệnh tim mạch sau này.
Nếu một phụ nữ bị cao huyết áp trong khi mang thai, thì đặc biệt cần chú ý hơn đến sức khỏe tim mạch của mình. Điều này có nghĩa là 6 tháng sau khi sinh, sản phụ cần được sàng lọc tim mạch để kiểm tra huyết áp, cholesterol, chỉ số khối cơ thể (BMI) và đường huyết.
Tăng cân trong thời gian mang thai là bình thường và cần thiết, nhưng tăng cân quá nhiều có thể đặt cả mẹ và con vào nguy cơ. Mẹ thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bệnh tim…
Mẹ tăng cân quá nhiều cũng không tốt cho em bé. Trẻ em sinh ra từ các bà mẹ thừa cân và béo phì có gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh béo phì và bệnh tiểu đường ở tuổi trưởng thành, và có nhiều khả năng bị cao huyết áp và cholesterol xấu so với những trẻ do những mẹ tăng cân phừa phải sinh ra.
Điều cần lưu ý là khi mang thai, các sản phụ giữ gìn để tránh tăng cân quá mức. Một loạt các nghiên cứu đã được tiến hành và xây dựng các khuyến nghị cho tăng cân thích hợp trong thời kỳ mang thai, trong đó, thai phụ tăng 11 – 15 kg trong giai đoạn này được coi là vừa đủ.
Tập thể dục khi mang thai
Có nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai? Câu trả lời là có. Tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bà mẹ tương lai tránh tăng cân quá mức, hơn nữa, tập thể dục khi mang thai hoàn toàn an toàn với thai phụ và em bé, miễn là đừng làm gì quá sức hoặc tập thể dục quá mức dễ dẫn tới suy kiệt cơ thể và tăng sự tác động tới thai nhi, dễ dẫn tới sẩy thai hoặc sinh sớm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời kì mang thai mà mẹ chăm vận động và tập thể dục thì em bé sẽ có trái tim khỏe mạnh và có nhiều khả năng được sinh ra với một trọng lượng khỏe mạnh hơn các trẻ khác.
Trường hợp khẩn cấp trong thời kỳ mang thai liên quan đến tim
Chúng ta đều biết rằng sưng mắt cá chân, khó thở và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhưng nếu nó phát sinh ngày một tăng hoặc theo chiều hướng đột ngột xấu đi trong tam cá nguyệt cuối cùng (3 tháng cuối) hoặc vài tháng sau sinh thì có thể là triệu chứng của bệnh cơ tim peripartum – một vấn đề đe dọa tính mạng gây ra sự giảm đáng kể chức năng tim.
Peripartum cơ tim là sự phát triển đột ngột xấu đi các triệu chứng sưng mắt cá chân, khó thở, mệt mỏi trong một kỳ mang thai nếu không bình thường. Chìa khóa để khắc phục là để nhận ra những triệu chứng này và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Với phương pháp điều trị thích hợp, 94% phụ nữ sống sót và hơn một nửa được phục hồi chức năng tim đầy đủ. Nhưng bệnh này dễ bị tái phát nếu có thai về sau này. Phụ nữ có chức năng tim không phục hồi thì không nên mang thai lần nữa.
Theo PNO