Màng tang trừ phong thấp, giảm đau
Theo Đông y, màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ phong thấp, giảm đau.
Màng tang trừ phong thấp, giảm đau
Cây màng tang (ảnh trên) hay còn gọi mần tang, giã hương rừng, sơn kê tiêu… Lá mọc so le, phiến lá hình mác dày và giòn. Hoa màng tang nhỏ, thơm mùi chanh, màu vàng nhạt và mọc thành chùm ở nách lá. Quả tròn chuyển từ xanh sang đỏ rồi đậm đen, khi chín có mùi rất thơm.
Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi cao trong các savan cây bụi như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tới Kon Tum, Lâm Đồng và được trồng ở một số nông trường để làm cây che bóng cho chè, có nơi dùng lấy quả để cất tinh dầu.
Dầu màng tang (chưng cất lá, quả để thu tinh dầu) lượng tùy thích, bôi vào chỗ bị thương, phòng trừ muỗi cắn. Nếu không có dầu có thể dùng lá tươi giã vắt lấy nước, bôi ngoài da.
Video đang HOT
Theo Đông y, màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ phong thấp, giảm đau.
Rễ màng tang được dùng trị ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày; phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; đầy hơi; sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
Quả màng tang cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày. Lá màng tang dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
Liều dùng: Rễ 15-30g, dạng thuốc sắc; quả 3-9g dạng thuốc sắc; lá tươi dùng giã nát đắp.
Theo baogiaothong
Ốc sên hoa bổ trí não
Oa ngưu là tên thuốc trong y học cổ truyền được lấy từ ốc sên hoa. Oa ngưu, có vị mặn, tính hàn, tươi nhầy, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu...
Ốc sên hoa được dùng làm món ăn, vị thuốc trong những trường hợp sau:
Bồi bổ trí não cho người cao tuổi: Oa ngưu 1.000g, hoài sơn 600g, đường kính 750g, natri clicarbonat 12,5g, acid benjoic 2,5g, menthol 0,03g.
Ốc sên chữa hen suyễn, giải độc.
Thịt ốc sên đã làm sạch bằng cách bắt ốc về, để 24 giờ cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc của cây cỏ mà ốc ăn phải. Đập bỏ vỏ, ruột, dạ dày và thực quản, chỉ lấy phần thịt, xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt. Hoặc rải ốc thành lớp mỏng, rắc muối lên, đảo đều 3 lần cách nhau 5 phút. Lấy ốc ra, nhúng vào nước sôi 5-7 phút, rồi rửa sạch. Nhể thịt ốc ra khỏi vỏ, cắt bỏ ruột. Cho thịt ốc vào nước muối 5% ngâm trong nửa giờ. Vớt ốc ra, rửa sạch nhớt và tạp chất, để ráo nước. Sau đó hấp thịt óc sên hoa với nabicarbonat cho nhừ, giã nhỏ. Thêm đường vào, nấu kỹ. Trộn acid benjoic để bảo quản. Hoài sơn rang giòn, tán bột, rây mịn, trộn đều với thịt ốc cho thành khối bột không dính tay. Hoàn viên 4g. Sấy khô. Ngày dùng 4 viên, trong 15-30 ngày
Chữa mụn độc ở da mặt: Ốc sên hoa 1-2 con, lấy thịt giã nát thêm ít nước, phết lên giấy để chừa một lỗ nhỏ ở giữa đắp lên vết thương (Nam dược thần hiệu).
Chữa cổ họng sưng đau, không nuốt được: Thịt ốc sên hoa và cùi quả ô mai lượng bằng nhau, giã nát, làm viên ngậm.
Chữa hen suyễn, thấp khớp: ốc sên hoa 2 con làm thịt, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc. Măng tre 50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Trộn hai nước lại, uống làm 1-2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.
Chữa rết cắn: Người ta lấy nhớt ốc sên hoa là lớp chất nhầy bao bọc toàn thân ốc trong vỏ ốc bằng cách bắt ốc sên hoa dùng khăn lau sạch đất dính ở miệng ốc, rồi dùng một que nhọn kích thích liên tục vào da thịt ốc, chất nhớt sẽ tiết ra rất nhiều. Lấy bông sạch quét nhớt mà dùng ngay, không để nhớt lưu cữu qua ngày bôi lên vết rết cắn, chất nhầy làm trung hòa tính acid của nọc rết, gây cảm giác mát dể chịu, hết đau nhức. Sở dĩ có tác dụng như vậy vì nhớt là một chất nhầy có phẩn ứng kiềm.
Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: thịt ốc sên hoa phơi khô, mỗi lần dùng 15g, sao cháy, sắc nước uống ngày 3 lần liền trong 3-5 ngày.
Chữa tràng nhạc: thịt ốc sên hoa 60g (hoặc phơi khô 30g), thái nhỏ, nấu chín với thịt lợn nạc 100g, thêm gia vị ăn trong ngày.
DS. Đức Dương
Theo suckhoedoisong
Mẹ bầu chia sẻ kinh nghiệm đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hết 24 triệu đồng Những trải nghiệm đáng nhớ của chị Tùng khi đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn về dịch vụ sinh đẻ tại đây. Vào những tháng cuối thai kỳ, điều mà nhiều mẹ lo lắng nhất chắc hẳn là chọn viện đi đẻ. Mỗi viện phụ sản ở...