Mang bầu tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hormone sinh dục, có tác dụng bảo vệ các cơ quan sinh dục vô cùng hiệu quả. Đây chỉ là một trong những lợi ích từ bầu bí.
1. Giảm tỷ nguy cơ mắc u xơ tử cung
Những hormone sinh dục không ngừng tăng cao, khiến cơ quan sinh dục hoạt động nhanh nhạy. Thời kỳ trứng rụng cũng tạm ngừng hoạt động, giúp cơ thể điều tiết nội tiết tốt. Do đó, nguy cơ mắc chứng u xơ tử cung giảm rõ rệt ở những phụ nữ mang bầu.
2. Có thể giúp điều trị chứng di vị màng tử cung
Màng tử cung cứng đầu, đôi lúc lại “phiêu du” ở những vị trí khác nhau (di vị) vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có thể khẳng định, nếu thời kỳ rụng trứng bị gián đoạn (không rụng trứng khi mang bầu), màng tử cung cũng theo đó được khống chế nguyên 1 vị trí.
3. Giảm nguy cơ mắc ung thư màng tử cung
Trong suốt thời kỳ mang thai, màng tử cung tạm thời không xuất huyết, không hoạt động theo hình thức “tổn thương- phục hồi-lại tổn thương- lại phục hồi” khi “lâm trận”. Do đó, tỷ lệ mắc các chứng ung thư màng tử cung cũng giảm dần.
Theo nghiên cứu, ung thư màng tử cung xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ lười vận động, thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp…
4. Giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Video đang HOT
Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy, trong khi bầu bí, cơ thể phụ nữ sản sinh chất kháng thể với ung thư buồng trứng, có tác dụng ngăn ngừa các tế bào gây ung thư buồng trứng sinh sản. Mang bầu càng nhiều lần hay sinh lần đầu sớm đều mang lại hiệu quả rõ rệt.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ mắc chứng ung thư buồng trứng ở những phụ nữ sinh con sau tuổi 35 thấp hơn 58% so với những người cùng lứa tuổi nhưng không sinh con.
5. Giảm vấn nạn ung thư vú
Nhiều tư liệu lâm sàng cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú hiệu quả. Những phụ nữ độc thân có tỷ lệ mắc ung thư vú rất cao. Do cơ thể không một lần được các hormone sinh dục đặc biệt chỉ có trong quá trình bầu bí mang lại.
6. Tạm biệt những cơn đau bụng, đau lưng do kinh nguyệt hoành hành
Ít lâu sau khi sinh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Nhưng điều đáng mừng là những nỗi đau bụng, lưng… giảm đi trông thấy, hoặc mất hẳn.
Nguyên nhân do prostaglarin được sinh ra trong và sau quá trình mang bầu có chức năng co giãn cổ tử cung nhịp nhàng hơn khiến cảm giác đau đớn dần biến mất.
7. Tăng cường sức đề kháng
Nghiên cứu cho thấy, nếu mang thai thành công 1 lần, đồng nghĩa với sức đề kháng được tăng lên 10 năm. Những người mắc bệnh phụ khoa, ung thư vú… phần lớn nguyên nhân là do sức đề kháng kém, cơ thể không được bảo vệ bằng những hormone có lợi.
8. Độ nhạy cảm càng cao, cảm nhận tinh tế hơn
Chỉ có những ai đã từng mang bầu, được làm mẹ mới cảm nhận hết giá trị cuộc sống cũng như nâng cao độ nhạy cảm tinh tế của mình. Lúc đầu, sự nhạy cảm này thường gây một số áp lực tâm lý do cơ thể và hoàn cảnh, lối sống thay đổi, tuy nhiên, điều này vô cùng có lợi cho cuộc sống thời kỳ trung niên, và khi về già.
9. Kinh ngạc về sự biến đổi cơ thể
“Gái một con trông mòn con mắt” cũng là chỉ sự biến đổi lạ kỳ của cơ thể phụ nữ sau khi sinh. Nội tiết cơ thể thay đổi theo chiều hướng tích cực (được nạp đầy đủ dinh dưỡng) thì tất nhiên, cấu trúc toàn cơ thể cũng được cải thiện rõ ràng. Nhiều chị em luôn cảm thấy hạnh phúc khi đạt được cơ thể mong muốn sau khi sinh với một vài biện pháp luyện tập lấy lại sự cân bằng giản đơn.
10. Làm chậm quá trình mãn kinh
Mãn kinh sớm không tốt cho sức khỏe nữ giới, ung thư vú, lão hóa… là một trong những biểu hiện điển hình nhất. Do tác động của hormone sinh dục, cơ quan sinh dục dần thành thục từ đó làm chậm quá trình lão hóa, mãn kinh cũng bởi thế mà chậm lại.
Theo VNE
Tăng sức đề kháng trong mùa lạnh
Cảm cúm, viêm phế quản, sốt phát ban, đau mắt đỏ... là những bệnh nhiễm siêu vi dễ mắc phải khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.
Để "chiến đấu" với vi khuẩn còn có kháng sinh hỗ trợ, chống lại siêu vi thì hầu như phải dựa vào sức đề kháng của bản thân. Như vậy, đê tranh bi bênh mùa lạnh, cần tăng cương sưc đê khang cơ thể hằng ngay. Khi bị lây nhiễm siêu vi, người có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị phát bệnh hơn, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.
Cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể bằng chê đô dinh dương hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đầy đủ, sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh và dùng thuốc hỗ trợ khi cần.
Hãy cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài 18-24 tháng để tận hưởng nguồn kháng thể quý giá trong sữa mẹ. Chế độ ăn đủ năng lượng với các nhóm chất dinh dưỡng (thể hiện qua việc phát triển cân nặng hằng tháng tốt), đặc biệt là các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như đạm (mỗi bữa ăn 30-50 g thịt hoặc 70-90 g cá hay tôm, 1 quả trứng hay 1 miếng đậu hũ), chú trọng vitamin C (rau sống và 200 g trái cây tươi mỗi ngày), vitamin A (thịt, cá, gan, trứng), chất sắt (thịt, cá, gan, huyết), kẽm (hàu, sò, thịt, cá...).
Tre em kham bênh tai Bênh viên Nhi Đông 1, TP HCM (Ảnh: Hồng Thúy)
Rau xanh chưa nhiêu vitamin C nhưng dê bi thât thoat qua qua trinh lưu trữ, ngâm, rưa, đun nâu... Vì vậy, cần ăn thêm 1-2 loại trái cây tươi hằng ngày. Khi sức đề kháng có dấu hiệu giảm sút, bác sĩ có thể bổ sung chế phẩm vitamin C để tăng sức đề kháng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm... Nhu cầu vitamin C là 100 mg/ngày nên dùng thuốc chỉ cần uống dư gấp vài lần trong thời gian ngắn là được. Sau khi uống vitamin C, 5-7 ngày sau mới giúp tăng sức đề kháng nên phải thương xuyên cung cô hệ miễn dịch phòng bệnh, chứ không để nhiêm bênh rôi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn.
Vao mua lanh, việc giữ ấm cơ thể bằng quân ao âm, khăn, vớ, chăn (mền), tránh gió lùa, tắm nước ấm... là rất quan trọng. Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi (cách ly người bệnh, đeo khẩu trang, mắt kính, không dùng chung đồ dùng cá nhân, không tiếp xúc gần người bệnh) và rửa tay bằng xà bông thường xuyên.
Tập thể dục 30-45 phút vào sáng, chiều sẽ giúp ích rất nhiều cho những người viêm xoang, viêm họng mãn... vì nó làm tăng sức đề kháng cơ thể. Người chơi thể thao đều đặn sẽ rất ít bị bệnh nhiễm trùng, chưa kể chứng táo bón, mỡ máu, loãng xương, đường huyết cao, béo phì... cũng được kiểm soát tốt.
Cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe khoắn. Thức khuya, chơi đêm làm sức đề kháng sụt giảm nghiêm trọng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm họng, lao...
Trẻ 8 tuổi bị đái tháo đường type 2
Ngày 14-11, tại ngày hội "Phòng chống đái tháo đường (ĐTĐ)", PGS-TS Nguyễn Trung Quân - Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được xác định mắc ĐTĐ type 2 là một bé trai 8 tuổi, cao 141 cm, nặng 58 kg. Tại thời điểm phát hiện bệnh, chỉ số đường huyết khi đói của cháu là 13 mmol/l. Sau 6 tháng điều trị, bệnh nhi giảm được 10 kg, cùng lúc đó, chỉ số đường huyết dao động trong khoảng 5,4-6,2 mmol/l. Theo PGS-TS Quân, tỉ lệ trẻ dưới 10 tuổi mắc ĐTĐ type 2 ngày càng phổ biến, trong đó TP HCM gặp nhiều hơn Hà Nội. Trẻ béo phì là đối tượng nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ. Gần như các bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Bên cạnh đó, ĐTĐ ở lứa tuổi dưới 30 cũng ngày càng trở nên phổ biến do những thay đổi về lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống và vận động.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê kêu gọi người dân thay đổi lối sống lành mạnh để giảm 80% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, đồng thời cải thiện chất lượng sống của những người đã mắc bệnh này. Hiện tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người Việt là 5,7% và có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.
Theo VNE
Phương pháp mới giúp tăng gấp đôi số đo vòng 1 Một thủ pháp mới trong phẫu thuật thẩm mỹ vừa giúp tăng size vòng 1 vừa an toàn cho bệnh nhân. Kỹ thuật này là kỹ thuật cấy ghép mỡ tự thân đang ngày càng phổ biến. Phương pháp này được xây dựng dựa trên kỹ thuật chuyển hóa chất béo trước đó để cải thiện kết quả những ca phẫu thuật nâng...