Mang 1 triệu đi chợ, bà nội trợ Hà Đông mua sắm một danh sách thực phẩm thịt cá đủ ăn 7 ngày cho gia đình 4 người
Bà nội trợ 35 tuổi này cũng cho biết, tất nhiên số tiền ăn 150 ngàn đồng/ngày trên chưa bao gồm tiền gạo, tiền ga, tiền hoa quả.
Chỉ với 900 đến 1 triệu đồng, những bà nội trợ có thể đi chợ mua sắm 1 danh sách thực phẩm với đủ thịt cá, rau xanh đảm bảo dinh dưỡng và đủ ăn cho gia đình 2 người lớn, 2 trẻ nhỏ trong 7 ngày.
Chỉ với 900 đến 1 triệu đồng, những bà nội trợ có thể đi chợ mua sắm 1 list thực phẩm với đủ thịt cá. Ảnh: NVCC
Với nhiều người, tiền đi chợ hàng ngày thực sự là vấn đề nan giải và đau đầu. Nhiều bà nội trợ cho biết, họ mất khoảng 300-500 ngàn đồng khi đi chợ mỗi ngày. Tuy nhiên nếu biết gói ghém và quản lý chi tiêu, chỉ cần 1 triệu đồng, bạn đã có thể đi chợ cho 7 ngày. Tính ra mỗi ngày tiền chợ chưa đến 150 ngàn đồng/ngày/ gia đình 4 người.
Nhà chị Hoa rất thích ăn gà, ngan, vịt nên tuần nào cũng phải mua. Ảnh minh họa.
Thực tế, dù công việc bận rộn nhưng hầu hết bà nội trợ như chị Trần Thị Hoa, 35 tuổi (Vạn Phúc, Hà Đông) vẫn dành thời gian đi chợ theo tuần. Bởi đi chợ theo tuần vừa tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà gia đình vẫn có những món ăn tươi ngon. Những ngày trong tuần nếu có thiếu rau hành gì, họ sẽ chỉ việc tạt qua chợ mua bổ sung thêm.
Người phụ nữ 35 tuổi này cho biết, mỗi tuần chị mang theo để đi chợ khoảng 900 ngàn đến 1 triệu đồng. Với số tiền này, chị luôn mua đủ thực phẩm, rau xanh cho 4 người trong gia đình ăn trong 7 ngày.
” Nhà mình có 2 vợ chồng và 2 con đang học tiểu học. Vì đi chợ theo tuần và chỉ giới hạn tiền ăn mỗi tuần khoảng 1 triệu nên tiền ăn không tốn kém như nhiều gia đình khác. Để mua được thực phẩm tươi ngon cho cả tuần ăn, mình thường đi chợ đầu mối sớm để thoải mái lựa chọn và mua chỗ bán hàng quen để nắm rõ giá cả “, chị Hoa tâm sự.
Theo chị Hoa chia sẻ, danh sách thực phẩm chị thường đi chợ cho đủ 7 ngày nấu nướng của gia đình gồm:
- 2 con gà ta: 250 ngàn đồng (tuần này mua gà thì tuần sau chị sẽ đổi món sang vịt, ngan)
- Nửa cân thịt bò: 150 ngàn đồng
- 1 cân tôm: 150 ngàn đồng (tuần này mua tôm tuần sau chị sẽ mua cá chép, cá trôi, cá rô phi hoặc cua, hến)
- 1 cân cá nục: 40 ngàn đồng
- 1 cân xương cổ heo về ninh nước: 120 ngàn đồng
Video đang HOT
- 20 quả trứng gà: 40 ngàn đồng
- 1 cân thịt lợn xay: 130 ngàn đồng
- 1 túi xúc xích: 50 ngàn đồng
- 70 ngàn đồng mua rau củ, quả: Với số tiền 70 ngàn đồng, chị Hoa thường dành để mua các loại rau củ như cà chua, khoai tây, xu hào, cà rốt, rau muống, rau cải, rau mùng tơi, dọc mùng, dưa chuột, một ít rau thơm như xà lách, húng láng, rau mùi, ít hành…
Không thể thiếu trứng gà, trứng vịt. Ảnh minh họa.
” Như vậy chỉ với một lần đi chợ khoảng 900 ngàn đồng đến 1 triệu, nhà mình có thực phẩm ăn cả tuần. Mỗi ngày nếu thiếu gia vị nào hay muốn mua thêm đậu nữa thì mua. Khoản phát sinh này không nhiều, chỉ khoảng 10 ngàn đồng/ngày nữa. Vậy là 1 ngày nhà mình chỉ chi tiêu khoảng 150 ngàn đồng tiền ăn nấu nướng ở nhà “, chị Hoa kể lại.
Bà nội trợ 35 tuổi này cũng cho biết, tất nhiên số tiền ăn 150 ngàn đồng/ngày trên chưa bao gồm tiền gạo, tiền ga, tiền hoa quả. Nhưng nói chung, chị Hoa vẫn thấy ăn ở nhà ngon, bổ, rẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng.
Và các loại rau như rau muống, rau cải, dọc mùng… Ảnh minh họa.
” Ăn ở nhà thì chất lượng và đảm bảo vệ sinh hơn. Chưa kể, mình luôn quan trọng sức khỏe của cả gia đình nên tiền ăn hàng tuần mình chỉ tiết kiệm vừa phải để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng “, chị Hoa khẳng định.
Vì đi chợ 1 lần/tuần nên đồ ăn sáng nhà chị Hoa thường là phở, bún, miến, cháo. Để có món ăn sáng ngon, chị thường tận dụng nước hầm xương, nước luộc thịt, nước hầm tôm chia sẵn các hộp cất tủ lạnh ăn dần. Khi nấu cháo hay bún phở, miến, chị chỉ việc mang ra dùng. Riêng các loại rau như rau cải, rau muống, dọc mùng, rau thơm thì ăn bữa nào, chị bỏ ra sơ chế bữa đó.
Ngoài ra, bà nội trợ này cũng luôn phải để sẵn trong nhà các loại gia vị khác nhau như hành, tiêu, tỏi, ớt, ngũ vị hương, nấm hương, mộc nhĩ, mắm muối, xì dầu, dầu ăn, một số loại bột chiên, nước sốt… và dự trữ một ít cá khô, tôm khô phòng lúc chưa hết tuần đã hết thức ăn.
Bữa ăn được thay đổi liên tục. Ảnh: NVCC
” Sáng ra thì bố mẹ và 2 con làm 4 tô bún, phở bò hoặc mì tôm chẳng hạn. Tô nào cũng có nước dùng, có rau và thịt bò, gà, tôm tùy ý. Ví dụ thịt bò khoảng 2 lạng cho 3-4 bát. Tính tổng ra chỉ hết khoảng 60 ngàn đồng mà lại rẻ hơn, chất lượng và đảm bảo vệ sinh hơn khi ăn hàng “, chị chia sẻ.
Làm giàu không khó: 8 cách hiệu quả giúp bạn ngừng lãng phí tiền bạc
Chìa khóa để bạn ngừng chi tiêu lãng phí là tạo thói quen sử dụng tiền tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy hiểu bản thân và hiểu tiền của bạn.
(*) Bài viết là chia sẻ của Rachel Cruze, tác giả nhiều cuốn sách bán chạy, chuyên gia tài chính và người dẫn chương trình The Rachel Cruze Show. Cô từng xuất hiện trên nhiều chương trình như Good Morning America, Today, Live With Kelly & Ryan...
Mọi người tiêu tiền vì rất nhiều lý do và dưới đây là kế hoạch giúp bạn ngừng lãng phí tiền bạc.
1. Biết bạn đang tiêu tiền vào việc gì
Lập và tuân thủ ngân sách mỗi tháng là những gì bạn cần làm để không mắc nợ và thoát khỏi nợ nần. Nếu là lần đầu tiên lập ngân sách, bạn có thể ngạc nhiên khi biết số tiền không hề nhỏ mình đang chi tiêu mỗi tuần (mỗi tháng) cho những thứ nhỏ nhặt như cà phê, bữa trưa hay đồ ăn nhanh
Khi bạn thực hiện lập ngân sách đầu, hãy đảm bảo các nhu cầu cơ bản của bạn được trang trải là: thức ăn, nơi ở, phương tiện di chuyển, các tiện ích khác. Đây là những nhu cầu cần thiết của bạn. Tất nhiên, cần rõ ràng rằng truyền hình cáp hay Netflix không phải là nhu cầu cơ bản.
2. Khiến ngân sách phù hợp với bản thân
Nếu đây là ngân sách đầu tiên của bạn, hãy xác định một cách thoải mái rằng sẽ phải mất một vài tháng để bạn đưa ra mức ngân sách phù hợp với bản thân mình. Nếu đã có kinh nghiệm lập ngân sách, hãy xem xét lại các khoản chi tiêu hàng tháng của mình để tìm các cách khác để cắt giảm chi tiêu.
Đừng quá nghiêm khắc đưa bản thân vào một chế độ tiết kiệm hà khắc bởi điều này cũng giống như khi bạn bắt đầu giảm cân với một lịch trình quá khắc nghiệt. Bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc và dẹp đi tất cả những kế hoạch đã đề ra mà thôi.
3. Lên kế hoạch mua sắm
Bạn đã hết dầu gội và kem đánh răng. Vậy là bạn xách túi bước đến siêu thị ngay gần nhà. Thế nhưng, khi đẩy xe hàng đi tìm hai sản phẩm kia, bạn bỗng bị thu hút bởi rất nhiều, rất nhiều sản phẩm khác. Đó có thể là chiếc sạc điện thoại di động với nhiều màu sắc, món đồ chơi cho con hay đơn giản chỉ là những đồng trang trí trông hay hay mà bạn nghĩ rằng sẽ rất xinh khi đặt ở góc này, góc nọ.
Một vài hành động mua sắm bốc đồng, tùy ý tưởng chừng như vô hại song có thể khiến ví tiền của bạn "bốc hơi" một cách nhanh chóng. Chỉ cần mua 2 sản phẩm nhưng bạn lại bước về nhà khệ nệ với các túi cầm trên tay.
Hãy lên kế hoạch trước khi mua sắm để đảm bảo rằng mình không chi tiêu lệch ra danh sách đó, không chi tiền cho những sản phẩm không thực sự cần thiết.
4. Ngừng tiêu tiền cho ăn ngoài
Thay đổi cách bạn tiêu tiền cho thực phẩm là một trong những cách dễ nhất giúp bạn tiết kiệm tiền. Tất cả chúng ta đều biết rằng, đi ăn ngoài rất đắt đỏ dù tiện lợi. Nếu bạn đang chi 50 nghìn cho một bữa trưa, con số này sẽ là 250 nghìn cho 5 bữa một tuần và 1,1 triệu một tháng (cho 22 ngày). Hãy thử nhân con số đó lên với 1 năm hay dài hơn và nghĩ xem, mình có thể làm điều gì với nó.
Thay vì chi tiền cho những bữa ăn ở ngoài đắt đỏ và khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy lên kế hoạch cho việc tự chuẩn bị đồ ăn. Bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn biết được nguồn gốc của thực phẩm. Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải nói không với mọi lời rủ rê, quan trọng là bạn biết cách cắt giảm và đảm bảo rằng nó nằm trong ngân sách của mình.
5. Chống lại bẫy mua sắm
Có ai mà không thích những cơ hội mua hàng giá hời chứ! Các nhà bán lẻ biết khách hàng của họ và họ cũng biết sức hút không thể cưỡng lại của những chương trình khuyến mại. Nhưng tất cả những khoản tiết kiệm này thực sự khiến bạn tiêu tốn bao nhiêu tiền?
Nếu bạn mua một chiếc áo len mà bạn chưa bao giờ có ý định mua chỉ vì nó được giảm giá 25%, sự thật là bạn đang phải trả nhiều hơn 75% chiếc áo đó so với dự định. Đó vẫn được gọi là chi tiêu chứ không phải tiết kiệm.
Hãy tránh những cái bẫy mua sắm này bằng cách lập danh sách trước khi đi! Sau đó, thực hành kỷ luật bản thân, không mua chỉ vì sản phẩm đó được giảm giá hay có chương trình tốt.
6. Xóa nợ
Nếu bạn nghiêm túc về việc kiểm soát bội chi của mình, bạn cần phải xóa nợ thật tốt. Việc bạn mắc kẹt trong thanh toán khoản vay hoặc thẻ tín dụng (cộng thêm lãi suất) sẽ khiến bạn khó có thể xây dựng tài chính vững chắc.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà bất cứ thứ gì cũng có thể được tài trợ hoặc vay mượn. Điều này có thể mang lại cho bạn cảm giác an toàn về tài chính nhưng sự thật là an toàn tài chính đó không tồn tại. Nó khiến bạn nghĩ rằng mình đủ khả năng thanh toán cho chiếc xe mới, ngôi nhà hoặc một khoản mua sắm lớn dù không phải vậy.
Hãy nhanh chóng lập kế hoạch trả hết các khoản nợ và cam kết không mắc nợ kể từ thời điểm đó. Nhớ rằng, thẻ tín dụng là một yếu tố thúc đẩy bạn chi tiêu, cho phép bạn tiêu số tiền mà bạn thậm chí không có.
7. Biết trì hoãn
Nếu bạn đang gặp khó khăn với ngân sách và danh sách mua sắm mới của mình, hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ sử dụng món đồ muốn có đó thế nào mỗi tháng.
Chiếc áo len đó sẽ vẫn đẹp sau một vài lần giặt chứ? Con bạn sẽ vẫn chơi với bộ đồ chơi đắt đỏ đó chứ? Liệu những đôi giày rẻ tiền đó có tồn tại được đến mùa sau?
Phần lớn thì câu trả lời sẽ là: Không. Nếu bạn vẫn muốn nó thì sao? Hãy để đó và cho bẩn thân thời gian chờ đợi. Nếu đó là sản phẩm có giá trị lớn, hãy tính toán ngân sách thời gian tới và ra quyết định sau 7 ngày, thậm chí là 1 tháng. Nếu bạn vẫn yêu thích nó, bạn sẽ có thể mua mà không cảm thấy tội lỗi vì điều đó đã nằm trong ngân sách của mình.
8. Thách thức bản thân để đạt được mục tiêu mới
Hãy thử thách sức mạnh ý chí của bạn bằng cách chỉ mua những vật dụng cần thiết trong một tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi số lượng những thứ mà bạn thực sự cần. Bạn cũng sẽ có thể xác định những thứ bạn không nhất thiết phải có, chỉ đơn giản là muốn có để cắt giảm khi muốn tiết kiệm.
Chìa khóa để bạn ngừng chi tiêu lãng phí là tạo thói quen sử dụng tiền tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy hiểu bản thân và hiểu tiền của bạn.
Bà nội trợ có thâm niên 20 năm sắm Tết mách bạn thời điểm mua đồ thực phẩm cho Tết trong 2 tuần vừa tiết kiệm vừa tươi ngon Vào ngày Tết, gia đình chị Lê Thị Hoa ở Vạn Phúc, Hà Nội thường hay lên kế hoạch mua sắm Tết sớm và làm những món ăn đặc trưng để dự trữ trong tủ lạnh cho 1 tuần, hoặc có thể 2 tuần. Theo chị Hoa, từ ngày mùng 2-3 Tết nhiều chợ đã bắt đầu thấy có người bán hàng. Nhưng...