Mâm đặc sản của người Mường ở hồ Duồng Cốc
Cá chạch làn là đặc sản ở hồ Duồng Cốc (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa). Chúng sống dưới các hang đá sâu dưới đáy hồ và phải đánh bắt bằng lưới bát quát – một loại lưới ống vuông gồm nhiều ngăn, có các cửa cho cá vào (và không thể ra) mở so le ở hai mặt hai bên.
Món cá chạch làn nướng là đặc sản của người Mường vùng hồ Duồng Cốc.
Trong chuyến công tác về huyện miền núi Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, anh bạn rỉ tai: “Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với bạn một món đặc sản rất dân dã của người Mường ở vùng hồ Duồng Cốc trên đất Bá Thước này nhé”. Sau khi công việc xong xuôi, anh chàng hăm hở đưa tôi vượt hơn 20 km từ thị trấn Cành Nàng về hồ Duồng Cốc.
Hào – chàng trai Mường rắn rỏi, con rể của gia đình – tươi cười dẫn chúng tôi ra chòi trên mặt hồ nghỉ ngơi để anh làm đồ ăn. Mâm cơm Mường đãi khách của Hào hoàn toàn là các sản vật tự nhiên tại hồ Duồng Cốc này và chủ yếu là nướng: gà thả rừng, cá trôi, cá rô phi nướng tươi, cá chạch làn ướp gừng và muối ớt nướng vàng.
Gà trống làm sạch bỏ lòng, ướp với muối, dầu ăn và hạt mắc khén khoảng 1 giờ rồi đem kẹp tre nướng trên than hồng. Hào liên tục đảo gà trên bếp và phết nước ướp khắp con gà. Cá trôi, cá rô phi rửa sạch ướp muối khoảng 1 giờ rồi kẹp vỉ đem nướng trên lửa than.
Món quan trọng nhất: chạch làn nướng. Những con cá chạch làn béo núc (khoảng 6-8 con/kg) bắt lên được tuốt muối làm sạch rồi đem ướp muối và gừng trong khoảng 1 giờ trước khi nướng. “Ướp với gừng làm thịt con cá rất thơm” – Hào bật mí.
Video đang HOT
Khi tất cả đã chín vàng thơm phức trong khu bếp rộng rãi, “bếp trưởng” Hào í ới gọi vọng lên trên nhà sàn, mấy người trong nhà liền ào xuống sắp xếp, lên mâm.
Mâm cơm Mường được bày trên một bàn gỗ dài và thấp trên một căn lán lộng gió ven hồ. Một tàu lá chuối tươi xanh đã rửa sạch được rải lên mặt bàn, các món nướng được bày trực tiếp trên tàu lá chuối, các thố xôi Mường bằng tre đan được đặt dọc theo chiều dài chiếc bàn. Và không thể thiếu chai rượu táo mèo cho ấm bụng.
Trời đã tối, ai nấy đều đã đói bụng. Ngồi bệt xung quanh mâm đặc sản nướng của người Mường, chúng tôi ai nấy đều thấy cồn cào vì mùi thơm bốc lên. Cắn miếng chạch làn nướng muối gừng, vị thịt vừa ngọt, dai vừa thơm lừng, chiêu một ngụm rượu táo mèo, ôi cảm giác thật tuyệt vời, thật đáng công lặn lội đường xa đến với hồ Duồng Cốc này.
Cá ở hồ Duồng Cốc sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên nên rất sạch và chắc thịt. Toàn món dân dã nhưng đều được mọi người “xử lý” say sưa. Khi tiễn tôi ra về sau chuyến công tác, anh bạn xứ Thanh nháy mắt: “Lần sau về xứ Thanh công tác, lại lên xứ Mường ăn đặc sản hồ Duồng Cốc nhé”.
Bánh ống lá dứa - đặc sản trứ danh miền Tây giữa lòng Hà Nội
Bánh ống lá dứa là đặc sản nổi tiếng của người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Nếu chưa có dịp đặt chân đến miền Tây, bạn vẫn có thể thưởng thức món bánh ngay giữa lòng Hà Nội.
Về hình thức, nếu chỉ nhìn thoáng qua, nhiều người nghĩ rằng chiếc bánh ống lá dứa là bánh cốm. Với nguyên liệu và cách làm đặc biệt, loại bánh này là món ăn dân dã nổi tiếng ở miền Tây và món ăn vặt ngon trứ danh ở TP.HCM. Thời gian gần đây, món ăn này được "du nhập" tới Hà Nội và đang trở thành món ăn vặt được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Bánh ống lá dứa là một trong những món ăn vặt đang thu hút giới trẻ Hà thành.
Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, bao gồm bột lá dứa, bột gạo, bột nếp, bột khoai, cốt dừa, đường cát trắng, đậu phộng, mè rang, dừa khô. Thời gian đợi một chiếc bánh ra lò chỉ khoảng 3-4 phút.
Trong lúc đó, khách mua hàng có thể chiêm ngưỡng toàn bộ quy trình làm bánh rất lôi cuốn, bắt mắt.
Bánh được làm tương tự một số loại kem ống.
Điểm độc đáo của loại bánh này chính là khuôn bánh và nồi hơi. Trước đây, người Khmer thường làm bánh với loại khuôn tre mộc mạc, rỗng ruột có từ 3-4 ống đựng bánh. Mỗi ống có độ dài khoảng 5-7 cm.
Ngày nay, đa số người bán bánh ống sử dụng nồi hơi bằng inox. Nồi hơi này có số lượng ống nhiều hơn tùy theo yêu cầu của người bán hàng.
Bàn tay tỉ mỉ của những người làm bánh.
Bên trong mỗi ống gắn một que vuông góc với bề mặt nắp ống. Que này dùng để lấy bánh ra khỏi ống sau khi bánh chín. Nồi hơi đặt phía dưới các ống, bốc hơi nước lên và làm chín đều các bánh.
Mỗi chiếc bánh ống lá dứa sau khi ra lò thường được gói trong tàu lá chuối vừa vặn. Khi mở lá chuối xanh quanh bánh, mùi thơm ngọt ngào tỏa ra, bạn ngắm nhìn màu xanh đẹp mắt của lá dứa và sẽ muốn thưởng thức ngay.
Bánh được cuốn trong lá chuối trước khi thưởng thức.
Nếu muốn thưởng thức món bánh, bạn có thể ghé qua một số nơi như đường Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng... Các xe bánh ống nằm trên các con phố này vào khoảng thời gian 17h-20h hàng ngày.
Mỗi chiếc bánh ống lá dứa có giá bình dân chỉ 5.000 đồng/chiếc, bánh nhỏ nhưng có thể giúp bạn no lâu. Những ai từng một lần thưởng thức bánh ống lá dứa chắc chắn sẽ muốn ăn thêm những lần tiếp theo.
Về U Minh Hạ thưởng thức "đệ nhất đặc sản" nhộng ong hấp lá bầu Về U Minh Hạ không chỉ có mật ong rừng, mà du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng, trong đó không thể bỏ qua món nhộng ong hấp lá bầu. Nhắc đến U Minh Hạ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến mật ong rừng, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cà Mau. Nhưng sẽ thiếu sót...