Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngon đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ là đây chứ đâu!
Nếu như hầu hết các chị em cúng Tết Đoan Ngọ khá đơn giản với cơm rượu và trái cây thì chị Nguyên Hạnh đến từ Thái Bình lại có một mâm cúng Tết Đoan Ngọ vô cùng hoành tráng và đẹp mắt!
Với chủ đề hoa sen rất phù hợp với mùa sen đang nở rộ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ năm nay của Facebooker Nguyên Hạnh được bày trên bộ chén bát xếp thành hình hoa sen vô cùng đẹp mắt. Chính vì thế khi chị Hạnh đưa mâm cúng Tết Đoan Ngọ này lên Group Facebook “Bếp ấm thân thiện”, đã có tới hơn 700 lượt tương tác chỉ trong một thời gian ngắn. Hầu hết các mẹ đều tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ đối với tác giả cũng như mâm cúng Tết Đoan Ngọ tỉ mỉ, đẹp mắt này.
Liên hệ với tác giả mâm cúng Tết Đoan Ngọ trên, chị rất vui mừng được chia sẻ độc quyền với aFamily những hình ảnh từng món ăn trong mâm cỗ cũng như cách làm một số món mới lạ xuất hiện lần đầu trong thực đơn của chị. Mời các chị em cùng tham khảo cách làm mâm cúng này, hi vọng các bạn sẽ có thêm ý tưởng nấu nướng cũng như trình bày mâm cúng của gia đình mình vào ngày mai – Tết Đoan Ngọ – 5/5 âm lịch.
Mâm cúng của chị Nguyên Hạnh có các món sau:
1. Xôi lá cẩm
2. Nộm ngó sen tai heo
3. Đậu phụ rán
4. Bánh dầy đỗ
5. Gà chọi xào sả ớt
6. Thịt thỏ chiên sả
7. Đuôi bò hầm củ sen
8. Vịt om sấu
9. Chè hạt sen đường phèn
10. Trà mạn ướp sen
11. Cơm sen
12. Hoa quả các loại
Cách làm từng món cụ thể mời bạn bấm vào hình ảnh hoặc đọc hướng dẫn bên dưới nhé!
1. Xôi lá cẩm
Xôi lá cẩm lên màu nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng lá cẩm bạn sử dụng khi đồ xôi. Mời bạn bấm vào hình ảnh phía trên hoặc bấm VÀO ĐÂY để tham khảo cách nấu xôi lá cẩm nhanh gọn bằng nồi cơm điện nhé!
Video đang HOT
2. Nộm ngó sen tai heo
Ngó sen tươi rửa sạch ngâm với chút nước cốt chanh cho trắng. Vớt ngó sen, để ráo nước. Cà rốt bào sợi, tai heo làm sạch luộc chín, để nguội rồi thái sợi, xoài xanh gọt vỏ bào sợi. Cho ngó sen, tai heo, cà rốt, xoài vào thố, thêm bột canh, mì chính, đường, ớt băm, nước cốt chanh vào trộn đều. Sau đó cho rau thơm (kinh giới, rau mùi) thái nhỏ vào và rắc lạc rang đập dập lên là được. Có thể pha nước mắm chua ngọt cho món nộm ngó sen tai heo này bạn nhé!
3. Đậu phụ rán
Đậu phụ mình thích ăn và cảm nhận độ béo mềm của miếng đậu nên khi mua về mình để nguyên miếng, rán giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm mượt cực ngon. Nếu thích bạn có thể cắt đậu ra thành nhiều miếng nhỏ rồi chiên nhé!
4. Bánh dầy đỗ
Món bánh dầy đỗ bạn có thể mua sẵn vì làm cũng không nhanh do công đoạn nhào bột, sên nhân khá mất thời gian và công sức. Nếu muốn biết cách tự làm món bánh dầy đỗ thật ngon, mời bạn theo dõi trên mục Ăn ngon Khéo tay của aFamily vào lúc 11h15′ thứ Ba tuần tới – ngày 11/6 bạn nhé!
5. Gà chọi xào sả ớt
Nếu không mua được gà chọi cho món này thì bạn dùng gà ta cũng rất ngon nhé. Để tham khảo cách làm món gà xào sả ớt bạn có thể bấm vào hình ảnh phía trên hoặc bấm VÀO ĐÂY nhé!
6. Thịt thỏ chiên sả
Thịt thỏ cắt miếng ướp với sả băm, hành băm, tỏi băm và chút nước mắm, bột canh, mì chính khoảng 30 phút. Bắc chảo lên bếp cho dầu sôi già thì cho thịt thỏ vào chiên vàng. Thái sả cho vào chiên cùng cho thơm là được.
7. Cơm sen
Gạo vo sạch nấu cơm chín với vài cánh hoa sen cho thơm. Cà rốt, đậu Hà Lan hoặc đậu cô ve thái hạt lựu.
Hạt sen tươi bỏ tâm luộc chín. Tôm luộc bóc vỏ thái hạt lựu. Thịt nạc vai thái hạt lựu. Phi hành với chút dầu ăn cho thơm thì cho tất cả nguyên liệu trên vào xào chín, nêm gia vị vừa miệng (dùng bột canh, mì chính hay hạt nêm tùy thích). Sau đó cho cơm vào đảo cùng. Cho tất cả cơm sen vào lá sen gói lại rồi hấp thêm khoảng 15-20 phút là được.
8. Đuôi bò hầm củ sen
Đuôi bò cắt khúc luộc với 1 nhánh gừng và xíu muối rồi vớt ra rửa sạch cho hết mùi hôi. Phi hành băm với khoảng 1/2 thìa dầu ăn rồi cho đuôi bò vào xào, nêm chút bột canh. Cho nước vào nồi đun khoảng 10′ thì cho củ sen cùng táo đỏ hạt sen vào hầm thêm 10′ nữa. Cho rau thơm, mì chính, hạt nêm, nêm nếm cho vừa miệng là được.
9. Vịt om sấu
Sấu đang vào mùa, vì thế món vịt om sấu sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Mời bạn bấm vào hình ảnh phía trên hoặc bấm VÀO ĐÂY để tham khảo cách làm món này nhé!
10. Chè hạt sen đường phèn hoặc trà ướp sen
Để đơn giản hóa món tráng miệng, mình nấu chè hạt sen đường phèn mát ngọt và chuẩn bị sẵn trà ướp sen để uống sau đó. Món chè hạt sen nấu khá đơn giản, bạn dùng hạt sen đã bỏ tâm, luộc chín mềm rồi nấu ít nước đường phèn ăn kèm. Bấm VÀO ĐÂY nếu bạn muốn tham khảo thêm một cách nấu chè hạt sen cực ngon nhé!
11. Trái cây các loại
Năm nay mâm trái cây mình chuẩn bị mận, đào, ổi là các loại trái cây miền Bắc, ngoài ra mình kèm thêm chôm chôm và trái bòn bon là những loại trái cây đặc trưng của miền Nam. Bạn có thể dùng bất cứ loại trái cây nào gia đình mình yêu thích để bày mâm trái cây vừa đẹp vừa ngon nhé!
Giới thiệu nhân vật:
Tác giả của mâm cúng Tết Đoan Ngọ bắt mắt trên đây là chị Nguyên Hạnh sinh năm 1982 – một bà mẹ xinh đẹp với 3 con, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Thái Bình. aFamily cảm ơn chị Hạnh đã chia sẻ những hình ảnh và công thức món ăn ngon – đẹp mắt với độc giả của chúng tôi. Hi vọng thời gian tới chị Hạnh sẽ còn chia sẻ thêm nhiều công thức đồ ăn, thức uống nữa trên aFamily nhé!
Theo afamily
Cách làm bánh gio dẻo thơm cho ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Thay vì mua ngoài hàng, bạn có thể tự tay làm món bánh gio dẻo thơm để bày biện lên mâm cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gio cho ngày Tết Đoan Ngọ
- 500 g gạo nếp
- 100 g đậu xanh bỏ vỏ
- 500 g lá dong nhỏ (có thể thay thế bằng lá chuối)
- 1 bó dây lạt
- 2 lít nước tro
Cách làm bánh gio cho ngày Tết Đoan Ngọ
- Bước 1: Gạo nếp đãi sạch nhiều lần, sau đó ngâm vào âu nước lạnh to có hòa 1 ít muối trong thời gian 5-6 tiếng.
Sau đó bạn vớt gạo ra để ráo rồi ngâm gạo nếp vào nước tro (pha nước tro với nước lọc theo tỉ lệ 1:1), mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20-22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng.
Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thử bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.
Sau đó thì mang gạo xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (0,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.
- Bước 2: Làm nhân bánh
Đậu xanh đã xát vỏ đãi sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu tầm 30p cho đậu xanh chín mềm.
Khi đậu xanh vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu tơi mịn ra, hoặc có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay thật mịn.
- Bước 3: Luộc lá dong
Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 4: Gói bánh
Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá rồi cho đậu xanh lên. Cuộn lá lại và dùng lạt hoặc dây buộc chặt. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.
- Bước 5: Luộc bánh
Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 - 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước.
Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.
Chỉ với những bước đơn giản trên bạn đã có ngay món bánh gio thơm ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo eva.vn
Mẹ tôi có cách làm rượu nếp cực ngon, Tết Đoan Ngọ tôi học làm theo chuẩn không cần chỉnh! Tết Đoan Ngọ trong tôi là buổi sáng hít hà mùi nhang mẹ thắp hương và mong chờ được ăn những bát rượu nếp ngọt ngào thơm phức. Học công thức từ mẹ, nay tôi cũng có thể tự làm được món ăn này rồi! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm rượu nếp cái: - 1.5kg gạo nếp cái...