Mâm cơm dân dã của bà nội trợ trẻ Yên Bái khiến chồng “say cơm vợ”, đặc biệt chi phí tiền ăn không quá 3 triệu 1 tháng cho gia đình 6 thành viên
Mỗi mâm cơm đều là tâm huyết tình cảm thương yêu dành cho người thân trong gia đình. Vậy nên dù bận cỡ nào, bà mẹ trẻ này vẫn luôn dành thời gian nấu những món ngon nhất cho cả nhà.
Chị Ngần làm công việc tự do tại nhà, không quá áp lực về giờ giấc nên có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình như dọn dẹp nhà cửa chăm sóc con cái, nội trợ, nấu ăn.
Chị Ngần kể, chị vốn rất thích chuyện bếp núc nên khi có gia đình, nhất là có con chị đầu tư rất nhiều thời gian đứng bếp để có thể nấu những bữa cơm ngon cho cả nhà. Thậm chí một ngày không nấu ăn chị lại cảm thấy trống trải thiếu vắng.
“Để nấu được những bữa cơm đầm ấm mình luôn luôn dồn cả tâm huyết, tình cảm của mình vào mỗi món ăn để các thành viên trong gia đình có thể thấy, cảm nhận được tình thương, sự quan tâm mình dành cho họ. Vì vậy có thể nói, với mình mâm cơm chính là sợi dây gắn kết mọi người trong nhà lại gần nhau hơn. Đó chính là lý do mình luôn coi trọng giá trị tinh thần của bữa cơm gia đình”, chị Ngần tâm sự.
Chị Ngần vốn rất thích chuyện bếp núc nên khi có gia đình, nhất là có con chị đầu tư rất nhiều thời gian đứng bếp để có thể nấu những bữa cơm ngon cho cả nhà
Nhà chị Ngần gồm 6 thành viên là mẹ chồng, hai vợ chồng chị và ba con nhỏ. Bé lớn nhất 9 tuổi, bé nhỏ nhất hơn 3 tuổi.
Tổ ấm hạnh phúc của vợ chồng chị Ngần
Chị Ngần cho hay, nhà chị ở nông thôn nên rau củ quả hầu như tự cung tự cấp, cây nhà lá vườn, tới bữa chạy ra hái. Gà vịt cũng tự nuôi nên nguồn thực phẩm của nhà chị tuyệt đối an toàn, đảm bảo.
Vì nhà nuôi 3 con nhỏ trong độ tuổi bỉm sữa tới trường nên mọi khoản chi tiêu của nhà chị đều phải hoạch định cụ thể, tuyệt đối đề cao phương châm tiết kiệm. Vợ chồng chị Ngần quy định một tháng ngoài những thứ gia đình nuôi trồng được sẽ chỉ tiêu thêm 3 triệu vào tiền đi chợ mua thực phẩm nấu ăn.
“Khi lựa thực phẩm, mình thường mua đồ ăn theo kilôgam rồi về chia nhỏ thành từng phần bảo quản tủ lạnh vì nhà mình rất xa trung tâm thành phố. Nhiều khi muốn mua thực phẩm tươi ngon mà không có nên mình thường phải dự trữ nhiều.
Mỗi lần đi chợ, mình ngồi ghi chi tiết các thực phẩm cần mua và nhất quyết chỉ sắm đúng những thứ nằm trong danh sách. Nếu không thật sự cần thiết, mình sẽ không tiêu lạm phát”, chị Ngần kể.
Video đang HOT
Chị Ngần cũng cho hay, khi nấu nướng chị sẽ kết hợp nấu nhiều món nhưng mỗi món chỉ nấu một ít để vừa đảm bảo đa dạng thức ăn vừa không bị thừa thãi lãng phí.
Bữa cơm chị Ngần sẽ nấu nhiều món tuy nhiên trong đó chỉ có hai món đạm còn lại thường sẽ là rau củ quả
Chị Ngần chia sẻ: “Vì kinh tế chưa được dư giả, cuộc sống còn vất vả nên trong bữa cơm mình sẽ nấu nhiều món tuy nhiên trong đó chỉ có hai món đạm còn lại thường sẽ là rau củ quả. Bữa nào mình cũng nấu ít nhất 3 món trở lên, có thể là rau nhưng chế biến nhiều cách cho đa dạng, nhìn bắt mắt và liên tục đổi thực đơn để các thành viên đỡ ngán”.
Gà rán 70k, gà luộc 70k, tôm rang 30k., bí đao luộc 3k, dưa hấu 10k cùi dưa hấu làm nộm tận dụng từ quả dưa hấu không bỏ đi đỡ bị lãng phí. rau tầm bóp nấu canh 3k. Bún ăn kèm 10k, Nước chấm gia vị 10k nữa.
Nửa con gà hầm lá ngải thuốc bắc 70k, nhộng ong xào lá lốt bắt ở trên núi không mất tiền. Canh rau đay mướp 5k, đậu bắp xào tỏi 7k, cà muối 2k
Tôm rang 25k, cà muối 2k, đỗ đũa luộc 3k, măng cuộn thịt khoảng 25k
Chính nhờ sự tỉ mỉ, chịu khó đổi khẩu vị bữa ăn mà mọi người trong nhà ai đều thích ăn cơm chị Ngần nấu.
“Chồng mình nghiện cơm vợ lắm. Một ngày không được ăn cơm vợ là anh ấy nhớ nên hầu như không ăn cơm quán bao giờ. Đói mấy cũng về ăn cơm vợ. Điều đó khiến mình càng có thêm động lực vào bếp nghĩ nhiều món hơn”.
Đới với chị Ngần, tiêu chuẩn một bữa cơm gia đình quan trọng nhất là phải đảm bảo chất dinh dưỡng, ngon và đẹp mắt.
“Vì nhà có 3 con nhỏ nên mình sẽ ưu tiên trang trí bắt mắt để kích thích các con ăn ngon miệng hơn. Và mỗi bữa cơm nấu phải vừa đủ nữa tránh tình trạng dư thừa lãng phí”, chị Ngần chia sẻ.
Mâm cơm đậm vị quê hương của bà nội trợ người Việt sống tại Nhật
7 năm xa quê nhưng mỗi mâm cơm của bà nội trợ người Việt này luôn mang đậm hương vị quê hương giúp các thành viên trong gia đình vơi đi nỗi nhớ nhà.
Tốt nghiệp đại học sư phạm, là cô giáo cấp 3 nhưng sau khi kết hôn chị Hồng Hào đã theo chồng sang Nhật sinh sống.
Chị Hào chia sẻ, chị theo chồng sang Nhật Bản định cư tính tới nay được hơn 7 năm. Đi xa, nhớ quê hương bản quán nên chị luôn cố gắng duy trì giữ những nét văn hóa riêng của quê nhà trong nếp sinh hoạt mỗi ngày của gia đình.
Đặc biệt mâm cơm chính là nơi chị thể hiện được nhiều nhất nét văn hóa ẩm thực của người Việt. Mỗi món ăn, từ hương vị, cách chế biến đều nhắc nhở các thành viên gia đình chị nhớ tới đất nước Việt Nam. Vì vậy khi nấu chị luôn cố hết sức để thể hiện đúng hương vị Việt của từng món ăn ấy.
Chị Hồng Hào cùng gia đình định cư bên Nhật đã gần chục năm
Theo chị Hào, thực tế trong chi tiêu nội trợ làm sao để tiết kiệm mà vẫn có bữa ăn ngon là một bài toán khó. Nhất là ở Nhật, chi tiêu sinh hoạt đắt đỏ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Để giữ được mức chi tiêu ổn định, tiết kiệm, khoa học chị Hào phải lên kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho từng tuần từng tháng thật rõ ràng.
Dưới đây là bí quyết quản lý chi tiêu nội trợ của chị Hào:
"Trước khi đi siêu thị mình sẽ lên trước thực đơn cho cả tuần. Trong đầu mình hình dung cụ thể từng mâm cơm và món ăn cụ thể cho mỗi ngày, sau đấy ghi ra giấy những nguyên liệu cần mua để nấu các bữa cơm đó. Khi thực đơn cho cả tuần đã hoàn thiện mình mới đi siêu thị. Đặc biệt mình chỉ mua đúng những thứ đã liệt kê trong giấy với số lượng vừa đủ. Áng chừng dùng hết từng nào mua từng đó, không mua nhiều, tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, sau khi đi siêu thị về mình luôn giữ lại hóa đơn từng ngày, ghi chép lại để biết ngày nào chi tiêu nhiều, ngày nào ít từ đó có cách cân đối cho vừa phải, tránh bị chi tiêu quá tay.
Thêm nữa, gần nhà mình cũng có khá nhiều siêu thị, mình tranh thủ thời gian đi tham khảo giá cả của các siêu thị rồi chọn siêu thị có giá rẻ hơn chút để thường xuyên ra đó mua đồ".
Tuy đã định cư ở Nhận Bản gần chục năm song mỗi bữa cơm gia đình của chị Hào luôn mang đậm hương vị Việt Nam
Cũng theo chị Hào, tiêu chí dành cho một bữa cơm gia đình của chị phải đầy đủ thành phần chất đạm, rau củ quả... Không cần thiết phải là sơn hào hải vị mới là ngon, bổ dưỡng hấp dẫn người ăn. Quan trọng là biết cách lựa thực phẩm, biết cách kết hợp các loại với nhau để tạo lên một mâm cơm ngon, giàu chất mà chi phí lại phải chẳng. Đấy mới là điều làm đau đầu các bà nội trợ.
Thịt gà luộc lá chanh, rau muống luộc, miếng măng - toàn những món ăn mang đậm hương vị quê hương chị Hào làm để chồng con thưởng thức cho vơi đi cảm giác xa quê, nhớ nhà
Chị Hào bật mí, mỗi bữa cơm nhà chị thường chi tiêu trong trong khoảng 200k đến 300k. Chị cho biết mức chi tiêu bên Nhật đắt đỏ hơn ở Việt Nam. Nhất là hoa quả vậy nên để giảm chi phí, chị Hào luôn mua hoa quả theo mùa. Các loại quả như táo, lê, cam có giá re hơn chút, mỗi quả khoảng 20 ngàn. Dâu tây hay cherry 1 khay khoảng 80 ngàn, được 1 đĩa nhỏ.
Trung bình 1 bữa cơm của gia đình chị Hào tầm 200 - 300k
Chị Hào phơi cải muối dưa
Tuy mức chi tiêu sinh hoạt ở Nhật cao hơn hẳn ở Việt Nam song với niềm đam mê nội trợ cùng kế hoạch chi tiêu hợp lý, mỗi mâm cơm của gia đình chị Hào luôn đảm bảo tiêu chí ngon, bổ, chất lượng, giá cả phải chăng. Và hơn hết mỗi mâm cơm ấy đều mang đậm hương vị quê hương. Đấy chính là điều mà cả chị Hào và các thành viên trong gia đình chị đều tâm đắc nhất.
"Ngó" mâm cơm gia đình cho 4 người ăn thoải mái chỉ bằng tiền ăn bát bún ngoài hàng 25-50 ngàn đồng mà vẫn đầy đặn, đủ dưỡng chất của hai bà nội trợ đảm Chỉ với chi phí cực ít ỏi, chỉ với 25-50 ngàn đồng - số tiền bằng khi ăn 1 bát bún ngoài hàng, nhưng nhờ tài nội trợ của những bà vợ đảm, khéo vén mà bữa cơm gia đình vẫn đầy đủ dưỡng chất và khá đầy đặn. Mâm cơm 50 nghìn đồng của mẹ đảm ở Hà Nội Nhà chị Lê...