Malaysia lập căn cứ mới ở biển Đông
Bộ Quốc phòng Malaysia công bố kế hoạch thành lập quân đoàn thủy quân lục chiến và xây dựng một căn cứ hải quân ở biển Đông.
Binh sĩ Malaysia và Mỹ trong cuộc tập trận CARAT hồi tháng 6.2013 – Ảnh: Janes.com
Ngày 20.10, BBC dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Malaysia cho hay căn cứ hải quân trên được thành lập tại thị trấn Bintulu, nằm sát biển Đông để bảo vệ vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, thông cáo không nêu rõ thời gian xây dựng cũng như sức chứa của căn cứ.
Căn cứ mới chỉ cách bãi ngầm James, địa điểm tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, khoảng 110 km. Bãi ngầm James cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km, cách bờ biển phía nam Trung Quốc đến 1.800 km và là điểm tận cùng phía nam trong bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý do Bắc Kinh đơn phương vạch ra trên biển Đông. Hồi tháng 3, giới quan sát sửng sốt và nhiều quốc gia vô cùng quan ngại khi 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến khu vực bãi ngầm James trong một đợt diễn tập. Malaysia từng khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở nơi đây “hoàn toàn không có căn cứ và nhằm chiếm đoạt tài nguyên”.
Bên cạnh đó, hãng thông tấn Bernama dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein tuyên bố Malaysia sẽ đưa vào hoạt động 6 chiến hạm cận bờ (LCS) từ năm 2018 cũng như tăng cường mua sắm tàu đổ bộ và chiến đấu cơ. Theo ông, LCS sẽ trở thành đội tàu chủ lực của hải quân hoàng gia Malaysia với nhiệm vụ tuần tra các vùng biển có tiềm năng kinh tế cao.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ trưởng Hishammuddin còn công bố kế hoạch thành lập quân đoàn thủy quân lục chiến với mô hình hoạt động tương tự lực lượng của Mỹ. Theo tuần báo IHS Jane’s Defence Weekly, Washington rất tán thành ý định của Kuala Lumpur. Hồi tháng 6.2013, trong cuộc tập trận CARAT giữa Mỹ với các nước ASEAN, hải quân Malaysia đã diễn tập đổ bộ với quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ.
Malaysia là nước thứ hai công khai kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân ở biển Đông trong tháng này. Trước đó, ngày 6.10, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin hải quân Philippines đã xúc tiến kế hoạch phát triển căn cứ mới ở vịnh Oyster, nằm cách quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 160 km.
Nga quan ngại nguy cơ xung đột ở biển Đông Phó chủ tịch Hạ viện Nga Nikolai Levichev đã bày tỏ quan ngại căng thẳng ở biển Đông có thể bùng phát thành xung đột vượt tầm kiểm soát trong tương lai gần. Phát biểu tại hội thảo quốc tế về an ninh và hợp tác ở biển Đông do Viện Đông phương học của Nga tổ chức tại Moscow, ông Levichev cho rằng điều quan trọng là các bên liên quan không để căng thẳng tiếp tục leo thang. Các tham luận tại hội thảo đều nhất trí cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực để thay đổi hiện trạng trên biển. Đặc biệt là cần mau chóng thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình giải quyết vấn đề biển Đông phụ thuộc phần lớn vào lập trường và thiện chí của Trung Quốc. Một trong những giải pháp tháo gỡ nút thắt là Trung Quốc phải công nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và các nước liên quan ở biển Đông, thay vì đơn phương phủ nhận hoàn toàn như hiện nay. Hội thảo có sự góp mặt của đại diện quốc hội và chính phủ Nga, cùng các chuyên gia quân sự, chính trị, luật biển hàng đầu từ nhiều nước. Viện Đông phương học cho biết để đảm bảo tính khách quan, viện không mời các chuyên gia của các nước có tranh chấp ở biển Đông.
Theo TTXVN
Malaysia lập căn cứ mới phòng TQ trên Biển Đông
Lo ngại với các hành động xâm nhập của Trung Quốc, Malaysia đã phải tăng cường sức mạnh cho hải quân của mình.
Trong một tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein cho biết quân đội nước này sẽ thiết lập một căn cứ thủy quân lục chiến và một căn cứ hải quân ở Biển Đông, ngay sát khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc.
Theo tuyên bố này, căn cứ hải quân Malaysia sẽ được thiết lập ở thị trấn Bintulu trên Biển Đông để bảo vệ khu vực xung quanh và các mỏ dầu của Malaysia. Căn cứ này cũng chỉ nằm cách bãi cạn James 60 hải lý, nơi hải quân Trung Quốc đã từng tổ chức diễn tập quân sự vào ngày 26/3 nhằm củng cố cho những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của mình trên Biển Đông.
Lính dù Malaysia diễn tập đổ bộ cùng thủy quân lục chiến Mỹ
Theo Bộ trưởng Hishammuddin, căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến sẽ là nơi phát động các chiến dịch đổ bộ với sự tham gia của cả ba quân binh chủng trên Biển Đông. Dự kiến quân đội Malaysia sẽ lấy một tiểu đoàn dù thuộc Lữ đoàn Dù 10 để làm lực lượng nòng cốt tại căn cứ này.
Bộ Quốc phòng Malaysia tuyên bố việc thiết lập căn cứ hải quân mới ở Bintulu nhằm đối phó với các hoạt động xâm nhập của tàu Trung Quốc vào lãnh hải của nước này trên Biển Đông. Mặc dù không công khai các vụ việc này để tránh căng thẳng về kinh tế nhưng gần đây Kuala Lumpur ngày càng tỏ ra lo lắng với hành động xâm nhập của tàu hải quân Trung Quốc.
Trong cuộc diễn tập quân sự hồi tháng 6, 2 trung đoàn dù của Malaysia đã thực hiện các bài huấn luyện tác chiến đổ bộ với thủy quân lục chiến Mỹ và sau đó là diễn tập đổ bộ với quân đội Pháp.
Hiện Malaysia đang thảo luận với Mỹ về các biện pháp hỗ trợ, huấn luyện và trao đổi chuyên môn đối với lực lượng lính thủy đánh bộ vì hiện nước này chưa có một phương tiện đổ bộ nào lớn sau khi tàu đổ bộ lớp Newport Sri Inderapura bị cháy vào năm 2009.
Malaysia cũng đang xem xét mua một tàu đổ bộ cỡ lớn của Pháp hoặc Hàn Quốc. Mỹ cũng đã đề nghị sẽ cung cấp cho Malaysia tàu đổ bộ USS Denver vào năm 2014 cùng với một số phương tiện đổ bộ khác, chẳng hạn như xuồng AAV-7.
Mỹ rất hoan nghênh động thái thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ và thiết lập căn cứ của quân đội Malaysia, nói rằng việc này sẽ tăng cường được hiệu quả phối hợp trao đổi thông tin và huấn luyện giữa các đơn vị lính thủy đánh bộ của hai nước.
Mỹ cũng sẽ trang bị cho thủy quân lục chiến Malaysia các trang bị còn thừa từ Afghanistan như các loại súng bộ binh, thiết bị nhìn đêm và các phương tiện chống mìn. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Malaysia trực thăng tấn công AH-1Z Super Cobra để phục vụ cho các chiến dịch bảo vệ chủ quyền trên biển.
Theo IHS
Báo Nhật: Trung Quốc đang xây căn cứ ngầm cho tàu ngầm trên Biển Đông Một tờ báo Nhật mới đây đưa tin, nhằm tăng cường hiện diện trên biển Biển Đông, Trung Quốc không chỉ đang xây dựng một căn cứ tàu sân bay mà còn thiết lập một cơ sở ngầm cho tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam nước này. Một tàu khu trục Trung Quốc rời căn cứ hải quân ở Tam Á,...