Mách bạn cách phân biệt kem Tràng Tiền thật – giả dễ dàng và nhanh nhất
Trên thị trường xuất hiện nhan nhản các loại kem có in chữ Tràng Tiền nhái với sản phẩm kem Tràng Tiền chính gốc. Điều này gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Dưới đây sẽ là cách để phân biệt được thật giả kem Tràng Tiền nhanh và dễ dàng nhất cho chị em.
Kem Tràng Tiền là thương hiệu nổi tiếng ở Hà Nội. Không chỉ là món giải nhiệt ngày hè mà đây còn là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của đất Hà Thành.
Tuy nhiên, trên thị trường lại xuất hiện rất nhiều sản phẩm kem có in chữ Tràng Tiền gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Mặc dù công ty kem Tràng Tiền chính gốc đã làm việc với các cơ quan chức năng để có những biện pháp tích cực nhưng cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều loại kem Tràng Tiền nhái được bày bán nhan nhản trên thị trường.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chị em nên biết cách phân biệt để tránh mua phải loại kem Tràng Tiền giả.
Dựa vào cách in trên bao bì của sản phẩm
Hộp kem Tràng Tiền thật (trên) và sản phẩm nhái (dưới).
Để phân biệt kem Tràng Tiền thật, chị em nên căn cứ vào cách in trên bao bì của sản phẩm. Vì các công ty hay doanh nghiệp nhỏ lẻ thì ngày sản xuất được in bằng máy thường hoặc thủ công sẽ hay xảy ra sai lệch.
Trong khi đó, với kem Tràng Tiền chính hiệu sẽ được đóng bao bì theo quy trình tiêu chuẩn nên ngày sản xuất theo số máy nhảy tự động sẽ đảm bảo độ chính xác và không có trường hợp đóng nhầm hoặc in nhầm.
Ngoài ra, các sản phẩm kem Tràng Tiền giả, nhái, kém chất lượng thường in tên công ty rất nhỏ trên bao bì, nhưng chữ “Tràng Tiền” sẽ in rất to nhằm đánh lạc hướng và tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng.
Video đang HOT
Bao bì đóng gói từng chiếc cho kem Tràng Tiền thật.
Mặt khác do sản xuất tư nhân nhỏ lẻ nên túi đựng của kem Tràng Tiền giả cũng là loại túi thủ công, đặt bao bì (túi hở) bên ngoài về, sau đó cho kem vào rồi dán hoặc hàn một đầu lại giống như dán giấy bóng kín.
Còn kem que Tràng Tiền thật bán tại các đại lý trên toàn quốc đều có bao bì đóng gói từng chiếc. Riêng kem trần (không có vỏ bọc) chỉ được bán tại số 35 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Dựa vào logo sản phẩm
Để giúp khách hàng nhận biết hàng thật, hàng nhái, theo bà Nguyễn Hồng Mai, phụ trách truyền thông cho biết, kem của CTCP Tràng Tiền chỉ có tên duy nhất là “kem Tràng Tiền”, không có bất cứ số hay chữ đứng trước hoặc đứng sau. Dưới thương hiệu “kem Tràng Tiền” đều được đăng ký rõ ràng về các chỉ tiêu kỹ thuật, hàm lượng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng với đăng ký bao bì rõ ràng.
Tại các cửa hàng sản phẩm kem đều có giấy chứng nhận do công ty đóng dấu và có logo hình kem ốc quế, dưới là số 1958 (Kem Tràng Tiền – since 1958). Logo cũng luôn có một dải uốn dọc màu nâu có cụm từ “KEM TRANG TIEN” màu trắng, kèm theo hình cây kem với các màu vàng, đỏ, trắng, nâu, đen. Tất cả được thể hiện trong một hình tròn với các màu đỏ, da cam, vàng, trắng.
Mẹo nhỏ: Chị em chỉ cần nhìn xem trên bao bì sản phẩm, nếu không có dòng chữ gồm 3 chữ “Kem Tràng Tiền” đi liền nhau thì chắc chắn đó không phải là Kem Tràng Tiền chính gốc.
Logo của kem Tràng Tiền chính hãng dạng que được đặt trên cùng, bên dưới là dòng chữ bản quyền “Kem Tràng Tiền” và vị kem được đặt ở dưới cùng. Ảnh: Công ty cổ phần kem Tràng Tiền.
Với dạng kem hộp logo sản phẩm sẽ được in ở bên phải, song song với dòng chữ bản quyền “Kem Tràng Tiền” và vị kem sẽ được đặt ở bên dưới. Ảnh: Công ty cổ phần kem Tràng Tiền.
Còn kem Tràng Tiền giả chị em có thể phát hiện nhanh chóng bằng cách nhận biết theo dấu hiệu logo sản phẩm như trên.
Bởi vì, việc in liền 3 chữ “Kem Tràng Tiền” đã được bảo hộ bản quyền tổng thể theo luật sở hữu trí tuệ. Nếu in 3 chữ “kem Tràng Tiền” liền nhau sẽ vi phạm luật nên nhiều địa chỉ làm giả chỉ có thể ghi tên kem đậu xanh hay kem cốm,… rồi ghi tên công ty Tràng Tiền.
Mặt khác, chị em cũng lưu ý rằng: Các đại lý chính thức của Kem Tràng Tiền thật đều có biển hiệu hộp đèn hình ốc quế, logo dán ở tủ kem, giấy chứng nhận đại lý và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mỗi cửa hàng đều có niêm yết bảng giá từng loại kem. Trên bảng giá có ghi hệ thống cửa hàng, địa chỉ của các đại lý chính thức.
Đặc biệt, kem Tràng Tiền chỉ bán kem ốc quế tại các cửa hàng của công ty và đại lý ủy quyền và không có các sản phẩm kem ốc quế bán sẵn.
Kem Tràng Tiền thật dạng ốc quế sẽ được gắn dòng chữ bản quyền “Kem Tràng Tiền” trên thân vỏ ốc quế.
Kem Tràng Tiền chỉ bán kem ốc quế tại các cửa hàng của công ty và đại lý ủy quyền chứ không có các sản phẩm kem ốc quế bán sẵn như thế này. Ảnh: Kem Tràng Tiền – Since 1958.
Bảng giá kem Tràng Tiền thật đã được thống nhất trên toàn quốc:
Kem cốm – 7.000 đồng/chiếc.
Kem đậu xanh/ sữa dừa/ kakao – 6.000 đồng/chiếc.
Kem hộp nhỏ: 10.000 đồng/chiếc.
Kem hộp to: 35.000 đồng/chiếc.
Kem ốc quế: 10.000/chiếc.
Kem ly: 15.000 đồng/chiếc.
Các sản phẩm kem que của Tràng Tiền thật hiện chỉ gồm 05 vị: cốm, đậu xanh, sữa dừa và kakao, khoai môn (không có sôcôla,…). Ngoài ra còn có các loại kem hộp to và hộp nhỏ, ốc quế, kem ly với các mùi vị tương tự.
Họp ĐHCĐ OCH: Kế hoạch lãi 2020 tăng 5 lần, sẽ đưa cổ phiếu khỏi diện kiểm soát sau 3 năm
OCH mục tiêu lãi sau thuế tăng 5 lần đạt 192 tỷ đồng, trong khi quý I đạt 219 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo đặt mục tiêu sẽ đưa cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát sau nửa nhiệm kỳ HĐQT 2019-2024.
Sáng 22/5, CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) họp cổ đông thường niên 2020, trình kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 997,7 tỷ đồng, giảm 18% so với năm trước. Trong khi đó, lãi sau thuế mục tiêu tăng 5 lần lên 192,6 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu riêng lẻ của công ty mẹ đặt kế hoạch giảm lần lượt 54% và 81% với doanh thu và lợi nhuận ở mức 164 tỷ đồng và 39,6 tỷ đồng.
Trong quý I, doanh thu thuần của OCH giảm 26% so với cùng kỳ do thoái vốn toàn bộ vốn góp tại CTCP Du lịch Khách sạn Suối Mơ vào đầu tháng 1 nên không còn hợp nhất kết quả. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 khiến doanh thu kinh doanh dịch vụ khách sạn của các công ty con đều giảm và mảng kinh doanh thực phẩm cũng có doanh thu thấp hơn.
Tuy nhiên, hoạt động tài chính mang về doanh thu đột biến hơn 258 tỷ đồng nhờ lãi từ thoái vốn đầu tư tại 2 công ty là CTCP Du lịch Khách sạn Suối Mơ và CTCP Dịch vụ Hỗ trợ và Phát triển Đầu tư, giúp OCH báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 219 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm.
Ban lãnh đạo nhận định với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, ngay từ đầu năm 2020, doanh thu của các công ty thành viên về kinh doanh khách sạn đã giảm 50-60% công suất phòng so với cùng kỳ năm trước vì dịch Covid-19. Tình trạng nguồn cung phòng khách sạn mới tăng ồ ạt trong giai đoạn 2018-2019 với sự xuất hiện của các tổ hợp khách sạn lớn ở Nha Trang, Đà Nẵng... Đây là những khó khăn khách quan từ thị trường đã và sẽ tiếp tục gây sức ép lên hoạt động kinh doanh của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực này.
OCH cũng có các công ty con mang thương hiệu bánh Givral và kem Tràng Tiền nhưng thị trường bánh ngọt, kem cũng phải chịu sự cạnh tranh. Nhiều thương hiệu lớn có tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng chấp nhận bù lỗ trong giai đoạn gia nhập để chiếm lĩnh thị phần.
Phiên họp cổ đông của OCH sáng 22/5. Ảnh: L.H.
Trong phần thảo luận, đề cập đến vấn đề đưa cổ phiếu khỏi diện kiểm soát, ông Nguyễn Giang Nam, Tổng giám đốc của OCH cho biết dù kết quả quý I tốt nhờ thoái vốn tại các công ty thua lỗ, công ty chưa thể bù đắp khoản lỗ lũy kế. Do đó, cổ phiếu OCH sẽ vẫn tiếp tục trong diện kiểm soát.
Ban lãnh đạo phấn đấu trong 3 năm đầu của HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ cố gắng xóa lỗ lũy kế và đưa cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát và bắt đầu trả cổ tức cho cổ đông.
Đề cập đến nợ khó đòi, trong đó có khoản phải thu của ông Hà Trọng Nam đã tồn tại hơn 7 năm, giá trị gần 600 tỷ đồng, ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch HĐQT OCH cho hay ban lãnh đạo đang đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ. Trong 2 quý cuối của 2019 và quý I của 2020, công ty đã thu hồi được 100 tỷ đồng nợ khó đòi. Năm nay, công ty sẽ thực hiện các biện pháp mạnh hơn để thu hồi nợ, bổ sung vào nguồn tiền hoạt động.
Đồng thời, cổ đông cũng bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập là ông Trần Quốc Toản, nâng số lượng thành viên độc lập lên 3 người. Lý giải việc này, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Trung cho biết nhằm tăng tính minh bạch và bổ sung nhân sự điều hành ở các công ty con trong hệ thống.
Tại đại hội, cổ đông cũng thông qua đề xuất đổi tên từ CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thành CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH. Người đứng đầu OCH cho biết việc đổi tên nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa OCH và công ty mẹ Tập đoàn Đại Dương, thay đổi nhận diện để không bị lầm tưởng có mối liên hệ với Ngân hàng Đại Dương đã được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
8 quán kem mát lạnh ở Hà Nội Kem trở thành từ khóa được nhiều người tìm kiếm trong những ngày nắng nóng. Dưới đây là một số địa chỉ gợi ý để bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại Hà Nội. Kem Tràng Tiền: Xuất hiện từ năm 1958, kem Tràng Tiền được nhắc tới là một trong những món ăn nhất định nên thử khi...