Mách bạn cách làm bánh cuốn từ cơm nguội bằng chảo chống dính
Bánh cuốn làm từ cơm nguội không những giữ được độ mềm dẻo dai đúng chuẩn mà còn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí nữa đấy. Chưa đầy 30 phút đã có ngay một món cuốn nóng hổi thơm ngon để thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Cơm nguội 50 gr
- Tinh bột gạo 100 gr
- Tinh bột năng 50 gr
- Tinh bột khoai tây 50 gr(hoặc bột bắp)
- Thịt heo xay 300 gr
- Nấm mèo 100 gr(băm nhuyễn)
- Ớt 1/2 muỗng canh
- Hành tím 3 muỗng canh(băm nhỏ)
- Nước mắm 1.5 muỗng cà phê
- Nước cốt chanh 1 muỗng canh
- Mỡ hành 1 ít
- Hành phi 1 ít
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ tiêu)
Cách làm:
- Bắc chảo lên bếp cùng 2 muỗng canh dầu ăn và làm nóng. Khi dầu nóng, cho vào 3 muỗng canh hành tím băm nhỏ rồi phi thơm.
- Tiếp theo, cho vào thêm 300gr thịt heo xay, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường. Xào thịt trên lửa vừa đến khi chín.
Video đang HOT
- Kế đến, cho vào thêm 100gr nấm mèo băm nhuyễn và tiếp tục đảo đều thêm 5 phút cho nấm chín.
- Cuối cùng, nêm nếm thêm 2/3 muỗng cà phê nước mắm, 1 ít tiêu xay, đảo đều hỗn hợp nhân bánh 1 lần nữa là hoàn tất.
- Cho vào máy xay sinh tố 50gr cơm nguội, 400ml nước rồi xay từ 1 – 2 phút cho cơm nhuyễn mịn.
- Kế tiếp, cho vào tô 100gr tinh bột gạo, 50gr tinh bột năng, 50gr tinh bột khoai tây (hoặc bột bắp), phần hỗn hợp cơm nguội xay nhuyễn, 250ml nước. Dùng phới lồng khuấy đều đến khi bột tan, hỗn hợp mịn mượt.
- Tiếp theo, lọc hỗn hợp lại qua rây cho mịn mượt, sau đó cho vào thêm 1/3 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê mỡ hành. Khuấy đều hỗn hợp 1 lần nữa là hoàn tất.
- Bắc chảo lên bếp, dùng cọ phết đều 1 lớp mỏng mỡ hành. Sau đó, bạn xịt phun sương nước từ 4 – 5 lần vào lòng chảo. Đậy nắp kín và làm nóng trên lửa nhỏ vừa trong khoảng 3 – 5 phút.
- Tiếp theo, múc 1 vá bột vào chảo rồi tráng đều, xịt phun sương nước lên mặt bánh 4 – 5 lần và đậy nắp kín 45 giây cho bánh chín rồi bạn nhẹ nhàng lấy bánh để ra dĩa.
- Làm tương tự như trên đến khi hết số bột còn lại.
- Cho vào mỗi giữ vỏ bánh 1 ít nhân thịt nấm mèo rồi gấp gọn 2 mép bên lại và cuộn tròn đều tay.
- Cho vào chén 1 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh ớt băm. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
- Xếp bánh ra dĩa, cho lên mặt 1 ít mỡ hành, hành phi là có thể thưởng thức ngay rồi.
- Bánh cuốn từ cơm nguội tráng bằng bằng chảo có cách làm cực kỳ nhanh chóng mà lại chuẩn vị không kém ngoài hành.
Từng cuốn bánh có lớp vỏ dẻo dai, mềm mịn, nhân bên trong thì bùi béo chấm ngập với nước mắm chua ngọt, cay cay, phải nói thơm ngon hết chỗ chê!
Chúc bạn thành công với món ngon mỗi ngày!
Bánh cuốn Việt Nam vào top 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới và 4 loại bánh cuốn nổi tiếng nhất
Bạn đã thử hết 4 loại bánh cuốn nổi tiếng này chưa?
Tháng 2/2023, Traveller - Chuyên trang du lịch nổi tiếng của Úc - đã đưa món bánh cuốn Việt Nam vào Top 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Không chỉ Traveller, Travel and Leisure - Chuyên trang du lịch nổi tiếng tại Mỹ liệt kê bánh cuốn cùng phở và bánh mì là 3 món ăn mà du khách cần phải nếm thử khi đến Việt Nam.
Bánh cuốn được làm từ bột gạo, tráng mỏng trên vải và được hấp chín. Đây là món ăn sáng, cũng là món quà chiều của không ít người Việt. Tùy vào đặc trưng ẩm thực từng vùng miền mà bánh cuốn có những biến tấu với hương vị riêng biệt.
Cùng với phở và bánh mỳ, bánh cuốn được khách du lịch quốc tế coi là 1 trong 3 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 loại bánh cuốn nổi tiếng của Việt Nam nhé.
1. Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Nhà văn Thạch Lam đã khẳng định bánh cuốn Thanh Trì là "quà chính tông của người Hà Nội", trong cuốn sách "Hà Nội băm sáu phố phường".
Nhà văn Vũ Bằng cũng chỉ ra cũng đã chỉ ra nét đặc biệt ở bánh cuốn Thanh Trì là tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi, "chưa đến môi đã trôi xuống cổ". Trong "Miếng ngon Hà Nội", ông kể "đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn nhưng hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên càng làm nhớ hơn thứ bánh cuốn Thanh Trì".
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Gạo để làm bánh cuốn Thanh Trì nhất định phải là gạo Khang dân với đặc điểm không quá dẻo, cũng không quá mềm để làm ra được một loại bột mịn. Gạo được ngâm khoảng 2-3 tiếng trước khi đi xay thành bột - được pha với nước với tỷ lệ phù hợp.
Tiếp theo là đến công đoạn tráng bánh. Bánh cuốn sẽ được tráng ở bên trên một lớp vải trắng, được bọc ở trong một nồi nước đun sôi đúng chuẩn 100 độ. Khi bánh đã chín, người chế biến sẽ dùng một cây đũa tre, từ từ nhấc những lớp bánh mỏng tang, màu trắng trong. Sau đó bánh sẽ được thoa thêm một lớp mỡ của hành tím rồi xếp lại.
Bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu không có nhân, được ăn kèm với đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, giấm, ớt tươi và hành phi.
2. Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) được làm từ những nguyên liệu đặc trưng giống với bánh cuốn của những vùng khác như bột gạo tẻ, mộc nhĩ, hành khô,.. Gạo để làm bánh cuốn Phủ Lý phải là gạo tám xoan loại ngon để cho chất lượng bánh tốt nhất.
Khi bánh vừa đủ độ chín, người làm bánh rắc lên một ít hành khô và vài giọt mỡ lợn để bánh được ngậy hơn.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Điểm đặc biệt của bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) nằm ở phần món ăn kèm, không phải chả lụa, chả quế mà là chả thịt nướng. Những miếng chả thịt nướng được làm từ thịt ba chỉ lợn tươi, thái mỏng. Sau đó, ướp gia vị và xiên vào que tre, nướng trên bếp than hoa. Chả thịt nướng sẽ đặc biệt ngon khi được nướng vừa lửa, phải quạt thật đều tay để bên ngoài của miếng thịt se lại nhưng vẫn giữ được độ mềm, ngọt.
3. Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh)
Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh) cũng được làm từ gạo tẻ, bánh được tráng mỏng mịn, nhưng phải đủ độ dai, mềm để không bị rách khi cuộn lấy phần nhân thịt xay, mộc nhĩ bên trong. Điểm đặc biệt của loại bánh cuốn này chính là chả mực - một trong những món ăn nổi tiếng của vùng đất cảng.
Bánh cuốn chả mực (Quảng Ninh)
Vị ngon của món bánh cuốn này nằm ở phần chả mực. Mỗi phần chả mực đều được chế biến theo tỷ lệ 95% mực tươi và chỉ có 5% các loại phụ gia, gia vị. Phải như vậy, chả mực mới có mùi thơm và độ giòn sần sật của mực.
Bánh cuốn chả mực cũng được rắc hành phi thơm, rau thơm và chấm cùng nước mắm pha với giấm, đường, ớt.
4. Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bằng còn có tên gọi khác là bánh cuốn canh vì loại bánh cuốn này sẽ không ăn cùng mắm pha loãng, mà được chan nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật.
Phần nước canh được làm từ xương ống hầm trong nhiều giờ, không có váng mỡ mà ngọt lịm, thoảng hương tủy xương, thêm chút hành hoa, rau mùi, nấm hương, mộc nhĩ và vài thìa thịt băm nhuyễn là đã có bát nước canh hấp dẫn ăn kèm bánh cuốn. Tùy theo khẩu vị, sở thích mà có người thích ăn bánh cuốn canh không hoặc thêm quả trứng, miếng giò...
Bánh cuốn Cao Bằng
Theo cách thưởng thức bánh cuốn của người Cao Bằng, bánh sẽ nhúng ngập trong bát canh được hòa thêm chút tương ớt, măng chua, dùng thìa và đũa vớt lên như khi ăn bún, phở.
Trên đây là 4 loại bánh cuốn nổi tiếng của Việt Nam. Hy vọng với những gợi ý này, bạn sẽ có thêm thông tin để phân biệt và thưởng thức những loại bánh cuốn nổi tiếng của quê hương.
Hương vị quê hương: Bánh cuốn làng Kênh Người làm bánh phải khéo tay, khuôn phải chuẩn, lửa phải mạnh, bánh phải phồng... là những tiêu chí để cho ra mẻ bánh cuốn làng Kênh tuyệt tác. Thuở xưa, bánh cuốn làng Kênh (ảnh) là một trong những món ngon nức tiếng cả nước. Từ thời nhà Trần, bánh cuốn đã được các vua quan đương triều yêu thích. Ngày ấy,...