Mách bạn cách ăn tối ‘ba ít và một sớm’ tốt cho sức khoẻ
Bữa ăn tối là một trong ba bữa ăn chính quan trọng trong ngày, vậy nhưng ăn tối như thế nào tốt cho sức khoẻ thì không phải ai cũng biết.
Báo Lao động dẫn nguồn trang Sohu cho biết, để ăn bữa tối tốt cho sức khoẻ nhất chúng ta nên áp dụng tiêu chí “ba ít và một sớm” sau đây.
Ăn ít hơn
Nếu ăn tối quá no dễ sinh nhiều bệnh, tốt nhất nên chia khẩu phần vừa đủ, tránh ăn quá no. Ngoài ra, lượng calo dư thừa trong bữa tối sẽ tổng hợp nhiều chất béo dưới tác dụng của insulin, lâu dần hình thành bệnh béo phì.
Thức ăn đạm không thể tiêu hóa hết vào buổi tối, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sinh ra các chất độc hại. Hoạt động ít khiến thành ruột chuyển động chậm, kéo dài thời gian cư trú của các chất độc hại trong ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột.
Bên cạnh đó, các cơ quan tiêu hóa vẫn tiếp tục hoạt động và truyền tải thông tin lên não, khiến não luôn trong trạng thái hưng phấn, từ đó gây ra tình trạng mơ màng, mất ngủ.
Ít thịt
Ăn quá nhiều thịt, cộng với việc máu lưu thông chậm lại khi ngủ vào ban đêm, một lượng lớn chất béo sẽ tích tụ trên thành mạch máu, gây co các động mạch nhỏ và động mạch nhỏ, làm tăng sức cản mạch ngoại vi, dễ bị gây tăng huyết áp đột ngột.
Ít calo hơn
Ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm, nhiều chất béo và nhiều calo sẽ kích thích gan sản xuất ra lipoprotein (là tập hợp những khối tạp bao gồm mỡ và đạm trong máu) tỷ trọng thấp và mật độ rất thấp, dẫn đến tăng lipid máu, đồng thời cũng rất dễ hình thành gan nhiễm mỡ.
Video đang HOT
Hãy chọn cho mình một bữa tối lành mạnh, tốt cho sức khoẻ
Ăn sớm
Thời kỳ bài tiết canxi cao nhất của cơ thể con người là 4 – 5h sau khi ăn tối, nếu ăn quá khuya thì thường sẽ ngủ khi đến thời kỳ bài tiết canxi cao điểm, nước tiểu không kịp đào thải ra ngoài cơ thể, canxi trong nước tiểu tiếp tục tăng lên tạo thành tinh thể, tích tụ lâu ngày dễ hình thành sỏi. Thời gian ăn tối trước 7 giờ là có lợi nhất cho sức khỏe.
Một số điều cần lưu ý cho bữa tối an toàn
Ngoài 3 nguyên tắc trên thì bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để có một bữa tối an toàn:
- Không nhịn bữa tối: việc làm này dễ dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể không có sức vì thiếu lượng lớn calo.
- Không ăn no: ăn quá no vào buổi tối khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, dễ bị khó tiêu và ngủ không ngon giấc. Không những thế, việc làm này còn khiến cho vi khuẩn trong đường ruột tăng lên, không tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.
- Hạn chế ăn bữa tối khi đã quá muộn: lúc này hệ tiêu hóa hoạt động không năng suất nên dễ bị sỏi đường tiết niệu, chưa kể đến khi vào giấc ngủ, thực phẩm chưa kịp tiêu hóa sẽ dễ gây tới tồn đọng chất thải độc trong cơ thể, không tốt cho niệu đạo và thận.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và ăn quá nhiều thịt: việc ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ trong bữa tối dễ khiến hệ tiêu hóa bị khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ xơ cứng động mạch, tiểu đường, béo phì. Bên cạnh đó, chế độ ăn quá nhiều thịt vào bữa tối trong khi rau củ lại ít thì sẽ làm tăng nguy cơ đối với một số bệnh ung thư và tim mạch.
- Tránh ăn đồ cay nóng: ăn món ăn có nhiều tiêu, ớt, gừng, tỏi vào buổi tối tuy kích thích cảm giác ngon miệng nhưng lại dễ gây khó chịu cho dạ dày, lâu dần dễ bị viêm loét dạ dày; tim đập nhanh; táo bón.
- Nhai chậm khi ăn: điều này vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn, đồ ăn được tiêu hóa nhanh hơn vừa giúp chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn.
Với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ có cho mình một phương pháp ăn tối tốt cho sức khoẻ. Bữa tối có vai trò quan trọng không kém so với bữa sáng nên bạn hãy lưu tâm để xây dựng được thực đơn chất lượng cho chính mình và những người thân yêu của bạn.
5 suy nghĩ sai lầm về căn bệnh hàng triệu người Việt mắc
Nhiều người cho rằng chỉ ăn đồ ngọt, béo phì mới có nguy cơ mắc đái tháo đường hay bệnh nhân cần kiêng đường tuyệt đối.
Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu và là một trong những nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân dẫn đến cắt cụt chi.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với gần 5 triệu ca. Bệnh đái tháo đường không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nặng nề như mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Trong khi đó, theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Viết Thắng - Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, còn rất nhiều sai lầm về bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần thận trọng với các thông tin quảng cáo như chữa khỏi trong vài ngày, các thực phẩm cho bệnh đái tháo đường không cần thuốc... Bác sĩ Thắng khẳng định không có công thức chung chữa đái tháo đường. Đây là bệnh mạn tính và tùy từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ Thắng chỉ ra các suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất:
Ăn đồ ngọt nhiều sẽ bị đái tháo đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn khoảng 20% so với người ít ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều đường cũng có thể mắc bệnh.
Đái tháo đường tuýp 2 chỉ có ở người lớn
Trước đây, người đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay do thay đổi về lối sống nên nhiều người trẻ thậm chí trẻ em vẫn mắc đái tháo đường tuýp 2. Người 50-60 tuổi vẫn mắc đái tháo đường tuýp 1.
Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường, người bệnh cần làm các xét nghiệm để biết mình thuộc nhóm nào. Ví dụ, bệnh đái tháo đường tuýp 2 cần kiểm soát đường huyết bằng thuốc viên, thay đổi chế độ ăn. Trong khi đó, bệnh đái tháo đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin vì thiếu insulin, người bệnh có thể hôn mê do tăng đường huyết.
Nếu kiểm soát đường huyết không tốt cho thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh; kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường.
Người bệnh sàng lọc đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: BVCC.
Người bệnh đái tháo đường cần kiêng tuyệt đối đồ ngọt
Đây là sai lầm phổ biến nhất ở người bệnh. Nhiều bệnh nhân kiêng tất cả các thực phẩm chứa chất bột đường. Bác sĩ Thắng cho rằng cơ thể vẫn cần bột đường để hoạt động nên chế độ ăn hằng ngày nên bổ sung đủ thực phẩm chứa bột đường. Bác sĩ chỉ khuyến cáo người bệnh hạn chế các thực phẩm có lượng đường huyết cao như nước ngọt, kẹo.
Nhịn ăn
Đây là quan niệm sai lầm vì nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt người bệnh đang uống thuốc. Bệnh nhân cần ăn đúng bữa, ăn theo thực đơn tư vấn của bác sĩ.
Bị đái tháo đường không nên tập thể dục
Khi điều trị đái tháo đường, người bệnh cần áp dụng đủ "kiềng ba chân" gồm tập thể dục, chế độ ăn phù hợp và dùng thuốc. Theo các hướng dẫn chung, người bệnh tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và 5 buổi/tuần. Tập thể dục giúp tăng tiêu thụ chất bột đường, giảm đề kháng insulin, cải thiện đường huyết.
Người bệnh cần lựa chọn các loại hình bài tập phù hợp, chẳng hạn như người bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ mà lựa chọn bài tập khác phù hợp.
6 điều cần biết về thuốc điều trị đái tháo đường Thuốc điều trị đái đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ điều trị. Dưới đây là 6 lưu ý với người bệnh trong quá trình dùng thuốc. Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình lâu dài cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Dinh dưỡng,...