6 điều cần biết về thuốc điều trị đái tháo đường
Thuốc điều trị đái đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ điều trị.
Dưới đây là 6 lưu ý với người bệnh trong quá trình dùng thuốc.
Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình lâu dài cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, luyện tập và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường.
Bác sĩ sẽ căn cứ dựa trên chỉ số đường huyết HbA1c cùng nguy cơ biến chứng ở từng bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp. Vì vậy, khi được kê đơn, người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn, tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng. Dưới đây là 6 điều bệnh nhân cần biết trong quá trình sử dụng thuốc.
1. Thuốc điều trị đái tháo đường ngăn ngừa bệnh tiến triển?
Người mắc bệnh đái tháo đường giảm tiết insulin nhanh chóng trong vòng 5 năm sau khi mắc bệnh. Vì vậy, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tốt trước khi tình trạng rối loạn tiết insulin trở nên trầm trọng hơn có thể ngăn chặn bệnh tiến triển và ngăn ngừa được các biến chứng.
Theo nghiên cứu, những bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu tốt với A1C dưới 6,5 trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sẽ ít có khả năng phát triển các biến chứng vi mạch và biến chứng mạch máu não trong 10 năm. Nguy cơ biến chứng được nhận thấy thấp hơn nhiều.
Vì vậy, nhìn từ góc độ lâu dài, có thể thấy, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc dùng thuốc chính xác trong giai đoạn đầu chẩn đoán bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Khi được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường người bệnh nên tuân thủ điều trị.
2. Nên uống thuốc điều trị đái tháo đường thời điểm nào?
Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nên thời gian dùng thuốc được thiết lập khác nhau để tối đa hóa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu tác dụng phụ. Ví dụ:
- Thuốc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách kích thích tiết insulin từ tuyến tụy (sulfonylureas, meglitinides) nên uống trước hoặc ngay trước bữa ăn 30 phút.
- Các loại thuốc làm chậm quá trình thủy phân carbohydrate, disacarit và hấp thu đường (chất ức chế alpha-glucosidase) nên được dùng ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.
Video đang HOT
- Khuyến nghị nên dùng các thuốc làm tăng tác dụng của insulin ở gan, cơ và mô mỡ (metformin) cùng hoặc ngay sau bữa ăn.
- Thuốc ức chế DPP-4 được sử dụng rộng rãi gần đây có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng hormone incretin, làm tăng tiết insulin từ tuyến tụy, thuốc này có thể uống bất kể lúc nào.
Khi kê đơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng và thời gian uống cụ thể của mỗi loại thuốc.
3. Dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian dài có bị kháng thuốc?
Khả năng kháng thuốc trị đái tháo đường không phát triển. Bệnh đái tháo đường là một bệnh tiến triển. Nếu cho rằng mình đã phát triển đề kháng với thuốc và người bệnh tự ý ngừng dùng thuốc, lượng đường trong máu có thể tăng khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, người bệnh không nên ngừng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm loại thuốc mới hoặc thay đổi loại thuốc.
4. Thực phẩm chức năng không thay thế thuốc điều trị đái tháo đường
Thực phẩm chức năng liên quan đến bệnh đái tháo đường ít có tác dụng hạ đường huyết so với thuốc. Vì vậy, nếu tự ý ngừng dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà thay thế bằng thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn, dẫn đến phải tăng liều thuốc điều trị. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý là không có thực phẩm chức năng nào có thể thay thế thuốc điều trị.
5. Có bị thiếu hụt dinh dưỡng nếu dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian dài?
Dùng thuốc điều trị đái tháo đường lâu dài không gây thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, dùng metformin, một trong những loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến, trong thời gian dài và với liều lượng cao có thể gây thiếu hụt vitamin B12.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đang dùng thuốc metformin đều phải bổ sung vitamin B12. Nếu phát hiện thấy sự thiếu hụt thông qua kiểm tra xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cần bổ sung.
6. Thuốc điều trị đái tháo đường có làm tổn thương và tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy?
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị tổn thương và ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do thuốc điều trị. Lý do trực tiếp và gián tiếp khiến bệnh đái tháo đường làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy là do tuyến tụy tiếp tục sản xuất insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cao, làm tăng tốc độ suy giảm chức năng của tuyến tụy. Vì vậy, cần tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách dùng thuốc điều trị thích hợp để có được tác dụng bảo vệ tuyến tụy.
Tác dụng của rau sam ít người biết
Rau sam là loại rau dân dã mọc hoang nhiều ở Việt Nam, nhưng loại rau này được thế giới rất coi trọng nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
Rau sam là loại rau dân dã mọc nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Tuy là loại rau dại nhưng rau sam lại rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng của cây rau sam ít người biết.
Tổng quan về cây rau sam
Rau sam là loại cây thân cỏ, thuộc họ Rau sam, tên khoa học là Portulaca oleracae L. Trong dân gian, một số cách gọi khác cho loại cây này như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái.
Rau sam nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng hiện nay nó sống được ở rất nhiều nơi, thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau. Tại Việt Nam, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ.
Rau sam vị chua, không độc, tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được trừ phần rễ. Có thể kể đến một số món ăn thơm ngon từ rau sam như: rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam.
Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều loại thức ăn ngon mà đây còn là vị thuốc có nhiều công dụng. Có thể dùng rau sam ở dạng tươi hoặc phơi khô, dùng dần.
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời của bác sĩ Yên Lâm Phúc cho biết, rau sam là loại rau "nông dân" của mùa hè. Rau sam được coi là loại rau nông dân vì đó là loại rau rất phổ thông, dễ trồng, dễ sống, có sức sống mạnh ngay cả ở những vùng đất tưởng chừng chẳng có loại rau nào sống nổi.
Chắt chiu từ tinh túy của đất, rau sam có thể phát triển trên cả những vùng đất khô cằn nhất. Không cần chăm bón quá đặc biệt, không cần vun trồng quá kỹ, rau sam có thể mọc tự nhiên tựa như sức sống và sự chịu vươn lên của những người nông dân vậy.
Ở loại rau đặc biệt này, người ta tìm thấy vị thanh dịu, chua nhẹ, một màu đỏ tía đặc trưng của thân khiến cho rau sam không lẫn vào đâu được.
Rau sam rất tốt cho sức khoẻ
Tác dụng của cây rau sam
Tuy là loại rau dân dã ở Việt Nam nhưng rau sam lại được nhiều nước trên thế giới coi trọng.
Báo VietNamNet dẫn lời dược sĩ Ma Thị Trang, Nghiên cứu viên Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết, tại Hà Lan, người dân dùng rau sam làm dưa chua, salad trộn dầu dấm.
Người Trung Hoa gọi rau sam là rau trường thọ. Trong khi đó, rau sam là loại rau mọc dại ở Việt Nam, ít người ăn. Rau này được người dân nhiều vùng trong nước dùng để chăn nuôi gia súc.
Rau sam là loại cỏ, cành mẫm nhẵn, rất quen thuộc ở nhiều vùng quê. Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic. Trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe.
Flavonoid là thành phần nhiều nhất ở rau sam tập trung ở lá và thân cây. Đây là một chất có tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra rằng Flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động chống lại nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt đối với các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.
Rau sam còn sở hữu một số khoáng chất tốt như phốt pho, sắt, mangan, canxi, đồng... trong rễ, thân, lá. Lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.
Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường.
Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nó có thể là triển vọng trong điều trị đái tháo đường. Vì vậy, rau sam được coi là thực phẩm tốt cho người bệnh bị này.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng rau sam
Tuy mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng khi sử dụng rau sam bạn vẫn cần lưu ý những điều sau:
- Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.
- Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này.
Trên đây là những tác dụng của cây rau sam với sức khoẻ. Hãy sử dụng rau sam đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.
Phòng chống bệnh đái tháo đường: "Hiểu nguy cơ - Biết hành động" "Hiểu nguy cơ - Biết hành động" là thông điệp được lựa chọn trong Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm nay. Hiện nay, đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến và gia tăng nhanh chóng. Các cơ sở y tế thực hiện tư vấn, tầm soát bệnh đái tháo đường cho người dân....