Mặc chiến tranh thương mại, người Trung Quốc vẫn “bạo tay” sắm đồ hiệu
Bất chấp cuộc chiến thương mại căng thẳng Mỹ-Trung và nền kinh tế trong nước giảm tốc, người Trung Quốc vẫn không hề “kiềm chế” niềm đam mê với các sản phẩm thời trang xa xỉ.
Mấy năm trước, người Trung Quốc đã có một thời kỳ siết chặt hầu bao với hàng hiệu trong bối cảnh Chính phủ nước này đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng theo CNN Business, gần đây, người Trung Quốc lại đang tạo ra một làn sóng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ cho các nhà sản xuất và bán lẻ đồng hồ, túi xách và quần áo cao cấp.
Kering, công ty sở hữu các thương hiệu Gucci và Alexander McQueen, cho biết doanh thu tại Trung Quốc tăng bùng nổ 30% trong nửa đầu năm 2018. Herrmes thì nói nhờ doanh số mạnh ở thị trường Trung Quốc mà hãng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm.
Ngân hàng Thụy Sỹ UBS ước tính rằng khoảng 2/3 số tiền mà người Trung Quốc chi vào đồ hiệu được tiêu ở nước ngoài. Và hoạt động mua sắm đồ hiệu trong các chuyến du lịch nước ngoài của người Trung Quốc cũng đang tăng với tốc độ ấn tượng.
Theo dữ liệu của công ty tư vấn McKinsey, người Trung Quốc chi khoảng 70 tỷ USD mỗi năm cho hàng hiệu, chiếm gần 1/3 thị trường hàng hiệu toàn cầu.
Video đang HOT
Những thương hiệu hàng xa xỉ được ưa chuộng nhất ở Trung Quốc – Nguồn: UBS/CNN.
Cho dù nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu giảm tốc và nước này lún sâu vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ, các cuộc khảo sát do UBS thực hiện cho thấy đồ hiệu vẫn là một ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng nước này sau khi đã chi cho các sản phẩm thiết yếu.
Giới trẻ ở Trung Quốc là đối tượng đặc biệt sẵn sàng rút ví để chi cho hàng hiệu, trong đó 81% cho biết sẵn sàng chi thêm tiền để sở hữu sản phẩm tốt hơn – theo UBS. Thuộc thế hệ con một, nhiều người tiêu dùng trẻ Trung Quốc hiện nay có điều kiện tài chính rất đảm bảo.
“Họ không chịu sức ép phải tiết kiệm tiền như người trẻ ở nhiều quốc gia khác”, chuyên gia Bruno Lannes thuộc Bain & Compnay ở Thượng Hải nói về giới trẻ Trung Quốc. “Họ không cần tiết kiệm tiền để mua nhà”.
Theo bà Helen Brand, Giám đốc mảng đồ hiệu châu Âu thuộc UBS, nói rằng những thương hiệu được đánh giá là trẻ trung như Louis Vuitton và Gucci hiện đang kinh doanh rất tốt ở Trung Quốc. Trong khi đó, những thương hiệu có phong cách cổ điển như Burberry gặp nhiều khó khăn hơn.
“Hàng hiệu Gucci đang rất được ưa chuộng ở Trung Quốc. Họ có nhiều sản phẩm giá vừa phải cho giới trẻ như những chiếc túi nhỏ, thắt lưng… Và họ chi hơn một nửa ngân sách marketing cho quảng cáo số”, bà Brand cho hay.
Trong chiến tranh thương mại, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu đối với túi xách sản xuất tại Trung Quốc, nhưng giới chuyên gia nói rằng các hãng đồ hiệu sẽ không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm của họ được sản xuất ở châu Âu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại “bữa tiệc” hàng hiệu ở Trung Quốc có thể bị phá hỏng nếu nền kinh tế nước này chịu thêm áp lực, đặc biệt nếu đồng Nhân dân tệ còn giảm giá sâu hơn trong trường hợp chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang. Ngoài ra, nếu niềm tin sụt giảm, người Trung Quốc cũng có thể giảm bớt chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ.
Theo vneconomy.vn
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo Trung Quốc về phá giá tiền tệ
Theo AFP, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 10/10 đã cảnh báo Trung Quốc chớ lựa chọn con đường phá giá tiền tệ để cạnh tranh trong bối cảnh hai nước đang phát động chiến tranh thương mại.
Đồng tiền giấy 100 USD (trên) và đồng 100 nhân dân tệ (phía dưới) tại một ngân hàng ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trên tờ Financial Times, Bộ trưởng Mnuchin nêu rõ: "Trong khi chúng tôi xem xét những vấn đề thương mại thì điều rõ ràng là chúng tôi muốn đảm bảo Trung Quốc không phá giá để cạnh tranh."
Theo ông Mnuchin, ông đã muốn thảo luận về tiền tệ trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Tuy nhiên, một quan chức của bộ trên ngày 8/10 cho biết theo kế hoạch, vị bộ trưởng này đã không có cuộc họp nào với các quan chức Trung Quốc khi ông tới Bali, Indonesia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục cáo buộc nền kinh tế thứ 2 thế giới thao túng tiền tệ bằng cách cho phép đồng nội tệ sụt giá nhằm giành được lợi thế trong cuộc tranh chấp thương mại với Washington.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong những tuần qua đã liên tục giảm so với USD của Mỹ và giảm 9% trong sáu tháng qua. Điều này khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn khi nhập khẩu bất chấp những quyết định áp thuế trừng phạt của Mỹ./.
Theo vietnamplus.vn
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Barclays thì tranh chấp Mỹ - Trung Quốc hiện nay không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Internet Barclays là một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn...