Mã độc đầu tiên nhắm vào MacBook dùng chip Apple M1
Máy Mac tích hợp chip M1 mới có mặt trên thị trường vài tháng, nhưng đã nhanh chóng trở thành mục tiêu mới của giới hacker.
Nhà nghiên cứu bảo mật Patrick Wardle cho biết đã phát hiện một chương trình độc hại được tạo riêng để khai thác chip M1. Mã độc này là một trình adware trên trình duyệt Safari, có tên GoSearch22, ban đầu được thiết kế nhắm vào các vi xử lý Intel x86. Nó là một biến thể của Pirrit, mã độc quảng cáo nổi tiếng trên máy Mac.
Theo Motherboard , Wardle đánh giá mã độc này “tương đối cơ bản”. Nó thu thập dữ liệu người dùng và chiếm dụng màn hình để hiển thị hàng loạt quảng cáo. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng những người đứng sau GoSearch22 có thể nâng cấp chương trình với những tính năng độc hại hơn.
MacBook Pro chip M1 có ngoại hình không khác biệt nhiều so với phiên bản trước.
Dù máy Mac dùng chip M1 vẫn có thể chạy các ứng dụng được thiết kế cho chip Intel x86 thông qua mô phỏng, nhiều nhà phát triển đang tạo ra phiên bản phần mềm riêng cho M1. Theo Wardle, sự tồn tại của GoSearch22 cho thấy các tác giả mã độc đang nỗ lực để đảm bảo chương trình của họ tương thích hiệu quả với phần cứng mới nhất của Apple.
Chip M1 được công bố trong sự kiện One More Thing giữa tháng 11, do Apple tự thiết kế dựa trên kiến trúc ARM nhằm thay thế vi xử lý Intel trong máy Mac. Được sản xuất trên tiến trình 5 nm và là loại dùng cho máy tính, nhưng M1 có thiết kế khá giống chip cho thiết bị di động. Vi xử lý này được sử dụng đầu tiên trên MacBook Air, MacBook Pro và Mac Mini.
Video đang HOT
Intel chê MacBook M1 không hỗ trợ cảm ứng, không chơi được Rocket League
Trong loạt quảng cáo mới nhất, Intel chê những mẫu MacBook với chip M1 không hỗ trợ màn hình cảm ứng hay không thể chơi game như Rocket League.
Hồi giữa năm ngoái, Apple đã tuyên bố sẽ ngừng sử dụng chip Intel trên dòng máy tính Mac của mình để chuyển sang sử dụng chip riêng do hãng tự thiết kế. Mặc dù Apple cho biết những máy Mac với chip Intel sẽ tiếp tục được hỗ trợ trong thời gian tới, nhưng thông báo này như việc Apple ký tên vào "đơn ly hôn", kết thúc mối quan hệ giữa Apple và Intel trong suốt gần 2 thập kỷ qua.
Tới tháng 11, Apple bắt đầu tung ra ba mẫu máy đầu tiên sử dụng chip M1 do hãng tự phát triển, bao gồm MacBook Air, MacBook Pro 13" và Mac mini.
Mặc dù đây mới chỉ lần đầu Apple thử sức làm chip cho máy tính, cộng thêm việc MacBook Air, MacBook Pro 13" và Mac mini là ba mẫu máy Mac rẻ nhất trong phân khúc sản phẩm hiện nay của Apple, nhưng M1 đã cho hiệu năng đáng kinh ngạc, đánh bại đa số chip di động hiện nay của Intel. Cộng thêm việc trong nhiều năm trở lại đây, Intel đang liên tục bị giới công nghệ và người dùng chỉ trích bởi sự thiếu sáng tạo, không khó để thấy đây là khoảng thời gian cực kỳ áp lực dành cho đội ngũ của hãng.
MacBook Pro và MacBook Air mới với chip Apple M1
Mới đây, Intel đã bổ nhiệm CEO mới là ông Pat Gelsinger, thay thế cho CEO trước đó là Bob Swan. Ngay khi nhậm chức, ông Pat Gelsinger đã tuyên bố rằng Intel phải tạo ra những sản phẩm tốt hơn so với Apple, một công ty mà ông này gọi là "lifestyle company" (công ty "lối sống").
Trong lúc các kỹ sư Intel đang tìm cách để đạt được mục tiêu đó, thì đội ngũ marketing của hãng này cũng phải tìm cách để "níu kéo" người dùng. Và, Intel đã không vòng vo mà lựa chọn phương pháp thẳng thắn nhất có thể, đó là trực tiếp "dìm hàng" đối thủ.
Mới đây trên Twitter, Intel đã đăng tải một vài đoạn tweet nói về sự ưu việt của PC so với Mac. Trong đó, Intel chê rằng máy Mac không thể chạy game Rocket League, hay không được tích hợp màn hình cảm ứng nên người dùng không thể "dùng ngón tay để lướt qua những tấm ảnh trong Photoshop".
"Chỉ PC mới có chế độ chuyển thành tablet, hỗ trợ cảm ứng và bút ở trong cùng một thiết bị. Nếu bạn có thể dùng ngón tay để lướt qua những tấm ảnh trên Photoshop, bạn đang không dùng Mac. Hãy chọn PC."
"Chỉ PC mới có sức mạnh để đáp ứng cho kỹ sư và game thủ. Nếu như bạn có thể phóng tên lửa và chơi Rocket League, bạn đang không dùng Mac. Hãy chọn PC."
Trước đó, Intel cũng đã tung ra một loạt slide so sánh giữa chip Core thế hệ 11 (Rocket Lake) của mình với Apple M1. Intel tuyên bố chip của mình cho hiệu năng mạnh hơn, tính tương thích phần mềm tốt hơn, thậm chí thời lượng pin cũng tương đương. Ngoài ra, người dùng còn có một số lợi ích như có nhiều kiểu dáng khác nhau để lựa chọn, hay có thể kết nối nhiều hơn 1 màn hình gắn ngoài.
Để đạt được những kết quả trên, Intel đã phải dùng nhiều "thủ thuật" khác nhau. Ví dụ như trong các bài test hiệu năng, Intel đã sử dụng PC với chip Core i7-1185G7. Nhưng đến bài test thời lượng pin, Intel lại chuyển sang sử dụng một máy khác với chip Core i7-1165G7. Những ứng dụng mà Intel nói rằng không tương thích với chip M1 cũng không phải là những ứng dụng quá quan trọng, và hầu hết ứng dụng phổ biến đều đã có thể chạy tốt trên nền tảng này (cả native lẫn qua giả lập Rosetta 2).
Như những gì chúng tôi đã nói trong một bài viết trước đó, dù những luận điểm mà Intel đưa ra là không hoàn toàn sai, nhưng việc hãng này buộc phải tìm cách để "dìm hàng" sản phẩm của đối thủ đang cho thấy rõ sự bất an trước sự trỗi dậy của Apple M1.
Máy Mac dùng chip Apple M1 có thể kết nối tối đa 6 màn hình nhờ giải pháp thay thế đặc biệt Khá bất ngờ khi máy Mac chạy chip Apple M1 có thể kết nối với nhiều màn hình, khác hẳn với những chia sẻ trước đó của Apple. Thế hệ chip Apple M1 mới của Apple chắc chắn là điểm nóng trong lĩnh vực điện toán những tuần qua. Apple đã và đang đang chứng minh những tuyên bố của mình về hiệu...