Lý giải vì sao thí sinh chưa đăng ký được ca thi Kỳ thi đánh giá năng lực
Thí sinh chưa đăng ký được ca thi Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, là do quy mô của đợt thi chưa thể tổ chức quy mô lớn trong hoàn cảnh hiện tại.
Các thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe, đảm bảo âm tính với Codvid -19 mới được vào phòng thi
Có quá tải?
Vừa qua, có ý kiến của phụ huynh và học sinh phản ánh không thể đăng ký dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Một số phụ huynh, học sinh cho rằng, đăng ký thi trực tuyến gây khó khăn hơn đăng ký trực tiếp. Có thí sinh sử dụng 5-6 máy tính, điện thoại mà không đăng ký được ca thi thời gian qua do nghẽn mạng.
Xung quanh vấn đề này, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội trao đổi: Nếu như cho rằng đăng ký thi trực tuyến khó khăn hơn làm trực tiếp là ý kiến rất chủ quan lỗi thời, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang thực hiện giãn cách tối đa vì dịch Covid-19 thì việc đăng ký trực tuyến càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Vừa qua, có phụ huynh để đăng ký thi cho con nghĩ rằng đến Trung tâm sẽ “nhanh hơn” nhưng vẫn phải ra về hoặc xuống phòng máy tính công cộng đăng ký dự thi. Kết quả không phải do mạng nghẽn như mọi người nghĩ mà do số lượng thí sinh có nguyện vọng đăng ký thi lớn trong khi số chỗ (máy tính) của mỗi đợt thi hạn chế.
Thí sinh và phụ huynh đều muốn thi nhiều lần để hi vọng có điểm cao nhất nhưng cần hiểu rằng, bài thi đánh giá năng lực thi nhiều lần không cải thiện điểm thi.
Một vài người nghĩ đơn giản là dùng 5-6 máy tính sẽ đăng ký nhanh hơn thì càng sai lầm. Chúng ta đang làm việc trong môi trường số chứ không phải ganh đua cơ bắp và số đông; do đó thí sinh có 1 tài khoản đăng ký dự thi nhưng truy cập qua nhiều thiết bị, vô hình trung làm chậm quá trình đăng ký của chính tài khoản đó và ảnh hưởng đến đường truyền chung cả hệ thống.
Đồng thời, khi đăng nhập qua nhiều thiết bị cùng đăng ký 1 thời điểm làm xáo trộn thông tin ca thi của tài khoản đó bởi vì 1 tài khoản chỉ đăng ký được 1 ca thi cùng lúc. Thí sinh đăng ký ca thi thứ hai sẽ cần thời gian để máy tính đọc thông tin lâu hơn thí sinh thứ nhất. Do đó, bạn đăng ký nhiều ca thi phải đợi lâu hơn bạn đăng ký 1 ca thi.
Về đường truyền mạng, chúng tôi mới khai thác sử dụng công suất 30-35% hạ tầng công nghệ nên đảm bảo đường truyền ổn định. Thí sinh chưa đăng ký được ca thi do quy mô của đợt thi chưa thể tổ chức lớn trong hoàn cảnh hiện tại.
Các bạn cứ hình dung, một phòng họp có 50 ghế nhưng có 250 người muốn vào ngồi dự thì có 10 cánh cửa hay 100 cánh cửa cũng không giải quyết được vấn đề. Giải pháp hiện nay đã và đang thực hiện là tổ chức nhiều đợt thi và thí sinh hãy dự lần lượt các đợt thi tiếp theo.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN
Video đang HOT
Để làm tốt bài thi đánh giá năng lực…
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã mở cổng đăng ký cho 5 đợt thi đầu tiên (đợt 201 – 205), quy mô gần 20.000 thí sinh. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở đăng ký cho 7 đợt còn lại với quy mô khoảng 50.000 thí sinh. Do đó, số lượt thi còn khá nhiều đáp ứng đủ nguyện vọng thí sinh.
Ngoại trừ đợt thi 205 nhu cầu thí sinh đăng ký khoảng 27.000 thí sinh trong khi số chỗ thi là hơn 8.000 nên không thể đáp ứng hết nhu cầu, các đợt thi 201-204 thí sinh đăng ký nhanh và không có vấn đề gì phát sinh. Có lẽ do đợt thi 205 diễn ra cuối tháng 4 (thi ngày 23-24/04/2022) nên nhiều thí sinh đã thi xong học kỳ 2 và muốn thử sức lần đầu với bài thi đánh giá năng lực.
Để làm tốt bài thi đánh giá năng lực, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo lưu ý: việc đầu tiên là thí sinh phải quen với cấu trúc bài thi, dạng thức câu hỏi. Vì thế thí sinh nên làm đề tham khảo trước khi đăng ký dự thi và trước 1-2 ngày thi. Việc làm đề tham khảo sẽ cho thí sinh thông tin về nhóm năng lực bài thi sẽ “khảo” bạn như thế nào. Từ đó, thí sinh biết mình thiếu ở đâu để có kế hoạch ôn tập bổ sung.
Thứ hai, thí sinh nên có kế hoạch học tập thật nghiêm túc, tránh sa đà vào các nhóm luyện thi lôi kéo sẽ mất thời gian mà kết quả không mấy khả quan. Đối với các bạn có nền tảng khoa học tự nhiên (hoặc xã hội) tốt càng không nên chủ quan và cũng đừng bỏ qua không ôn tập các môn khoa học xã hội (hoặc khoa học tự nhiên).
Câu hỏi đề thi Kỳ thi đánh giá năng lực yêu cầu thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông để vận dụng từ thấp đến cao chứ không phải câu hỏi mẹo, câu hỏi khó hoặc đánh đố…
Trước ngày thi, thí sinh hãy làm đề tham khảo để biết phân phối thời gian hợp lý, quen với cấu trúc các phần thi để kiểm soát tốt tiến trình làm bài. Như vậy thí sinh sẽ đạt được mức điểm cao nhất theo năng lực của mình.
Thêm một điểm nữa là, thí sinh hãy tìm hiểu các hướng dẫn đăng ký thi, thông tin về kỳ thi tại trang chủ chính thức sẽ giúp các bạn hiểu và yên tâm hơn về kỳ thi. Một số thí sinh lan man trên các diễn đàn xã hội và tiếp nhận thông tin không chính thống sẽ thêm hoang mang trước giờ thi.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh, một trong những điểm độc đáo, đặc sắc của các bài thi đánh giá năng lực là câu hỏi ít, thời gian ngắn nhưng đánh giá được các nhóm năng lực chủ đạo của người dự thi.
Do đó, câu hỏi tích hợp liên môn là một trong những yêu cầu bắt buộc của bài thi đánh giá năng lực. Hiện nay, thí sinh đang học song song chương trình giáo dục phổ thông 2006 và bắt đầu tiếp cận chương trình tổng thể 2018 nên bài thi đánh giá năng lực thiết kế theo lộ trình thay đổi bổ sung dần theo năm học 2023-2024. Do đó, năm 2024 chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số câu hỏi tích hợp liên môn.
ĐH Quốc gia Hà Nội giải đáp những thắc mắc về Kỳ thi đánh giá năng lực 2022
Năm 2022, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) thành nhiều đợt trong năm.
Dự kiến sẽ có khoảng 50 trường Đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh.
Năm 2022, Trung tâm Khảo thi ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ công bố lịch thi và địa điểm thi cả năm để thí sinh sắp xếp thời gian phù hợp với kế hoạch cá nhân. Việc đăng ký dự thi ĐGNL thực hiện trực tuyến giống như năm 2021.
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, giải đáp một số băn khoăn của thí sinh về lệ phí thi, nội dung đề thi... của kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Hiện có khoảng 50 trường đại học đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội để tuyển sinh. Ảnh minh hoạ
Mỗi đợt thi cách nhau 28 ngày
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo các đợt đăng ký dự thi đánh giá năng lực sẽ được mở dần dần để thí sinh yên tâm đăng ký theo lịch trình kết thúc chương trình trung học phổ thông. Trung tâm Khảo thí không giới hạn số lần dự thi nhưng 2 đợt thi liền kề của thí sinh cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Các em không nhất thiết đăng ký 1 lần cho nhiều đợt (đã mở) vì sẽ phải đóng nhiều lệ phí trong khi các đợt thi có thể bị điều chỉnh do dịch bệnh COVID-19. Trung tâm Khảo thí không khuyến khích thí sinh đăng ký nhiều đợt thi trong năm vì điểm thi giữa các đợt thi của thí sinh hầu như không thay đổi. Ngược lại, tâm lý đăng ký đợt đầu để "thi thử" hay "thi chơi" sẽ tạo tâm lý chuẩn bị không tốt cho chính thí sinh dự thi.
Mức lệ phí thi 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, các đợt thi năm 2021 được hỗ trợ tài chính để "khởi động" kỳ thi ĐGNL và phục vụ xét tuyển chủ yếu vào ĐHQGHN. Thêm vào đó, hạ tầng kỹ thuật (máy tính, phòng máy, máy chủ, hạ tầng công nghệ thông tin), cán bộ coi thi khai thác tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN nên vẫn sử dựng mức lệ phí là 200.000 đồng/thí sinh/lượt thi đã thực hiện của năm 2015-2016.
Năm 2022, ĐHQGHN đã giao cho Trung tâm Khảo thí xây dựng định mức lệ phí được xác định trên nguyên tắc tính đúng, đủ chi phí tổ chức thi trên quy mô lớn và phải thuê khoán hạ tầng, nhân lực (cán bộ coi thi, thanh tra, giám sát, bảo an, y tế...) tại nhiều trường đại học trong cả nước; bổ sung thêm khoảng 25% câu hỏi mới vào ngân hàng đề thi trong năm 2022-2023.
Do đó mức lệ phí đăng ký dự thi và thi ĐGNL năm 2022 xây dựng trên nguyên tắc tính đủ chi phí dao động từ 586.000 đến 625.000 đồng/thí sinh/lượt thi (chưa bao gồm chi phí triển khai phòng dịch COVID-19).
Với trách nhiệm xã hội, ĐHQGHN có chính sách miễn lệ phí cho các đối tượng thí sinh hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ 50% lệ phí cho tất cả các thí sinh tham gia kỳ thi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế xã hội.
Do đó mức lệ phí năm 2022 thí sinh sẽ nộp là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi và phần còn lại sẽ do ĐHQGHN hỗ trợ.
Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Quốc Toản).
Hồ sơ đăng ký dự thi Đánh giá năng lực gồm những gì?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, hồ sơ đăng ký dự thi rất đơn giản. Thí sinh chuẩn bị thông tin sau đây trước khi đăng ký: điểm học tập của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12), căn cước công dân, ảnh chân dung trước khi đăng ký.
Khi thí sinh hoàn thành các thủ tục đăng ký và chọn đợt thi phù hợp sẽ phải nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành việc đăng ký.
Lưu ý là theo quy chế thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN thì lệ phí đăng ký dự thi và thi sẽ không hoàn lại. Do đó thí sinh phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác nộp lệ phí.
Sau 96 giờ, thí sinh không hoàn tất việc lệ phí sẽ trở về trạng thái ban đầu và đăng ký ca thi lại. Kinh nghiệm năm 2021, nhiều thí sinh đã chọn nhiều ca thi để "giữ chỗ" cho mình gây lãng phí xã hội.
Thi bất cứ địa điểm nào cũng đều có giá trị như nhau
Nhiều thí sinh thắc mắc ĐHQGHN tổ chức nhiều đợt thi tại các địa điểm khác nhau. Vậy kết quả thi tại các tỉnh thành có thể dùng để xét tuyển vào ĐHQGHN và các trường ĐH phía Bắc hoặc phía Nam được không?
Trả lời câu hỏi này, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng kỳ thi ĐGNL (HSA) của ĐHQGHN là kỳ thi chuẩn hóa. Dù tổ chức ở bất kỳ nơi nào thì đều phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt đã được chuẩn hóa.
Cấu trúc đề thi, mức độ khó dễ của từng đề thi được cân bằng giữa các thí sinh, giữa các ca thi, giữa các đợt thi và giữa các địa điểm tổ chức thi. Dù thí sinh tham dự kỳ thi tại bất cứ nơi nào do ĐHQGHN tổ chức đều có giá trị như nhau.
Thứ hai, việc thi và xét tuyển đại học là tách biệt nhau hoàn toàn. Thí sinh phải xem xét trường đại học bạn dự kiến sẽ theo học có xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực hay không? Nếu như trường đó sử dụng kết quả thi ĐGNL như là phương thức xét tuyển thì bạn có thể yên tâm đăng ký dự thi và tham gia kỳ thi ở bất kỳ địa điểm nào phù hợp nhất với bạn để đạt kết quả cao nhất có thể.
Thí sinh không nên ôn luyện tại các trung tâm
Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển đại học khiến cho thí sinh lo lắng về việc các em học lệch thì có thể thi đạt kết quả tốt hay không?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho rằng, thực tế cho thấy hầu hết các thí sinh lớp 12 hiện nay đã phần nào "định hướng" theo khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Ở một mức độ nào đó tất cả các thí sinh đều gặp đôi chút khó khăn giống như nhau với phần Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa).
Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định thi ĐGNL thì hãy làm Đề thi tham khảo sẽ thấy được mình cần tự luyện tập bổ sung những gì. Câu hỏi thi ĐGNL hướng tới đánh giá năng lực, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao. Do đó, các bạn sẽ khởi điểm giống nhau và năng lực, khả năng tư duy của thí sinh sẽ quyết định điểm bài thi.
Đến nay có gần 50 trường đại học đã chính thức liên hệ với ĐHQG Hà Nội đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học năm 2022. Thông tin chi tiết về hình thức xét tuyển, chỉ tiêu của từng ngành được thông báo tại Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, thí sinh cần vào website của trường để theo dõi.
Đại học FPT lần đầu tiên xét tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực Điều kiện xét tuyển là thí sinh đạt 90/150 điểm trở lên trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc 750/1200 điểm trở lên trong kỳ thi của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa: Đại học FPT) Hôm nay, 9/3, Đại học FPT cho biết trong mùa tuyển sinh năm...