Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.
Thủ tướng Viktor Orban (trái) cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels vào tháng trước. Ảnh: New York times
Ông Orban từ lâu đã có quan điểm thân thiện với Điện Kremlin, phản đối sự hỗ trợ của châu Âu dành cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Hungary – quốc gia thành viên EU – đã đơn độc trong nhiều tháng qua ngăn chặn gói viện trợ trị giá 52 tỷ USD của châu Âu dành cho Ukraine, nhưng sau đó đã rút lại sự phản đối. Ông cũng từ chối chấp nhận Thụy Điển là thành viên mới của NATO trong suốt hơn một năm trước khi nhượng bộ trước áp lực từ các nước lớn hơn và đồng ý vô điều kiện.
Mô hình tương tự đã lặp lại vào ngày 2/7 khi Thủ tướng Viktor Orban của Hungary có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đi theo con đường mà các nhà lãnh đạo châu Âu khác đã đi trong hơn hai năm nhưng từng bị ông Orban xa lánh.
Các quan chức Hungary giải thích chuyến đi không báo trước đó là một nỗ lực nhằm thúc đẩy “hòa bình”. Trong khi đó, nhiều nhà quan sát coi đây là một động thái của ông Orban nhằm tìm cách chấm dứt sự cô lập của châu Âu đối với ông liên quan đến vấn đề Ukraine.
Zsomber Zeold, cựu nhà ngoại giao Hungary và là một chuyên gia chính sách đối ngoại ở Budapest, cho biết chuyến thăm “hoàn toàn gây bất ngờ đối với tôi và nhiều người khác” vì ông Orban đã giữ quan điểm xa lánh Ukraine trong một thời gian dài. “Lời giải thích hợp lý nhất là ông ấy muốn xây dựng sự tín nhiệm nào đó trong Liên minh châu Âu chứ không chỉ được biết đến như một nhân vật thân Nga”, ông Zeold nói.
Nỗ lực mới của Hungary
Hungary tuần này đã đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu với lời hứa sẽ “làm cho châu Âu vĩ đại trở lại”. Tuy nhiên, vị trí chủ tịch đó về cơ bản mang tính chất biểu tượng, và cam kết thường được lặp đi lặp lại của ông Orban về “tiếp quản Brussels”, thay vào đó, lại dựa trên một tính toán rằng cuộc bầu cử vào tháng trước đối với Nghị viện Châu Âu sẽ biến đảng Fidesz cầm quyền của Hungary trở thành một trung tâm quyền lực mới cho các lực lượng dân tộc chủ nghĩa có cùng chí hướng trong lục địa.
Tuy nhiên, hy vọng đó cho đến nay đã bị cản trở bởi danh tiếng của ông Orban là nhà lãnh đạo thân thiện nhất với Nga của khối châu Âu.
Video đang HOT
Peter Kreko, giám đốc Political Capital, một nhóm nghiên cứu ở Budapest, mô tả chuyến thăm Kiev của ông Orban là một “bất ngờ khôn ngoan, có thể cải thiện cơ hội tiến gần hơn đến dòng chảy chủ đạo của EU” và xây dựng liên minh với những nhân vật bảo thủ như Thủ tướng Italy, Giorgia Meloni.
Mặc dù bà Meloni đồng ý với ông Orban về sự cần thiết phải hạn chế chặt chẽ việc nhập cư và bảo vệ chủ quyền quốc gia, bà vẫn bị cản trở bởi lập trường ủng hộ Điện Kremlin của vị thủ tướng Hungary về Ukraine.
“Ông Orban biết rằng việc đến thăm ông Zelensky là dấu hiệu để trở thành ‘thành viên câu lạc bộ’ và ông muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các lãnh đạo EU rằng ông ở trong câu lạc bộ ngay cả khi đã nhiều lần đóng vai người ngoài cuộc”, chuyên gia Kreko bình luận.
Khi Hungary tuần trước tuyên bố thành lập một liên minh cánh hữu mới trong Nghị viện châu Âu mang tên “Những người yêu nước vì châu Âu”, Thủ tướng Orban đã tuyên bố đây là sự khởi đầu của một “kỷ nguyên mới” về “hòa bình, an ninh và phát triển” thay vì “chiến tranh, di cư và trì trệ” – kỷ nguyên “sẽ thay đổi nền chính trị châu Âu”.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu họp báo tại Budapest ngày 23/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng liên minh lập pháp mới do Hungary lãnh đạo, mà ông Orban dự đoán “sẽ sớm trở thành nhóm chính trị cánh hữu mạnh nhất ở châu Âu,” chỉ thu hút được hai đảng dân túy nhỏ từ Áo và Cộng hòa Séc. Sau đó, một đảng cánh hữu nhỏ của Bồ Đào Nha cũng cho biết họ sẽ tham gia. Nhưng cho đến nay, các đảng theo chủ nghĩa dân tộc hùng mạnh nhất châu Âu đều đứng ngoài cuộc.
Đảng Luật pháp và Công lý, đảng cầm quyền trước đây ở Ba Lan, nơi có nền kinh tế, quân sự và dân số lớn hơn nhiều so với Hungary, tuy có chung thái độ bất bình với vấn đề nhập cư và bộ máy quan liêu ở Brussels, nhưng đã từ chối tham gia liên minh mới, phần lớn là do quan điểm trái ngược với EU của Hungary về cuộc xung đột ở Ukraine.
Tiếp cận cởi mở hơn với Kiev
Bằng cách tới Ukraine, ông Orban “đang cố gắng thoát ra khỏi vùng đất không có chính trị ở EU, và việc thể hiện một cách tiếp cận cởi mở hơn đối với Kiev sẽ là chìa khóa trong vấn đề này” – Zgut-Przybylska, Phó giáo sư tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, nhận xét.
Phát biểu tại Kiev hôm 2/7, ông Orban lặp lại lời kêu gọi “hòa bình” nhưng tránh mọi gợi ý rằng việc đạt được điều đó phụ thuộc vào việc Ukraine từ bỏ các điều kiện. Hãng thông tấn MTI của Hungary cho biết ông Orban kêu gọi “một lệnh ngừng bắn có thời hạn, tạo cơ hội để đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình”.
Hãng tin Ukraine, Unian dẫn lời ông Orban nói rằng “hòa bình là một vấn đề quan trọng. Cuộc chiến mà các bạn đang theo đuổi hiện nay có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến an ninh của Châu Âu”.
Tại Kiev, ông Orban không đưa ra lời chỉ trích công khai nào về cách đối xử với người thiểu số Hungary ở Ukraine, trước đây vốn là vấn đề gây tranh cãi lớn thường được ông nêu ra, và thay vào đó, vị Thủ tướng cảm ơn Tổng thống Zelensky vì đã lắng nghe quan điểm của ông về khả năng ngừng bắn.
Phó giáo sư Zgut-Przybylska cho biết chuyến đi của ông Orban “không có nghĩa là chính phủ Hungary sẽ thay đổi chính trị”. Thay vào đó, nó phù hợp với điều mà chính Thủ tướng Orban đã mô tả là “vũ điệu chim công” của Hungary: chính sách “vẫy lông” sang các phía khác nhau tùy theo thời điểm.
Bà nói: “Ông Orban đã chơi điệu nhảy ‘con công’ này trong một thập kỷ, và sự phụ thuộc năng lượng của Hungary vào Nga sẽ vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Về phần mình, Nga đã hạ thấp tầm quan trọng chuyến thăm Kiev của ông Orban. Dmitri Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, được hãng thông tấn TASS dẫn lời, nói rằng sự hiện diện của ông Orban ở Kiev không phản ánh sự thay đổi trong lập trường của Hungary mà chỉ phản ánh trách nhiệm của nước này sau khi đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu.
Quan hệ Trung Quốc - Hungary ngày càng khăng khít
Ngoài lĩnh vực quan hệ thương mại và đầu tư, Trung Quốc đã đề nghị hỗ trợ đối tác chiến lược lâu năm cho Hungary về các vấn đề an ninh công cộng trong cuộc gặp hiếm hoi với Thủ tướng Viktor Orban.
Bộ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng (thứ ba từ trái sang) gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban (thứ ba từ phải sang) tại văn phòng chính phủ ở Budapest, Hungary ngày 16/2. Ảnh: EPA-EFE
Theo hãng thông tấn Tân Hoa, trong cuộc gặp với Thủ tướng Orban tại Budapest vào tuần trước, Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu hồng (Wang Xiaohong) cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường quan hệ thực thi pháp luật và an ninh với Hungary khi hai nước kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao.
Bộ trưởng Vương Tiểu Hồng nhấn mạnh hai nước nên tăng cường niềm tin chính trị lẫn nhau, đồng thời tăng cường liên lạc và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Theo một tuyên bố của Trung Quốc ngày 18/2, ông Vương Tiểu Hồng đã nói với Thủ tướng Orban rằng Hungary là một người bạn tốt và là người bạn đồng hành đã vượt qua thử thách của thời gian.
Bộ trưởng Vương bày tỏ hy vọng những nỗ lực hợp tác an ninh sẽ là điểm nhấn mới trong quan hệ song phương trong các lĩnh vực như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Các thỏa thuận hợp tác cũng sẽ bao gồm việc xây dựng năng lực an ninh và thực thi pháp luật theo Sáng kiến Vành đai, Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm mục đích kết nối Trung Quốc với thế giới thông qua các liên kết thương mại và cơ sở hạ tầng.
Tân Hoa Xã ngày 18/2 đưa tin Bộ trưởng Vương cũng đã gặp Bộ trưởng Nội vụ Sandor Pinter và ký các văn bản về thực thi pháp luật và hợp tác an ninh, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Về phía Hungary, trên tài khoản Facebook chính thức, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết đầu tư của Trung Quốc là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Hungary.
"Châu Âu phải đối mặt với một sự thực rằng nền kinh tế Trung Quốc đơn giản là đã vượt xa nền kinh tế châu Âu. Đã đến lúc phải nhận thức rõ ràng và chuyển sang hợp tác thay vì quan điểm cô lập chính trị. Chúng ta được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau...", Ngoại trưởng Szijjarto viết và đăng kèm những bức ảnh về cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu.
Đề xuất hỗ trợ an ninh của Trung Quốc được đưa ra khi Hungary, một đồng minh của Nga, trong 10 năm qua nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước phương Tây dưới thời Thủ tướng Orban và gần đây gặp sức ép do phản đối mở rộng NATO ở châu Âu. Hungary là quốc gia NATO duy nhất chưa phê chuẩn đơn xin gia nhập khối an ninh của Thụy Điển.
Hiệp ước an ninh với Hungary thể hiện một chiến thắng ngoại giao của Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh EU cân nhắc mối quan hệ của nước này với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về những khác biệt trong nhiều vấn đề.
Hungary là quốc gia đầu tiên trong EU ký bản ghi nhớ Vành đai, Con đường với Bắc Kinh - sáng kiến tài trợ cho tuyến đường sắt cao tốc giữa thủ đô Hungary và Serbia.
Thủ tướng Orban cũng là nhà lãnh đạo duy nhất của một quốc gia EU tham dự diễn đàn Vành đai, Con đường vào tháng 10/2023 tại Bắc Kinh do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì. Kể từ năm 2020, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Hungary.
Bất chấp cảnh báo của Ủy ban Châu Âu rằng tập đoàn kỹ thuật Huawei gây rủi ro cho an ninh EU, Hungary là nơi có cơ sở sản xuất và hậu cần lớn nhất của gã khổng lồ viễn thông này bên ngoài Trung Quốc. Hungary cũng sẽ sớm tiếp đón nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đầu tiên ở châu Âu.
EU cân nhắc thảo luận từng năm về việc viện trợ cho Ukraine Trong nỗ lực đạt được thỏa thuận cung cấp gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (khoảng 54 tỷ USD) cho Ukraine, ngày 31/1, các quan chức châu Âu cho biết các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất với Hungary về việc sẽ tổ chức cuộc tranh luận hằng năm về vấn đề viện trợ cho Kiev. Thủ tướng...