Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.
Nga đang hướng đến việc rút dần khỏi OSCE. Ảnh: TASS
Cả thượng viện và hạ viện của Nga, Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia, dự kiến sẽ quyết định đình chỉ tư cách tham gia của Moskva vào Đại hội đồng Nghị viện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) vào ngày 3/7.
Tuy nhiên, việc nước này rút khỏi OSCE hiện không được thảo luận vì Nga có quyền quay trở lại nếu các điều kiện cho phái đoàn của nước này được cải thiện, các thành viên quốc hội được tờ Izvestia (Nga) phỏng vấn cho biết.
Video đang HOT
Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, chỉ ra rằng kể từ năm 2022, Nga phải đối mặt với nhiều trở ngại ngày càng tăng từ tổ chức này, chẳng hạn như các thành viên phái đoàn bị từ chối thị thực nhập cảnh và quyền phát biểu.
Trong khi đó, Konstantin Kosachev, một thành viên của Ủy ban Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề quốc tế, lưu ý rằng “OSCE gần đây đã ngừng giải quyết các vấn đề chung, trở thành phương tiện để phương Tây áp đặt quan điểm của mình lên tất cả những thành viên khác”.
Thượng nghị sĩ Nga Kosachev nêu rõ: “Không phải chúng tôi đã thay đổi mà là tổ chức đã thay đổi từ bên trong và thực sự bị phá hủy. Chắc chắn là không có ý nghĩa gì khi Nga làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các chủ thể. Nếu và khi Đại hội đồng Nghị viện OSCE tạo ra các điều kiện bình thường cho công việc của chúng tôi, nếu và khi chúng tôi nhận được sự đảm bảo và nguyên tắc đồng thuận được thiết lập trong tổ chức, thì quyết định rút khỏi có thể được xem xét lại”.
Nhận định về vấn đề trên, Alexey Fenenko, Giáo sư Khoa An ninh Quốc tế tại Khoa Chính trị Thế giới của Đại học Tổng hợp Moskva, cho rằng mọi thứ đang hướng đến việc Nga dần rút khỏi OSCE. “Sau tuyên bố gây chú ý của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov vào năm 2004 rằng OSCE trong hình dạng hiện tại không phù hợp với chúng tôi, Nga đã cố gắng thúc đẩy nhiều cải cách khác nhau của tổ chức này. Nhưng điều này hoàn toàn không hiệu quả”, chuyên gia trên giải thích.
Phần Lan cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của OSCE
Nhà ngoại giao hàng đầu của Phần Lan thừa nhận nguy cơ "sụp đổ" của OSCE liên quan đến chức chủ tịch luân phiên của Estonia.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 29/5, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto lo ngại rằng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) có khả năng sụp đổ vì Nga và Belarus không sẵn sàng chấp thuận chức Chủ tịch luân phiên của Estonia vào năm 2024.
Mỗi năm, một trong các quốc gia thành viên của OSCE giữ chức chủ tịch của tổ chức trên cơ sở luân phiên. Ứng cử viên phải được tất cả các thành viên OSCE chấp thuận. Theo báo Yle (Phần Lan), Nga và Belarus chưa chấp thuận trường hợp của Estonia, trong khi Tallinn sẽ không từ bỏ triển vọng làm chủ tịch luân phiên của OSCE. Do đó, OSCE sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cơ bản trong vòng sáu tháng tới.
"Nếu không có Chủ tịch [của OSCE] vào năm 2024 và không có sự đồng thuận về vấn đề này, thì năm tới sẽ là năm mà OSCE sụp đổ với tư cách là một tổ chức", nhà ngoại giao hàng đầu của Phần Lan nói và cho biết thêm rằng sự sụp đổ của OSCE có thể xảy ra trước khi Phần Lan nắm quyền Chủ tịch luân phiên theo lịch trình vào năm 2025.
Trong khi đó, báo Die Presse của Vienna hồi tháng 4 đưa tin rằng Áo sẵn sàng tự đề cử mình là ứng cử viên thay thế cho chức Chủ tịch OSCE vào năm 2024 nếu không đạt được sự đồng thuận về việc chấp thuận ứng cử viên của Estonia do có thể có những bất đồng từ phía Nga. Die Presse lưu ý rằng Nga đã từ chối ủng hộ ứng cử viên của Estonia tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Stockholm vào cuối năm 2021.
Chủ tịch OSCE thường đảm nhiệm trong một năm dương lịch. Việc đề cử thường diễn ra hai năm trước khi bắt đầu nhiệm kỳ của ứng cử viên có liên quan. Bắc Macedonia đã giữ chức Chủ tịch luân phiên OSCE kể từ ngày 1/1/2023.
OSCE, gồm 57 quốc gia, là tổ chức an ninh khu vực lớn nhất thế giới. Trước năm 1994, nó được gọi là Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (CSCE).
Armenia và Azerbaijan đạt thỏa thuận về khu vực tranh chấp ở biên giới Ngày 16/5, giới chức Armenia và Azerbaijan cho biết hai nước đã nhất trí một thỏa thuận về các khu vực tranh chấp thuộc biên giới chung. Đây là một bước đi mới hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai bên. Biển chỉ đường trước lối vào làng Voskepar ở miền Đông Bắc Armenia, ngày 27/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Ngoại giao...