Lý do mỗi ngày bạn nên ăn một trái cam
Cam vốn được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin C, giúp tăng khả năng miễn dịch, đẹp da, mượt tóc, tốt cho bệnh tim. Hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm một số công dụng mới của cam.
Ngừa sỏi thận
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi phụ nữ uống từ đến 1 lít nước cam, bưởi hoặc nước táo hàng ngày, độ pH và acid citric bài tiết nước tiểu tăng lên, làm giảm đáng kể nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalate. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo, tùy nhu cầu cơ thể mà mỗi người nên uống nước những loại quả trên ở mức nhất định. Nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe, cần hạn chế đường, nước thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhiều nước trái cây.
Giảm nguy cơ ung thư gan
Theo nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản thì sử dụng cam, quýt ở mức độ phù hợp sẽ giúp giảm ung thư gan. Sở dĩ cam có tác dụng này vì nó chứa hợp chất carotenoid có trong vitamin A ở cam. Hợp chất này có tác dụng hạn chế nguy cơ ung thư gan.
Nếu muốn mắt khỏe mạnh, mỗi ngày bạn nên ăn một quả cam. Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất D-limonene trong cam có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư da… Bởi cam chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tế bào ung thư. Ngoài ra, các polyphenol phong phú trong cam cũng có tác dụng chống oxy hóa, chống virus, ngừa dị ứng, chống viêm.
Tốt cho mắt
Giống như làn da, theo thời gian, mắt cũng kém đi và cần có sự hỗ trợ của vitamin A, giúp ngăn thoái hóa điểm vàng. Ngoài vitamin C, cam cũng giàu vitamin A và kali. Nếu muốn mắt khỏe mạnh, mỗi ngày bạn nên ăn một quả cam.
Folate và acid folic có trong cam thúc đẩy phát triển não. Trên thực tế, các loại quả có màu da cam thường tốt cho phụ nữ mang thai và giúp đứa trẻ trong bụng mẹ tránh được chứng rối loạn tâm thần sau này.
Giảm loét dạ dày
Cam chứa nguồn chất xơ dồi dào, giúp dạ dày và ruột khỏe mạnh. Chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh giúp hạn chế viêm loét dạ dày, ngừa táo bón.
Cân bằng acid
Video đang HOT
Cam có tính acid nhưng do cam chứa nhiều khoáng chất kiềm nên sau khi tiêu hóa, nó có thể giúp cơ thể cân bằng tính acid. Chanh cũng là loại quả có tác dụng tương tự.
Cải thiện chất lượng tinh trùng
Cam giàu vitamin C, chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng cải thiện chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Vì thế, bạn nên bổ sung cam vào thực đơn hàng ngày.
Theo Nguoiduatin
10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh
Cảm lạnh, viêm họng hay đau khớp là những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải vào mùa đông.
1. Cảm lạnh
Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.
Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
Ảnh minh họa.
2. Viêm họng
Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.
Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.
3. Bệnh hen, suyễn
Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.
Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm.
4. Norovirus
Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 - 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước.
5. Đau khớp
Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa.
6. Hạ thân nhiệt
Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa.
Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.
7. Đau tim
Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.
Trong trường hợp này, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 21 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
Ảnh minh họa.
8. Tê cóng
Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.
Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.
Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại.
Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen.
Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.
9. Da khô
Da khô là chứng bệnh thường gặp và trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi độ ẩm môi trường thấp.
Do vậy, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm lên da là sau tắm khi da vẫn còn ẩm và bôi thêm lần nữa khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.
10. Cúm
Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vacxin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).
Theo Doisongphapluat
Thực phẩm ủ ấm cho cơ thể ngày đông giá Để giữ ẩm cho cơ thể ngoài việc chú trọng đến việc mặc quần áo ấm bạn nên kết thân với những loại thực phẩm sau đây để kích thích tăng nhiệt trong cơ thể. Lựu Nước ép lựu còn có tác dụng kích thích máu lưu thông dễ dàng hơn, phá tan những cục máu đông bám trong thành mạch máu. Trong...