Lý do khiến đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ
Từng tham gia biên soạn đề thi tuyển sinh đại học những năm 1980, thầy giáo Nguyễn Phương chỉ ra lý do khiến đề thi dễ, thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học.
Ảnh minh họa
Đã có nhiều giải thích về hiện tượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối vẫn trượt đại học. Theo quan sát của riêng tôi, có hai nguyên nhân cơ bản. Một là đề thi quá dễ nên đánh mất khả năng phân loại trình độ thí sinh. Hai là sự mâu thuẫn nội sinh của kỳ thi “hai trong một” với mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học.
Đề thi tốt nghiệp THPT 7 năm qua cho thấy xu hướng ngày một dễ hơn so với những năm trước, trong đó có đề thi tiếng Anh. Nếu nhìn vào phổ điểm kết quả bài thi môn tiếng Anh năm 2021 với hai đỉnh, người ta thấy sự bất bình thường, bài thi không có khả năng phân loại, nói nôm na là sàn sàn như nhau. Trước khi có kỳ thi “ba chung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường tự chủ toàn bộ việc tuyển sinh, đề thi không có hiện tượng này.
Phổ điểm môn thi tiếng Anh năm 2021.
Câu hỏi đặt ra tại sao đề thi dễ? Mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT được xác định phục vụ đánh giá tốt nghiệp phổ thông và “kiến thức đề thi chủ yếu ở lớp 12″ nên tất nhiên dễ.
Một đề thi tốt là có khả năng phân loại tốt thí sinh (giỏi được điểm cao, yếu được điểm thấp, chứ không phải ngang ngang bằng nhau), phản ánh đúng trình độ thực tế của thí sinh, có khả năng bao quát và tổng hợp được kiến thức đã học (chứ không chỉ là nhớ những chi tiết cụ thể) và đáp ứng được mục tiêu kỳ thi, nhất là kỳ thi có tính tuyển – loại, chọn người có năng lực học đại học.
Video đang HOT
Để có được một đề thi đáp ứng được các yêu cầu như vậy, những người biên soạn cần đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và thời gian và đó không phải là việc dễ. Còn nếu chỉ vì sự an toàn, tức là lảng tránh những câu hỏi khó để khỏi sai sót thì khó có thể có được một đề thi tốt. Một số ít người biên soạn đề thi chỉ sợ sai nên có xu hướng soạn thật dễ. Đề thi càng dễ thì người soạn càng nhàn và sai sót càng ít.
Ngoài ra, người trực tiếp tham gia biên soạn đề thi còn chịu thêm áp lực từ hội đồng ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những ai từng tham gia kỳ thi này, đặc biệt các trưởng môn thi, có lẽ thường xuyên được nhắc nhở về điểm thi thấp (nếu có) của những năm trước để tránh. Người ta quên mất chất lượng dạy và học thực tế tại trường phổ thông rất có vấn đề.
Tình trạng như hiện tại sẽ lặp lại những năm sau này, nếu mọi chuyện vẫn như cũ, nếu đề thi vẫn soạn theo hướng vì mục đích “an toàn”. Tôi biết đồng nghiệp sau tôi đều là thầy cô giỏi từ các trường phổ thông và đại học trên khắp cả nước, nhưng cũng chịu nhiều sức ép.
Thi tốt nghiệp THPT là để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, còn thi đại học là để tuyển chọn người có năng lực học được đại học. Chúng khác nhau về mục đích và bản chất. Một bài thi đánh giá mức độ hoàn thành chương trình khó có thể dùng để tuyển sinh đại học. Và thực tế không phải bất cứ ai tốt nghiệp phổ thông đều có thể học được đại học một cách hiệu quả.
Với đề thi nhằm đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, nội dung nhất thiết phải bám sát chương trình, sách giáo khoa. Trong khi đó bài thi tuyển – loại phải ở mức cao hơn, đánh giá năng lực học đại học của thí sinh. “Nhốt” hai thứ đó vào cùng một bài thi thêm quy định chặt chẽ “không vượt ra ngoài chương trình phổ thông” thì chuyện 30/30 điểm vẫn trượt đại học là khó tránh.
Để khắc phục tình trạng này, tôi muốn bảo lưu ý kiến từng nêu ra. Một, xét tốt nghiệp phổ thông dựa trên thành tích và quá trình học tập, hoặc giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh thành. Hai là trả việc tuyển sinh về các đại học, cao đẳng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học trong lúc các trường chưa sẵn sàng.
Có ý kiến cho rằng nên mở cửa đại học không cần thi. Ý kiến đó chắc từ những trường đang “đói” người học.
Ranh giới đỗ và trượt chỉ 0,1 điểm, cộng nhiều điểm ưu tiên bất công càng lớn
Theo chuyên gia, ranh giới của đỗ và trượt chỉ cách nhau 0,1 điểm, nếu cộng nhiều điểm thì bất cập càng lớn, bất công càng nhiều giữa thí sinh.
Mùa tuyển sinh năm nay chứng kiến nhiều trường hợp thí sinh 27, 28 điểm trượt nguyện vọng 1 do điểm trúng tuyển một số ngành quá cao, vượt ngưỡng điểm tuyệt đối. Các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân một phần do đề thi tốt nghiệp THPT quá dễ, điểm thí sinh cao khiến điểm chuẩn vì thế tăng theo. Để ngăn tình trạng này xảy ra vào năm 2022, các chuyên gia cho rằng Bộ GD&ĐT cần cải tiến độ phân hoá đề thi và bỏ điểm cộng để đảm bảo công bằng cho thí sinh trong cuộc đua vào đại học.
Bỏ điểm cộng ưu tiên
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đánh giá, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, chỉ khoảng 5% thí sinh đạt tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển từ 27, như vậy, bức tranh xét tuyển đại thể là bình thường. Điều bất thường nằm ở các ngành học lấy điểm quá cao, khiến nhiều em 27, 28 điểm vẫn không trúng tuyển nguyện vọng nào.
Để giải quyết bài toán "lạm phát điểm chuẩn" như hiện nay, cần thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học. Mục đích chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT phục vụ việc xét tốt nghiệp. Nếu các trường sử dụng kết quả thi này để xét tuyển đại học thì chỉ phù hợp với một nhóm trường, đặc biệt các trường điểm chuẩn thấp khoảng dưới 25. Còn lại, các ngành hot, trường hot chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường.
Sau đó, các trường cần đưa thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này để tạo nên sự công bằng. Làm như vậy chắc chắn sẽ chọn được người học vừa có năng lực, vừa phù hợp với ngành đào tạo.
TS Nghiêm Thuý Hằng, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng cộng điểm vùng miền và đối tượng ưu tiên trong xét tuyển đại học tạo nên bất công cho thí sinh, đặc biệt là ở những ngành học điểm chuẩn cao.
Từ đó, bà đề xuất hai hướng giải quyết điểm cộng ưu tiên. Thứ nhất, siết điểm cộng tối đa từ 2,75 xuống 1 điểm. Không để điểm cộng làm ảnh hưởng lớn đến thứ tự xếp hạng cũng như cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học của thí sinh. Ranh giới của đỗ và trượt chỉ cách nhau 0,1 điểm. Nếu cộng nhiều điểm, bất cập càng lớn và bất công càng nhiều giữa thí sinh thành phố và nông thôn.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT có thể bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên hoặc trao quyền quyết định cho các trường đại học trong xét tuyển. Tuy nhiên việc giao quyền này cũng cần quy định khung điểm tối thiểu và tối đa để tránh lạm phát.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ)
Cải tiến đề thi tốt nghiệp THPT
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cần được tổ chức nhưng phải điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn để các trường yên tâm xét tuyển. Bởi nếu kỳ thi này chỉ dùng để xét tốt nghiệp thì không cần thiết.
Ông cho biết, việc tổ chức kỳ thi này gồm 3 khâu lớn: đề thi, tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Trong đó, việc tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp các địa phương đã chủ động. Bộ GD&ĐT lo đề thi chung. Đề thi chung nên kỳ thi cần diễn ra đồng loạt trong một thời điểm.
Từ thực tế phổ điểm các năm gần đây, TS Nghĩa cho rằng, vấn đề Bộ GD&ĐT cần giải quyết ở đây là hoàn thiện đề thi có tính phân hoá rõ rệt. Đề thi cần chuẩn hơn nữa bởi đó là thước đo quan trọng để đánh giá đúng chất lượng thí sinh và cũng để so sánh tương đồng giữa các năm. Điều này rất cần thiết cho chiến lược phát triển giáo dục lâu dài.
TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia cho rằng, việc điểm chuẩn đẩy tăng vọt là do đề thi tốt nghiệp THPT phân hoá không tốt, không thể phân loại được thí sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình.
Như với đề thi của 5 - 6 năm về trước, chỉ thí sinh nào học lực thực sự xuất sắc mới đạt từ 9 điểm trở lên, rất hiếm điểm 10, thí sinh giỏi ở mức 7 - 8, khá ở mức 5 - 6 và trung bình là dưới 5. Tuy nhiên hai năm trở lại đây khoảng cách điểm số giữa các mức trên đều bị thu hẹp và phân biệt không rõ. Thí sinh xuất sắc đạt 10 điểm, thí sinh giỏi 9,5, khá 9 điểm và trung bình 7 - 8 điểm.
Hai năm 2020, 2021, kỳ thi THPT chỉ đáp ứng được mục tiêu phục vụ xét tốt nghiệp mà phần nào không đảm bảo việc xét tuyển đại học. Nếu như đề thi trước đây thi 3 tiếng/môn thì nay rút xuống 2 tiếng và 1 tiếng/môn, thời gian ngắn, số lượng câu hỏi ít, không đủ để cán bộ ra đề thi đưa ra các câu hỏi phân hoá rõ rệt.
Sau 6 năm thay đổi hình thức thi THPT, xét tuyển đại học, đề thi theo hướng chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm, có thể thấy kỳ thi ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Đã đến lúc Bộ GD&ĐT, chuyên gia, trường đại học lên phương án nghiên cứu và thay đổi mô hình kỳ thi như hiện nay để đánh giá đúng thực chất, thực học và đúng năng lực của học sinh phổ thông, TS Hiệp đề xuất.
Muốn đỗ đại học, phải biết "làm toán" Liên quan tới kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022, hộp thư bạn đọc Báo Giao thông nhận được nhiều ý kiến của các bậc cha mẹ bày tỏ lo lắng. Bạn đọc Huỳnh Đông (TP.HCM) viết: "Việc hơn 150 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn 27 điểm trở lên không đỗ đại học năm nay khiến gia đình tôi rất...