Lý do 500 sinh viên ngành Sư phạm không nhận được trợ cấp
Nhiều sinh viên ngành Sư phạm của ĐH Thủ đô Hà Nội băn khoăn khi kết thúc năm thứ nhất vẫn không nhận được khoản tiền trợ cấp chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng.
Theo Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022, mỗi sinh viên được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường nếu có nhu cầu.
“Trong khi sinh viên của nhiều trường sư phạm được nhận trợ cấp, riêng ĐH Thủ đô Hà Nội – nơi em học sắp sang năm thứ hai – vẫn chưa thanh toán một đồng trợ cấp nào”, một ý kiến đăng trên diễn đàn.
Một sinh viên khác trăn trở: “3,6 triệu đồng/tháng không phải là số tiền nhỏ và một năm, mỗi sinh viên sẽ được nhận 36 triệu đồng. Đó là số tiền rất quan trọng đối với chúng mình. Và nếu 36 triệu đồng của năm nhất chúng mình không nhận được từ nhà trường, giả sử sau khi ra trường không công tác theo ngành Sư phạm nữa có bồi hoàn cả số tiền năm nhất này không?”.
Tổng số sinh viên theo học sư phạm của ĐH Thủ đô Hà Nội khóa tuyển sinh 2021-2022 là hơn 700. Trong số này, hơn 500 có nhu cầu và làm đơn đề nghị hưởng cũng như cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến nhà trường.
Sinh viên ĐH Thủ đô Hà Nội vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Ảnh: VietNamNet.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội, cho hay nguyên nhân của việc “chậm trả” này là trường chưa nhận được sự đặt hàng hay kinh phí cấp từ UBND Hà Nội theo Nghị định 116 của Chính phủ.
Video đang HOT
“Hiện, tôi cũng biết nhiều trường đại học sư phạm đã trả tiền trợ cấp cho sinh viên. Song với trường chúng tôi, khi UBND thành phố Hà Nội thực hiện chi theo Nghị định 116, trường mới có thể gửi tới sinh viên”, bà Hiền nói.
Cụ thể, theo Nghị định 116, kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành.
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Trong khi, thực tế, hiện, UBND thành phố Hà Nội cũng chưa triển khai việc giao nhiệm vụ, càng không đặt hàng với nhà trường trong việc đào tạo giáo viên cho Hà Nội.
“Thực ra, Nghị định 116 có hiệu lực hành từ ngày 15/11/2020 – thời gian này trường cũng đã tuyển sinh xong xuôi rồi. Vì vậy, việc triển khai cơ bản cũng đã bị chậm. Ngoài ra, việc thực hiện Nghị định 116 không chỉ của riêng ngành giáo dục mà còn liên quan đến ngành nội vụ trong vấn đề tuyển dụng. Câu chuyện giữa đào tạo và tuyển dụng và vấn đề phức tạp mà có thể UBND thành phố cũng chưa thể giải quyết được ngay. Bởi việc chi tiền ngân sách đồng nghĩa với tuyển giáo viên đó sau khi ra trường cũng là vấn đề mà các cấp phải suy tính kỹ”, bà Hiền nói thêm.
Vì thế, theo bà Hiền, nhà trường dù muốn cũng không có nguồn tài chính nào để có thể hỗ trợ sinh viên, đành đợi kinh phí từ thành phố Hà Nội.
Về việc này, ĐH Thủ đô Hà Nội cũng đã trả lời cho các sinh viên có thắc mắc tới các kênh chính thống của nhà trường.
Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội khẳng định sinh viên không nhận được khoản hỗ trợ 3,63 triệu/tháng ở khoảng thời gian nào cũng không phải bồi hoàn khoản đó nếu ra trường không công tác trong ngành Sư phạm.
Khóa sinh viên năm học 2022-2023 tới đây có thể gặp tình cảnh tương tự nếu các địa phương không đặt hàng ĐH Thủ đô Hà Nội. Theo bà Hiền, Bộ GD&ĐT vẫn sẽ cho nhà trường khoảng 400 chỉ tiêu tuyển sinh ngành Sư phạm. Tuy nhiên, nếu sinh viên muốn được hỗ trợ sinh hoạt phí, nhà trường lại phải tiếp tục đề nghị lên UBND thành phố Hà Nội như năm ngoái và tiếp tục phải chờ.
“Tôi mong các sinh viên hiểu, thông cảm cho nhà trường và cũng có phương án để chuẩn bị tài chính cá nhân, sự hỗ trợ của gia đình trong lúc các em chưa được giải quyết chế độ, chủ động để không ảnh hưởng đến việc học”, bà Hiền nói.
ĐH Mở TPHCM: Chính sách khen thưởng cho sinh viên NCKH như giảng viên
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ tương tự như giảng viên.
Sinh viên có thành tích NCKH tốt được vinh danh và khen thưởng
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Đó là điểm mới được Trường ĐH Mở TPHCM áp dụng trong năm học 2020-2021. Thông tin này được trường công bố tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học vừa diễn ra.
Báo cáo, tổng kết tại Hội nghị, Trường ĐH Mở TPHCM cho biết trong năm học vừa qua, mặc dù tình hình dịch bệnh, hoạt động NCKH của sinh viên vẫn tiếp tục phát triển.
Gần 400 đề tài đã được đăng ký, các đề tài đều được nhận xét góp ý về chuyên môn và việc chọn lựa các đề tài thực hiện đã mang tính cạnh tranh rất cao. Kết quả là có gần 300 đề tài được phê duyệt thực hiện.
Tình hình dịch bệnh bùng phát bất ngờ vào đầu năm 2021 và các đợt giãn cách đã khiến sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Tuy vậy đã có hơn 200 đề tài hoàn tất. Các đề tài này được các hội đồng chuyên môn đánh giá kỹ lưỡng và nghiêm ngặt và đã chọn ra 93 giải (31 giải nhất, 34 giải nhì và 28 giải ba).
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Mở THCM diễn ra dưới hình thức trực tuyến
Không chỉ giới hạn ở cuộc thi cấp Trường, trong năm học qua cũng đã có 11 đề tài tham gia cuộc thi Sinh viên NCKH toàn quốc với kết quả 2 giải ba và 2 giải khuyến khích; 49 đề tài tham gia cuộc thi Eureka, một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao với hơn 1.000 đề tài tham gia trên cả nước, với kết quả 5 đề tài được chọn vào chung kết xếp hạng và đạt 1 giải ba.
Ngoài ra, sinh viên trường cũng đã tích cực tham gia các cuộc thi học thuật khác như Olympic Cơ học, Olympic Tin học, các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp và đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Hà- Hiệu trưởng Nhà trường, để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thời gian qua Nhà trường luôn có những chính sách linh hoạt, phù hợp như cấp học bổng NCKH, có chính sách hỗ trợ các đề tài, hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi đến các chính sách khuyến khích giảng viên trong hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học và thu hút sinh viên cùng tham gia nghiên cứu với giảng viên.
Đặc biệt, sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Đà Nẵng: Trường ĐH Sư phạm khai giảng năm học 2021 - 2022 Ngày 4/11, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022. Nhà trường đạt tỉ lệ tuyệt đối trong tuyển sinh đại học chính quy, nhiều ngành sư phạm có điểm chuẩn rất cao. Đại diện tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm tặng hoa cho Ban giám đốc ĐH Đà Nẵng và Hiệu...