Luyện chữ đẹp có cần thiết?
Rèn luyện viết chữ đẹp có quan trọng hay không, và ‘nét chữ’ có thể hiện ‘nết người’ hay không, trong thời đại ngày nay trở thành vấn đề tranh cãi.
Ở góc độ nào cũng có những lý lẽ nhất định, nhưng sự cần thiết nhất là tìm ra góc nhìn hài hòa về lợi ích và bất tiện khi rèn chữ viết cho mọi đối tượng, lứa tuổi.
Chị Nguyễn Thị Thanh (giáo viên ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) kể, năm thứ 4 đại học phải đi thực tập, chị vất vả mới có thể trình bày xong tựa bài học lên bảng một cách ngay ngắn nhất. Dù không ai ý kiến, nhưng tự thấy rất ngượng ngùng. Hai lần được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ chấm bài kiểm tra môn Văn, ngồi chau mày “dịch” những con chữ ngoằn ngoèo để hiểu rõ nghĩa của học sinh diễn đạt, chị Thanh mới thấy chuyện rèn chữ viết không hề là chuyện nhỏ. Ở các trường học, việc làm báo tường hay các ấn phẩm đặc biệt luôn được khuyến khích thể hiện thủ công. Tức là cô và trò phải tự thiết kế, vẽ trang trí cho đến viết từng sản phẩm lên giấy khổ lớn. Lúc này, nhiệm vụ của những em có khiếu viết chữ đẹp rất quan trọng.
Học ngành Ngữ văn, dù hiện nay theo làm lĩnh vực du lịch, chị Mai Thị Phương Thảo (TP. Long Xuyên) rất tâm đắc về những kỹ năng được rèn luyện ở giảng đường. Một trong những ấn tượng của chị là giảng viên dạy môn chính có chữ viết rất đẹp. Mỗi tiết học của thầy, sinh viên đều hứng khởi, bị thu hút bởi từng đường nét chăm chút cho tên bài. Một bài học mới, thầy lại trình bày một mẫu chữ khác nhau. Tranh thủ ngoài giờ học, bạn nào cũng dành chút thời gian tập viết chữ, bởi đó là một phần xây dựng tác phong của một nhà giáo.
“Sau này ra trường, mình mới nhận ra ngoài yêu cầu đối với nghề giáo, các công việc khác cũng rất chú trọng đến việc viết chữ đẹp. Chẳng hạn hồ sơ xin việc làm yêu cầu phải viết tay, kể cả viết thư cảm ơn khách hàng, viết thiệp gửi đối tác… Dù các phông chữ bằng máy có thể đẹp hơn, nhưng việc nắn nót từng con chữ thủ công sẽ chuyển tải thêm sự chân thành và trân trọng từ người gửi” – chị Thảo chia sẻ.
Bày tỏ quan điểm về rèn chữ viết cho con, một số phụ huynh phàn nàn liệu việc này có cần thiết? Bởi học sinh có rất nhiều môn học, đầu tư rèn chữ viết là việc không thực tế, trong khi máy móc đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong mọi công việc. Một số phụ huynh còn dẫn chứng, con của họ tuy học lớp nhỏ viết chữ rõ ràng, nhưng càng học lên cao thì càng viết ẩu, chuyển sang viết tắt, tốc ký để có thể ghi chép kịp lời giáo viên giảng. Hơn nữa, hiện nay, máy móc đã hỗ trợ rất nhiều cho việc học, muốn tẩy xóa chỉ cần cú “click” chuột là xong. Sau này đi làm cũng đánh máy là chủ yếu, chứ ít ai viết tay…
Video đang HOT
Theo quan điểm của anh Nguyễn Thanh Bình (phụ huynh), ông bà có câu “nét chữ – nết người”, nhưng không có nghĩa quy chụp người viết chữ xấu là người không tốt. Cần phân biệt chữ không đẹp khác với chữ không rõ ràng. Quan niệm chữ không đẹp là người không cẩn thận là quan niệm có phần áp đặt, vì cẩn thận là tính cách của con người và được rèn luyện bằng rất nhiều cách, qua nhiều phương diện. Việc rèn chữ hiện nay cho trẻ nhỏ nên dựa trên khả năng, sở thích của từng em. Chữ đẹp không chỉ kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống, mà còn phải phù hợp với yêu cầu học tập, làm việc.
Cô Bùi Thị Ánh Loan (giáo viên Trường Tiểu học Long Hưng, TX. Tân Châu) cho rằng, đối với học sinh tiểu học, việc rèn chữ viết là bài học đầu tiên mà bé nào cũng phải trải qua. Để đánh giá một học sinh giỏi toàn diện thì ngoài kiến thức, các bé còn thể hiện bài viết bằng những nét chữ đẹp. Vì chữ đẹp sẽ để lại ấn tượng lớn ban đầu cho người đọc. Và cũng nhờ quá trình rèn chữ đẹp mà hình thành cho các bé tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận khi viết cũng như trong học tập.
“Một số phụ huynh chưa đồng tình với việc rèn chữ, vì cho rằng thời đại này đã là thời đại máy tính thay thế, nên không cần viết chữ đẹp. Theo tôi, các bậc phụ huynh nên sắp xếp lại thời gian học tập cũng như thời gian rèn luyện chữ của bé sao cho phù hợp, khoa học thì sẽ có suy nghĩ khác. Vì còn rất nhiều bài học, bài làm, bài kiểm tra mà chính học sinh phải tự ghi, máy tính không thể thay thế được” – cô Loan cho biết.
Là một giáo viên đã đạt nhiều thành tích trong giải thi viết chữ đẹp cấp thị xã và qua nhiều năm rèn luyện chữ đẹp cho học sinh, cô Loan nhận thấy, những em càng viết chữ đẹp thì càng hăng say học và học ngày càng giỏi. Và đó cũng là cả một nghệ thuật của người thầy cần sáng tạo, thiết kế, xây dựng để làm sao học sinh mình vừa viết chữ đẹp, vừa học giỏi. Khi còn nhỏ, tay bé mềm mại sẽ dễ rèn chữ, càng lớn thì càng khó rèn vì tay đã quen với nét chữ cũ. Chính vì vậy, việc luyện chữ cho học sinh ngay từ nhỏ là rất cần thiết. Một bài viết đẹp vừa truyền tải được nội dung, vừa dễ khắc sâu vào tâm trí người đọc một cách thành công nhất. Ngày nay, không chỉ có học sinh, theo tính chất của công việc, nhu cầu cá nhân, rất nhiều độ tuổi khác nhau cũng tham gia học viết chữ đẹp.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc của mình”.
Tạo cơ hội cho người dân ở mọi lứa tuổi tham gia học tập
Sự kiện tuần lễ học tập suốt đời năm nay được quận 7 tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đối số với việc học tập suốt đời.
Ngày 3-10, UBND quận 7 phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 với chủ đề đề "Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19".
Tuần lễ nhằm hướng đến việc nâng cao nhận thức, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời ở mọi lúc, mọi nơi trên địa bàn quận.
Phó Chủ tịch UBND quận 7 Nguyễn Thị Bé Ngoan phát biểu khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022. Ảnh: THU HƯỜNG
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận 7 Nguyễn Thị Bé Ngoan nhấn mạnh, sự kiện tuần lễ học tập suốt đời năm nay được quận 7 tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đối số với việc học tập suốt đời.
Cùng với đó, tăng cường cơ hội học tập suốt đời cho các tầng lớp nhân dân, tạo cơ hội cho người dân ở mọi lứa tuổi tham gia học tập, đặc biệt là những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng TPHCM trở thành "Thành phố học tập", "Đô thị thông minh"; xây dựng quận 7 trở thành "Quận học tập".
Bà Nguyễn Thị Bé Ngoan cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên quan tâm giới thiệu những mô hình học tập tiêu biểu, những gương học tập tiêu biểu như "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Đơn vị học tập", "Cộng đồng học tập" trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng đến các phường.
Đông đảo các ban, ngành, học sinh và người dân quận 7 dự lễ phát động. Ảnh: THU HƯỜNG
Tại buổi lễ, bà Ngô Thị Kim Chi, 63 tuổi, hiện đang là học viên lớp 12A1 của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 7 cho biết, khi còn nhỏ, vì điều kiện kinh tế gia đình nên bà phải nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ. Lớn lên, lập gia đình, bà lại tất bật lo cuộc sống, con cái nên không có điều kiện tiếp tục việc học. Tuy vậy, khát khao được học tập, trau dồi tri thức chưa khi nào vơi bớt trong bà. Ngày thường, bà tự học qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và lan tỏa khát khao học tập đến con, cháu. Thành quả bà gặt hái được là những người con khôn lớn, trưởng thành, học hành tới nơi tới chốn và có việc làm ổn định.
"Khi các con tôi khôn lớn và trưởng thành thì hoài bão, ước mơ được đi học lại thôi thúc. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho tất cả công dân, trong đó có bản thân tôi và tôi hiểu rằng chỉ có học mới có thể tiếp xúc được cái mới, đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của tri thức cơ bản trong cuộc sống nên đã quyết định tiếp tục đi học lại sau hơn 40 năm rời xa mái trường", bà Ngô Thị Kim Chi chia sẻ về khát khao học tập của mình.
Lãnh đạo UBND quận 7 thực hiện nghi thức phát hiệu lệnh diễu hành xe loa tuyên truyền về Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 với chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19. Ảnh: THU HƯỜNG
Trong khuôn khổ tuần lễ, các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận 7 đồng loạt tổ chức các hoạt động, như: ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên internet một cách an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, phát động phong trào xây dựng "Tủ sách lớp học" trong các cơ sở giáo dục; xây dựng không gian đọc, không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại các trung tâm học tập cộng đồng, các cơ quan, công sở, đơn vị.
7 cách giúp trẻ cai nghiện điện thoại thành công Nhiều cha mẹ đau đầu vì con quá nghiện điện thoại. Những cách dưới đây sẽ giúp trẻ cai nghiện điện thoại thành công. Thời đại công nghệ chúng ta không thể cấm trẻ sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng... Tuy nhiên nhiều trẻ dành sự ham mê quá mức đối với các thiết bị điện tử, thậm chí...