Lưu ý ôn tập, làm bài Ngữ văn thi THPT quốc gia
Cô Nguyễn Thị Mỹ Dung – Tổ trưởng, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Văn Hai (Trà Vinh) – chia sẻ kinh nghiệm ôn tập môn Ngữ văn và một số lưu ý cho học sinh khi làm bài thi môn này trong Kỳ thi THPT quốc gia.
Bám sát kiến thức cơ bản, chú ý đến mọi đối tượng học sinh
Là một giáo viên giỏi, bí quyết của cô Nguyễn Thị Mỹ Dung là chú ý tới mọi đối tượng học sinh, mục đích là làm sao để từ học sinh yếu đến khá giỏi đều nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản. Trong quá trình ôn, giáo viên yêu cầu học sinh xem lại văn bản trước; cần thuộc văn bản (nếu là thơ), nắm cốt truyện (nếu là văn bản truyện). Chú ý đến kiến thức nền đã học, như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nội dung – nghệ thuật của văn bản. Sau đó, giáo viên ra đề, hướng dẫn học sinh lập dàn ý; tập cho học sinh viết đoạn mở bài và kết bài; chỉnh sửa cho học sinh sau khi các em nộp bài hoàn chỉnh.
Giáo viên có thể tìm văn bản là đoạn văn, truyện ngắn, thơ hoặc bài báo về vấn đề thời sự để đặt câu hỏi: Xác định thể loại, tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó, tìm thông điệp của văn bản, bài học rút ra từ văn bản… Mỗi ngày, giáo viên phát cho học sinh vài ngữ liệu và câu hỏi kèm theo, yêu cầu học sinh về nghiên cứu để đến lớp thảo luận; sau đó giáo viên chữa bài.
Với học sinh yếu, các lỗi sai nên được chỉ ra trên từng bài làm cụ thể, không nói chung chung; động viên các em nắm vững kiến thức cơ bản để tự trình bày vấn đề tốt nhất trong khả năng của mình. Với học sinh khá giỏi, giáo viên hướng dẫn các em đọc thêm sách báo, tài liệu để bài viết phong phú, sáng tạo.
Ngoài ra, giáo viên có thể đọc và phân tích thêm những văn bản, bài thơ hay, phân tích giúp học sinh hiểu viết như thế nào là tốt. Đồng thời, khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi khi chưa rõ kiến thức ngay ở trên lớp.
Giáo viên cũng cần rèn thêm cho học sinh về chính tả và yêu cầu chữ viết rõ ràng. Việc trình bày bài mạch lạc, chữ viết sạch, dễ nhìn là điểm cộng cho bài thi. Với không ít học sinh, để làm được điều này cần kiên trì; do đó, giáo viên chú ý nhắc nhở nếu học sinh trình bày ẩu, chữ quá to hay quá nhỏ, chữ thiếu nét…;
“Mỗi giáo viên có những kinh nghiệm riêng trong ôn tập cho học sinh hiệu quả; tuy nhiên dù thế nào cũng cần bám sát vào mục đích, yêu cầu của môn học, nhất là những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, gắn với những kiểu dạng đề bài thường gặp trong kỳ thi. Đồng thời, chú ý đến mọi đối tượng học sinh. Bản thân tôi luôn làm tư tưởng cho các học sinh trước khi ôn tập và không ép các em học một lúc quá nhiều; mỗi ngày giáo viên khắc sâu một số kiến thức, các em sẽ nhớ rõ và nhớ lâu” – cô Nguyễn Thị Mỹ Dung cho hay.
Lưu ý khi làm bài thi
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung đang hướng dẫn ôn tập bài cho HS. Ảnh: LP
Về nội dung phần làm văn, muốn làm bài tốt, theo cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, học sinh phải đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa. Nếu là văn bản thơ, phải thuộc thơ và nắm vững nội dung, nghệ thuật của câu thơ cũng như toàn bài. Nếu là văn bản nghị luận, cần nắm được các luận điểm, ý chính… Quy định nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn trong chương trình lớp 12, nên không thể bỏ qua kiến thức lớp 10 và 11.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, học sinh cần nắm vững tác giả và hoàn cảnh sáng tác để mở bài vì đáp án luôn yêu cầu giới thiệu vài nét hoặc điểm nổi bật về tác giả và tác phẩm. Ngoài ra, việc nắm ý nghĩa các văn bản hoặc ghi nhớ, giúp học sinh kết bài đúng trọng tâm văn bản.
Với phần nghị luận, thí sinh đừng viết quá dài hoặc quá ngắn (khoảng 15 đến 20 dòng là vừa vì đề yêu cầu đoạn văn khoảng 200 chữ). Trong phần phát triển đoạn văn, cần chỉ ra vấn đề bàn luận, có ưu điểm và hạn chế để rút ra bài học cho bản thân.
Về hình thức, chú ý xuống dòng sau khi hoàn thành các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi khi xuống dòng, nhớ viết lùi đầu dòng. Nên viết mở bài và kết bài, mỗi phần là 1 đoạn văn. Riêng thân bài có thể viết thành 3 đến 4 đoạn văn tùy đề bài. Tuyệt đối không xuống dòng giữa đoạn văn.
Đối với phần đọc hiểu, thông thường gồm 4 câu hỏi (tổng điểm là 3). Phần này, học sinh nên dành khoảng vài phút đọc kỹ văn bản; từ đó bám sát để trả lời 4 câu hỏi và trả lời thật ngắn gọn, đúng câu hỏi, không dài dòng.
Câu 3 và 4 trong phần này nếu hỏi về thông điệp hoặc bài học, học sinh tự trả lời theo suy nghĩ. Tuyệt đối không được bỏ câu vì nếu bỏ thì chắc chắn thí sinh sẽ mất điểm; nhưng nếu nói, dù chỉ được tương đối, giáo viên cũng có thể tùy mức độ để cho điểm.
Một lưu ý quan trọng khác: Thí sinh làm bài khoa học theo thứ tự câu hỏi; vì các câu hỏi trong đề thường theo thứ tự từ dễ đến khó; có khi câu 2 có gợi ý từ câu 1 hoặc ngược lại. Khi hỏi theo tác giả thì trả lời phải bám vào văn bản cho đúng với câu hỏi. Nói cách khác, tốt nhất thí sinh cần bám sát câu hỏi và ngữ liệu đề cho.
Việc trình bày bài mạch lạc, chữ viết sạch, dễ nhìn là điểm cộng cho bài thi. Với không ít học sinh, để làm được điều này cần kiên trì; do đó, giáo viên chú ý nhắc nhở nếu học sinh trình bày ẩu, chữ quá to hay quá nhỏ, chữ thiếu nét…;
Theo GDTĐ
Nhà trường lên tiếng vụ kỷ luật thầy giáo cho học sinh diễn cảnh 'nóng'
Việc thầy Đạt bị kỷ luật là do có quá nhiều sai phạm từ chuyên môn đến phát ngôn, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác... chứ không phải chỉ vì việc để học sinh sân khấu hóa tác phẩm có diễn cảnh "nóng".
Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM nơi đang xảy ra vụ việc
Đó là khẳng định của thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM với Tiền Phong liên quan đến vụ việc thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ Văn của trường bị kỷ luật khi để học sinh sân khấu hóa cảnh một số trích đoạn trong văn học có cảnh "nóng" đang gây nhiều tranh cãi.
Tham dự buổi trao đổi với phóng viên sáng 30/3, ngoài Ban Giám hiệu (BGH) còn có gần 20 là giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường.
Sự việc phức tạp...
Tại buổi trao đổi, thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản cho biết, việc kỷ luật giáo viên là điều đáng tiếc song cần phải có kỷ luật để ổn định kỷ cương, nền nếp của nhà trường.
Nói về việc sân khấu hóa của thầy Đạt, vị hiệu trưởng này cho biết thầy Đạt đã thực hiện ở ba lớp và chỉ ra ba cái sai thấy rõ. "Thứ nhất là không có kế hoạch, nội dung, không xin phép tổ bộ môn, không báo cáo BGH theo quy định. Thứ hai là không kiểm soát được nội dung để xảy ra sự việc 'nhạy cảm' không phù hợp với lứa tuổi. Thứ ba, là khi clip phát tán, thầy Đạt có những động thái ngăn cản học sinh trả lời, cô lập học sinh cung cấp thông tin cho nhà trường...", thầy Định nói.
Cũng theo thầy Định, khi sự việc xảy ra, không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng rất bức xúc khi xem clip, họ phản ứng rất gay gắt với nhà trường... Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu chỉ vì sự việc sân khấu hoá tác phẩm văn học mà kỷ luật thầy Đạt với hình thức cảnh cáo, không được giảng dạy, làm chủ nhiệm trong thời gian 12 tháng, chuyển về làm công tác thư viện của nhà trường có quá nặng không? Thầy Định cho rằng, việc thầy Đạt bị kỷ luật là do thầy này có quá nhiều sai phạm từ chuyên môn đến phát ngôn, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác... chứ không phải chỉ vì việc để học sinh sân khấu hóa tác phẩm có diễn cảnh "nóng"...
Thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng cho rằng: "Diễn lại cảnh thuộc về bản năng thì không có gì gọi là sáng tạo".
Theo ông Định, sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã họp hội đồng sư phạm, thành lập hội đồng kỷ luật. Nhà trường cũng đã nhiều lần khuyên nhủ, cho cơ hội sửa sai song thầy Đạt vẫn bảo lưu quan điểm, không hối cãi và có nhiều hành động lôi kéo học sinh, cô lập học sinh cung cấp thông tin cho nhà trường...
"Việc ban hành kỷ luật với thầy Đạt là ý kiến của tập thể nhà trường chứ không riêng gì cá nhân tôi khi có đến 90% ý kiến đề nghị hình thức kỷ luật thầy Đạt từ khiển trách đến cảnh cáo, thậm chí có nhiều ý kiến còn đề nghị đuổi việc thầy Đạt", thầy Định dẫn chứng.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Lan Phương, trưởng ban Thanh tra nhân dân nhà trường cho biết, các quyết định kỷ luật thầy Đạt đều được thực hiện theo quy định của pháp luật và đó không phải là ý kiến riêng của thầy hiệu trưởng mà là của cả tập thể...
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Ngữ văn cho biết, quá trình công tác thầy Đạt vi phạm nhiều về chuyên môn, phát ngôn, kỷ luật lao động của nhà trường. "Chẳng hạn như trong 1 học kỳ thầy Đạt đi trễ 16 lần, 3 lần vắng không phép, còn trong một cuộc họp nội bộ, khi mọi người góp ý thì thầy Đạt là phát ngôn 'Nhà trường như nhà tù'...", cô Châu nói.
Sân khấu hóa "dung tục"
Trước câu hỏi của PV về việc những trích đoạn được sân khấu hóa của học sinh do thầy Đạt phụ trách có phải là sáng tạo hay không thì nhiều giáo viên của trường đều cho rằng đây không phải là sáng tạo mà là dung tục.
Cô Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Ngữ văn cho biết, khi cho học sinh sân khấu hóa tác phẩm thì thầy Đạt tự tổ chức không theo kế hoạch và không hề có thông qua tổ chuyên môn. "Đoạn trích được sân khấu hóa trong các tác phẩm Bỉ Vỏ, Quan Âm Thị Kính, Số Đỏ, đặc biệt là cảnh ân ái giữa Xuân tóc đỏ và cô Tuyết không hề có trong chương trình chuẩn lớp 11... Đồng thời, trong nguyên tác của các tác phẩm, nhiều chi tiết không có trong tác phẩm nhưng được thầy Đạt phóng tác thêm".
Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên dạy Ngữ Văn của trường chia sẻ: "Tôi là một trong những người đầu tiên xem được clip sân khâu hóa tác phẩm văn học và cảm giác của tôi lúc đó là vừa buồn vừa đau. Tại sao một thầy giáo lại dạy cho học sinh đều đó, đây là việc làm không thể chấp nhận được". Theo cô Hà, học văn học để học làm người, vậy qua những qua cảnh sân khấu hóa đó học sinh học được những gì? Sáng tạo ở chỗ nào?
Các giáo viên chi sẻ tại buổi gặp
Cô Hòa, giáo viên Địa Lý của trường cũng rất bức xúc khi nhận xét về 2 clip sân khấu hóa của thầy Đạt và cho rằng: "Đứng ở vai trò đồng nghiệp tôi rất bất bình còn phường diện phụ huynh thì vô cùng căm phẫn, đây không phải là hình thức giáo dục giới tính, giáo dục giới tính là phải giúp học sinh biết được thế nào là quan hệ an toàn, làm thế nào để phòng tránh thai...".
Bình luận về các clip trên, thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng cho rằng: "Diễn lại cảnh thuộc về bản năng thì không có gì gọi là sáng tạo".
Khoảng tháng 10/2018, một số học sinh lớp 11 của trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TPHCM do thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ văn phụ trách đã sân khấu hóa, đóng một số cảnh trong trích đoạn của các tác phẩm như Số Đỏ, Quan âm Thị Kính và Bỉ vỏ. Tuy nhiên, một số cảnh sân khấu hóa này bị phản ứng vì được cho là tái hiện "cảnh nóng", vượt quá khuôn khổ của sự sáng tạo. Cảnh sân khấu hóa này bị nhiều giáo viên trong trường phản đối, một số phụ huynh gửi đơn lên nhà trường. Sau đó, những clip này bị rò rỉ trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Tháng 1/2019, lãnh đạo trường ra quyết định kỷ luật thầy Đạt bằng hình thức cảnh cáo, không được giảng dạy, làm chủ nhiệm trong thời gian 12 tháng, chuyển về làm công tác thư viên của nhà trường. Hiện vụ việc vẫn chưa có hồi kết bởi thầy Đạt vẫn tiếp tục phản ứng quyết định trên của nhà trường đồng thời kiện hiệu trưởng ra tòa...
NGUYỄN DŨNG
Theo Tiền phong
Nữ giáo viên thời đại mới: "Không có bản lĩnh dễ sa chân vào "khoảng đen" tiêu cực" Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Chu Văn An khi trải lòng về câu chuyện nghề đối với giáo viên nữ trong thời đại mới. Luôn cập nhật nếu không muốn bị đào thải Là một giáo viên nữ, dù đã về hưu 5 năm nhưng tình yêu nghề...