Lưu học sinh quốc tế viết thư xin ở lại Việt Nam giữa mùa dịch COVID-19
Quyết định ở lại Việt Nam khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các lưu học sinh quốc tế tại các trường ĐH trên cả nước vẫn yên tâm với việc học tập và sinh hoạt.
Lưu học sinh quốc tế viết thư xin ở lại Việt Nam
Các lưu học sinh tại ký túc xá nhận được sự quan tâm và thông tin thường xuyên của các trường, nhằm bảo đảm không sinh viên nào bị bỏ lại phía sau.
Trường ĐH Sư phạm, Đại học Thái Nguyên có 265 lưu học sinh trong đó đa số là lưu học sinh Lào cùng với lưu học sinh Trung Quốc, Mông Cổ, Mozambique và Nigeria. Hiện 62 lưu học sinh Lào và các nước khác đang ở trong ký túc xá của trường. Trường đã có thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh để hướng dẫn lưu học sinh phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Nhà trường tự sản xuất nước rửa tay và mua khẩu trang cho lưu học sinh. Các lưu học sinh ở tại ký túc xá được đo thân nhiệt hàng ngày và được hỗ trợ mua các nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, để bảo đảm nhu cầu học tập trực tuyến của lưu học sinh trong mùa dịch, trường bảo đảm wifi có đường truyền tốt tại phòng ở và thư viện.
Trong thời gian từ 1/4 tới hết 15/4/2020, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, lưu học sinh ở tại ký túc xá của trường hạn chế ra ngoài và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19. Nhân dịp chuẩn bị tết Lào, trường tổ chức cuộc thi viết, làm phim về “Tết Lào và thế giới” cho toàn thể lưu học sinh trong Trường.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 200 lưu học sinh đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Lào. Nhiều sinh viên đã về nước và hiện nay còn 26 lưu học sinh ở tại ký túc xá. Trường thường xuyên hướng dẫn và hỗ trợ điều kiện sinh hoạt cho lưu học sinh. Ban Quản lý ký túc xá cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên fanpage, giúp lưu học sinh kịp thời nắm bắt các thông tin thiết yếu.
Trong khi nhiều lưu học sinh lựa chọn về nước, Shiori Kinoshita – lưu học sinh Nhật Bản tại trường ĐH Ngoại thương – quyết định ở lại Việt Nam. Shiori cho biết, “Ở đây, tôi cảm nhận được sự ấm áp và yên bình của Việt Nam”. Shiori đang là sinh viên tại trường ĐH Kanda (Nhật Bản) đang trao đổi và học tiếng Việt tại trường ĐH Ngoại thương.
Trong bức thư xin ở lại Việt Nam, Shiori Kinoshita cho biết vì “em yêu Việt Nam lắm”. Lá thư của Shiori viết, “Hiện tại, virus SARS-CoV-2 đang tràn lan trên toàn thế giới và mọi người đang gặp nguy hiểm. Mặc dù tình huống hiện tại đang rất nguy hiểm nhưng tôi vẫn quyết định ở lại Việt Nam. Bởi vì tôi thật sự muốn học tiếng Việt tại trường ĐH Ngoại thương. Tôi thích sự ấm áp của người Việt Nam và sự ấm áp và yên bình của Việt Nam từ khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên”.
Video đang HOT
Shiori Kinoshita cho biết, việc đến Việt Nam học tiếng Việt đã khiến mình thay đổi các suy nghĩ và hiểu thêm về sự thân thiện của người Việt Nam. Shiori mong muốn “cảm tạ công ơn cho mọi người và làm việc cho Việt Nam”. Đây là lý do Shiori chăm chỉ học tiếng Việt. Bức thư bằng tiếng Việt của Shiori khiến nhiều người bất ngờ về khả năng tiếng Việt “cực đỉnh” của mình.
Như nhiều trường ĐH khác, trường ĐH Cửu Long chuyển sang hình thức học tập trực tuyến từ ngày 30/3/2020 và thực hiện cách ly an toàn tại ký túc xá. Phó trưởng ban đại diện lưu học sinh, anh Silimoungkhoun Souknilanh, học viên Cao học ngành Quản trị kinh doanh cho biết, nhờ sự chỉ đạo và động viên kịp thời của Đại sứ quán, Ban Giám hiệu, tất cả lưu học sinh vẫn luôn ổn định tâm lý, an tâm khi sinh hoạt và học tập trong khuôn viên khép kín của Nhà trường.
Ngoài việc yêu cầu các lưu học sinh chỉ sinh hoạt trong khuôn viên Ký túc xá, tuân thủ triệt để những hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam về phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, Ban đại diện lưu học sinh đã động viên các lưu học sinh duy trì các hoạt động thể thao, trồng rau cải, phát huy tinh thần tự học, phân công các sinh viên lớp trên hỗ trợ và bổ túc thêm tiếng Việt cho các lưu học sinh đang học chương trình tiếng Việt.
NGHIÊM HUÊ
Tài năng hai nữ giáo sư Toán học duy nhất của Việt Nam
Cho đến giờ, ngành Toán học Việt Nam mới chỉ có 2 nữ Giáo sư là GS. Hoàng Xuân Sính và GS. Lê Thị Thanh Nhàn.
GS. Hoàng Xuân Sính
Quyết định số 131-CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí ngày 29/4/1980 đã công nhận chức vụ khoa học giáo sư cho 83 cán bộ và phó giáo sư cho 347 cán bộ làm công tác giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Trong đó có nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Đó là GS. Hoàng Xuân Sính ở lĩnh vực Toán Đại số.
GS. Hoàng Xuân Sính là vừa là nữ tiến sĩ vừa là nữ giáo sư toán học đầu tiên ở Việt Nam.
Phải mất đến 35 năm sau (năm 2015) mới có nữ giáo sư toán học thứ hai (là GS Lê Thị Thanh Nhàn, Đại học Thái Nguyên và hiện GS. Nhàn đang công tác tại Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD&ĐT).
GS. Hoàng Xuân Sính sinh ra ở làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội năm 1933.
Năm 1951, sau khi tốt nghiệp bằng tú tài 1 ở Hà Nội ban Sinh ngữ, tiếng Anh và Pháp, bà Hoàng Xuân Sính sang Pháp lấy bằng tú tài 2 về chuyên ngành toán học.
Lúc đó, bà chọn khoa Toán chứ không phải là một ngành nào khác, bởi theo sự lựa chọn của gia đình, cả cha và mẹ cô đều khuyên răn các con rằng để xây dựng đất nước học giỏi môn khoa học là thực sự rất cần thiết. Và, đơn giản, bà thấy trong các môn học thì toán là học dễ nhất.
Về nước, bà được phân công dạy toán tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trong thời gian đi sơ tán, bà vừa dạy học vừa làm luận án tiến sĩ. Bà được Nhà nước cho phép mang bản luận án ấy sang Paris bảo vệ để lấy bằng tiến sĩ quốc gia.
Cuộc bảo vệ diễn ra tại Đại học Paris 7, thuộc hệ thống Sorbonne. Hội đồng chấm luận án gồm những nhà toán học nổi tiếng như GS Henri Cartan, Huy chương Fields, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp; GS Alexandre Grothendieck, Huy chương Fields...
Lúc đó, GS. Hoàng Xuân Sính bảo vệ bản luận án thứ nhất trong hai tiếng rưỡi đồng hồ, bản luận án mà bà đã viết trong nhiều năm sơ tán tại một làng quê bên dòng sông Đáy.
Nhưng ngay sau đó, bà bảo vệ tiếp bản luận án thứ hai "Cái nhúng của một phức một thứ nguyên vào một đa tạp vi phân hai thứ nguyên".
Bản luận án thứ hai này bà thực hiện tại Paris, chỉ trong vòng hai tháng, do Hội đồng Toán học nơi bà dự thi, ra đề cho chị để... "thử tài"! Cả hai bản luận án ấy đều nhằm giải quyết những vấn đề toán học hiện đại.
GS. Hoàng Xuân Sính là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về toán học.
Ngoài giảng dạy Toán Đại số ở trường ĐH Sư phạm và biên soạn giáo trình đại học, sách giáo khoa Toán học phổ thông, GS Hoàng Xuân Sính từng là chủ nhiệm bộ môn đại số rồi làm trưởng khoa Toán-Tin học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long, trường đại học Tư thục đầu tiên ở Việt Nam (1988). Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam.
Nhiều lần bà được giao trọng trách là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng như Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004), Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Sau nữ GS ngành Toán học Hoàng Xuân Sính, đến năm 2015 này, Việt Nam mới có nữ giáo sư toán học thứ hai là Lê Thị Thanh Nhàn.
GS. Lê Thị Thanh Nhàn.
GS. Lê Thị Thanh Nhàn sinh năm 1970 tại Khánh Hoà - Thái Nguyên, nhưng bà là người gốc Huế. Tốt nghiệp xuất sắc tại trường ĐH Sư phạm Việt Bắc và được giữ lại làm giảng viên khi mới 20 tuổi. Trở thành thạc sĩ, tiến sĩ khi chưa quá tuổi 30.
Năm 2005 khi mới 35 tuổi, chị đã trở thành nữ PGS Toán học trẻ nhất Việt Nam.
GS.Lê Thị Thanh Nhàn có hơn 20 công trình nghiên cứu đăng trên các tạp trí thế giới Vietnam Journal of Math và Communication in Algebra - một tạp chí chuyên ngành Đại số của Hội Toán học Mỹ. Viện Toán học Pháp, Viện Vật lý lý thuyết của Ý và Thuỵ Sĩ mời sang nghiên cứu.
Theo Tiền phong
ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên giành giải đặc biệt thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã xuất sắc giành giải đặc biệt trong cuộc thi "Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam 2019" được tổ chức tối 8/11 tại Đại học Thái Nguyên. Tham dự vòng chung kết cuộc thi có: ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội,...