Lượng rượu nhỏ được sử dụng mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Theo nghiên cứu trên 120 nghìn người Nhật, chỉ uống một ly rượu mỗi ngày trong một thập kỷ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lên 5%.
Một nghiên cứu trên hơn 120.000 người ở Nhật Bản cho thấy uống rượu thường xuyên, ngay cả với số lượng nhỏ cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư. Theo nghiên cứu, chỉ uống một ly rượu mỗi ngày trong một thập kỷ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lên 5%.
Các nhà khoa học cho biết, những người chưa bao giờ uống rượu trong đời ít có khả năng mắc bất kỳ loại bệnh nào. Hai ly mỗi ngày trong 5 năm có thể thúc đẩy khả năng bị ung thư tương đương với 1 ly mỗi ngày trong một thập kỷ.
Các nhà khoa học định nghĩa một ly đồ uống có cồn là một ly rượu vang cỡ vừa (180ml / 6oz), 500ml bia (17oz), ít hơn một panh (568ml) hoặc 60ml (2oz) rượu whisky.
Các nhà khoa học tại Đại học Tokyo và Đại học Harvard đã so sánh dữ liệu từ 63.232 bệnh nhân cùng số người khỏe mạnh khác. Họ đã tìm thấy mối liên hệ khá mật thiết giữa rượu và ung thư, nghĩa là uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư lên cùng với nó.
Chỉ cần uống một ly rượu mỗi ngày là đủ để tăng nguy cơ phát triển bất kỳ loại ung thư nào nếu người dùng tiếp tục thói quen này trong một thập kỷ, các nhà nghiên cứu cho biết. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho biết các bệnh ung thư do rượu gây ra phổ biến nhất là ung thư miệng, cổ họng và cổ, cũng như ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu tiết lộ rằng nếu 100 người không uống rượu bị ung thư, thì số người bị ung thư có uống rượu mỗi ngày là 105.
“Ngay cả tiêu thụ rượu ở mức thấp đến trung bình dường như cũng có liên quan đến nguy cơ gây ung thư tăng cao”, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Masayoshi Zaitsu, cho biết: “Tại Nhật Bản, nguyên nhân chính gây tử vong là ung thư. Với gánh nặng hiện tại về tỷ lệ mắc ung thư nói chung, chúng ta nên khuyến khích hơn nữa việc thúc đẩy giáo dục công chúng về nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu”.
Những phát hiện tương tự được áp dụng cho tất cả mọi người, bất kể giới tính, cho dù hút thuốc hay không và tình trạng tài chính của họ như thế nào, các nhà nghiên cứu tìm thấy.
Nghiên cứu được áp dụng đặc biệt cho người Nhật Bản, điều đó không có nghĩa là điều tương tự cũng đúng với người dân Anh, Mỹ hoặc Úc.
Các nghiên cứu về uống rượu ở người Đông Á có thể có kết quả khác nhau vì rất nhiều trong số họ có sự khác biệt về gen khiến họ không thể tiêu hóa được rượu.
Sự thay đổi di truyền được thấy ở khoảng 1/3 người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, có nghĩa là cơ thể của họ có thể bị tổn hại nhiều hơn bởi rượu so với những người khác.
Họ có ít enzyme gọi là aldehyd dehydrogenase, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến rượu vì lượng độc tố có thể tích tụ trong cơ thể, một nhà nghiên cứu của Đại học Melbourne giải thích trên The Convers.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo và Harvard cho biế, những loại rượu an toàn nhất để sử dụng là không nên uống gì cả. Bài báo cáo của họ đã được xuất bản trên tạp chí Cancer, bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Hương Giang
Theo dailymail/vietQ
Ăn thịt đỏ bị ung thư tiếp tục gây nhiều tranh cãi
Câu chuyện ăn thịt đỏ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tiếp tục gây tranh cãi giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Câu chuyện về ăn thịt đỏ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tiếp tục gây nên nhiều tranh cãi. Theo The Telegraph mới đây một nhóm nhà nghiên cứu gồm 14 thành viên đã công bố kết quả mới của mình khi phủ nhận tất cả những nghiên cứu trước đó là sai lầm.
Theo nghiên cứu mới nhóm NutriRECS gồm 14 chuyên gia quốc tế cho rằng việc ăn nhiều thịt đỏ không hề liên quan đến việc làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Ông Bradley Johnston, phó giáo sư tại Đại học Dalhousie ở Canada nhân vật chính trong đề tài nghiên cứu của nhóm NutriRECS nói: "Dựa trên những nghiên cứu, chúng tôi không thể chắc chắn rằng ăn thịt đỏ có thể gây ra ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tim".
Nhóm NutriRECS phủ nhận những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thịt đỏ và ung thư. Ảnh: Internet
Đề tài nghiên cứu của nhóm NutriRECS được thử nghiệm qua 12 lần với 54.000 cá nhân được lựa chọn để nghiên cứu. Kết quả cho thấy không hề tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ gây làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Nếu như nhóm NutriRECS cho rằng ăn nhiều thịt đỏ không gây ung thư thì Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội (DHSC) của Anh chỉ đưa ra lời khuyên nên hạn chế ăn thịt đỏ. DHSC cho rằng mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể dưới 70 gam thịt đỏ hằng ngày.
Nghiên cứu ăn nhiều thịt đỏ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư được quỹ nghiên cứu ung thư thế giới công bố vào năm 2010. Đứng trước những phản bác về nghiên cứu của mình, TS Giota Mitrou lần nữa khẳng định nghiên cứu của ông là đúng. Ông Giota Mitrou nói: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nghiêm ngặt trong 30 năm, vì thế chúng tôi khuyến nghị mọi người nên tuân thủ theo những khuyến nghị của quỹ nghiên cứu ung thư thế giới đưa ra về khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều thịt đỏ.
Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội của Anh thì khuyên chỉ nên nạp 70 g thịt đỏ vào cơ thể mỗi ngày. Ảnh: Internet
Đồng quan điểm với ông Giota Mitrou, TS Nigel Brockton, Phó Chủ tịch nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR), cũng không đồng tình với kết quả nghiên cứu của nhóm NutriRECS. Ông Nigel Brockton khẳng định ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
MINH TUẤN
Theo PLO
Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên Người vợ mất trí và khó ăn, thay vì đặt ống thông, người chồng chỉ bón 2 gói thạch mỗi ngày, cuối cùng bà ra đi trong yên lặng. Khảo sát mới nhất của Nhật Bản cho thấy, 90% người Nhật trên 55 tuổi từ chối chấp nhận điều trị y tế kéo dài cuộc sống, trái lại, muốn để cái chết diễn...