Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước này giữ vị tươi như mới
Tôm đông lạnh thường bị e ngại sau khi rã đông sẽ không còn ngọt và chắc thịt. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng cách sẽ ngon không kém tôm tươi.
Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình hình thành thói quen đi chợ theo tuần, thực phẩm mua sẵn và cấp đông.
Thêm vào đó các hàng quán hạn chế mở cửa, xu hướng sử dụng thực phẩm đông lạnh ngày càng lên ngôi bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý.
Với tôm đông lạnh sẵn có trong tủ cấp đông, bạn sẽ nhanh chóng có món tôm luộc tươi ngon tại nhà cải thiện bữa ăn gia đình mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Nếu biết cách xử lý, tôm đông lạnh cũng sẽ ngon không kém tôm tươi.
Tôm là thực phẩm ngon, dễ chế biến, dù luộc, hấp hay chiên đều là món ăn được nhiều người ưa thích. Nhưng nhiều người bị e ngại sau khi rã đông sẽ không còn ngọt và chắc thịt mùi vị không thơm, ăn kém ngon.
Khi luộc tôm đông lạnh, bạn phải đảm bảo khử được mùi tanh của tôm. Với cách thông thường chỉ dùng bia hoặc gừng để khử mùi thôi chưa đủ.
Đây là cách chế biến để tôm đông lạnh ngọt thơm, tươi ngon như mới mua ở chợ về.
Bước 1: Rã đông
Đem tôm đông lạnh đặt vào bồn và mở nước chảy từ từ xả thẳng vào khay tôm. Việc này giúp tan băng đóng giữa các con tôm nhanh chóng.
Tôm đông lạnh bảo quản đúng cách vẫn giữ nguyên vẹn hình dạng.
Video đang HOT
Sau 5-10 phút, tôm khi đó vẫn còn đông cứng nguyên thân nhưng đã có thể tách từng con rời nhau.
Lúc này, ta có thể mang tôm đi sơ chế luôn.
Bước 2: Sơ chế tôm
Ngay khi thân tôm còn đang đông đá, ta dễ dàng bóc vỏ đầu và thân tôm ra. Lột vỏ tôm từ đầu, thân tới đuôi tôm rồi rạch nhẹ dọc thân tôm lấy bỏ chỉ đen để tránh bị tanh.
Xả nước để làm tan băng giữa các con tôm.
Hoặc chỉ cần cắt bớt đầu và đuôi tôm sau đó có thể luộc ngay mà không cần đợi tôm rã đông.
Tôm khi gặp nhiệt độ cao sẽ se ngay mặt bên ngoài, giữ toàn bộ nước ngọt và hương vị bên trong nên phần thịt vẫn thơm ngon giống như tôm tươi.
Không nên cho quá nhiều gia vị để giữ độ thơm ngon, ngọt tự nhiên của tôm.
Bước 3: Luộc tôm
Chuẩn bị một nồi nước và đun vừa sôi. Lượng nước ngập hơn số lượng tôm khoảng 2,5 – 5 cm là vừa.
Sau đó thêm vào một ít giấm, một xíu muối, gia vị, có thể bỏ cả sả, tỏi, ớt để tăng hương thơm. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều gia vị để giữ độ thơm ngon, ngọt tự nhiên của tôm.
Tiếp tục đun cho đến khi thân tôm chuyển sang màu đỏ thì có thể tắt bếp và vớt ra ngay. Không nên luộc tôm quá chín, bởi sẽ làm tôm cứng và dai.
Tôm đông lạnh sau khi sơ chế và luộc đúng cách giữ vị ngon ngọt và chắc thịt.
Nếu muốn kiểm tra độ chín, bạn có thể thấy tôm chín khi phần thịt dày nhất trở nên đục màu.
Bạn cần xếp ngay ra đĩa, không nên để tôm quá lâu trong nồi nóng, tôm quá chín sẽ không ngon.
Luộc tôm đông lạnh chớ cho ngay vào nồi, thêm 1 bước tôm mới mềm ngon
Khi luộc tôm đông lạnh không nên cho trực tiếp vào nồi, chỉ cần thêm một bước, thịt tôm sẽ thơm mềm mà không bị bở.
Tôm được xếp vào loại thực phẩm có số lượng tiêu thụ phổ biến trên thế giới vì chúng khá bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tôm khá ít calo nên ăn tôm có thể giúp bạn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra tôm rất giàu i-ốt, đây là loại khoáng chất quan trọng đối với với chức năng tuyến giáp và não bộ.
Khi ăn tôm, lượng astaxanthin được nạp vào cơ thể, nó có thể giúp bạn bảo vệ và chống lại sự xâm hại của các gốc tự do. Bên cạnh đó, astaxanthin giúp tăng cường động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim. Nó còn có thể làm tăng mức độ cholesterol HDL "tốt", một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
Ăn tôm cũng rất có lợi cho não bộ, bởi chất astaxanthin trong tôm có thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào não, từ đó hạn chế được tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh thoái hóa thần kinh hoặc bệnh Alzheimer.
Thông thường tôm sẽ được chế biến thành các món nướng, rang, rim, luộc, xào, hấp,... đều rất hấp dẫn. Trong đó nhiều người thích tôm luộc vì dễ chế biến, giữ được vị ngọt nguyên bản và giá trị dinh dưỡng của tôm.
Nếu không biết cách luộc, tôm đông lạnh sẽ bị khô, bở, không còn vị ngon tự nhiên.
Tất nhiên tôm tươi vừa mua đem luộc ngay là ngon nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể mua được tôm tươi hoặc nhiều khi chúng ta mua quá nhiều tôm rồi đem trữ đông thì lúc đó bạn phải sử dụng tôm đông lạnh để chế biến. Lúc này nếu không biết cách luộc, tôm đông lạnh sẽ bị khô, bở, không còn vị ngon tự nhiên.
Theo kinh nghiệm của các đầu bếp lâu năm, nếu luộc tôm đông lạnh thì sau khi rã đông không nên cho ngay vào nồi mà cần thêm một bước nữa là ướp tôm với gừng. Cách chế biến cụ thể như sau:
- Trước tiên chúng ta cần rã đông tôm đúng cách. Không dùng nước ấm hoặc nước nóng để rã đông tôm mà nên rã đông từ từ trong điều kiện tự nhiên. Nếu dùng nước để rã đông sẽ khiến tôm dễ bị nát, không còn ngon khi luộc. Khi tôm gần rã đông xong, đem rửa lại bằng nước cho tan hết dăm đá còn sót lại sau đó lấy sạch chỉ tôm.
- Tiếp theo chúng ta tiến hành ướp tôm. Cách ướp rất đơn giản: Cho lượng gừng thái chỉ vừa đủ cùng ít rượu nấu ăn vào phần tôm đã sơ chế sạch, đảo đều, ướp trong 8-10 phút.
-Chuẩn bị một nồi nước vừa phải sao cho nước ngập toàn bộ tôm khoảng từ 2 - 2,5cm (không nên cho nhiều nước vì sẽ làm tôm bị nhạt), thêm chút dầu ăn, vài khúc sả đập dập, gừng thái lát và hành lá vào nồi nước.
Các loại rau gia vị trên sẽ giúp khử mùi tanh của tôm trong khi dầu ăn giúp tôm luộc xong có màu bóng đẹp. Còn việc thêm một chút muối giúp thịt tôm đậm đà, mềm hơn nhưng không bở.
-Khi nước sôi, bạn thả tôm vào. Khi thấy tôm nổi lên, chuyển sang màu hồng đỏ nghĩa là tôm đã chín thì vớt ra ngay. Lưu ý không luộc tôm quá chín vì khi đó tôm sẽ bị cứng và dai.
Với tôm nhỏ thời gian luộc thường là 2-3 phút, tôm to có thể tới 5-7 phút. Tôm vớt ra ăn nóng ngay với sốt chấm hải sản hoặc bột canh pha mù tạt, chanh ớt đều hấp dẫn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách trữ đông tôm đúng cách nếu mua nhiều nhưng chưa dùng đến. Cụ thể, tôm tươi sau khi mua về bạn xếp vào hộp, đổ nước lọc có pha thêm vài hạt muối đến khi nước trùm hết bề mặt. Đậy kín hộp, cho vào ngăn đá tủ lạnh là xong. Lưu ý, chỉ nên pha nước muối loãng, nếu pha đặc vị mặn sẽ ngấm vào cả tôm.
Nước muối loãng sẽ tạo thành lớp băng đá bao bọc tôm. Chính lớp băng đá này giúp cách ly tôm với không khí bên ngoài, làm chậm quá trình oxy hoá của tôm, giảm tiếp xúc với vi sinh vật. Hơn nữa, lớp "vỏ bọc" này còn có tác dụng chống mất nước, giữ ẩm, giữ hương vị và độ tươi ngon của tôm.
Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước nữa tôm ngon ngọt, không tanh hay khô bở Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước nữa tôm ngon ngọt, không tanh hay khô bở Chắc chắn khi thêm bước này, tôm đông lạnh luộc sẽ có thịt mềm, không khô bở, ngon như tôm tươi. Tôm là một trong những loại hải sản ngon, bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Tôm thường được chế biến...