Luẩn quẩn stress – vảy nến
Stress là một trong những yếu tố làm khởi phát và trầm trọng bệnh vảy nến. Ngược lại, căn bệnh mạn tính phiền toái này cũng có thể gây những chấn thương tâm lý trầm trọng ở người mắc phải
Vảy nến là một bệnh da mạn tính phát sinh trên một cơ địa di truyền hoặc bị đột biến gien, được “khởi động” bởi một số yếu tố: Chấn thương tâm lý, chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc, chất kích thích, thức ăn, khí hậu, thời tiết… Trong đó, chấn thương tâm lý là yếu tố rất cần lưu tâm ở quá trình điều trị bởi nó vừa đóng vai trò chất xúc tác làm khởi phát và tăng nặng bệnh vừa là một trong những hậu quả mà căn bệnh phiền toái này gây nên ở người mắc. Điều trị stress là một bước bắt buộc để giúp khống chế bệnh, kéo dài thời gian ổn định và thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn stress – bệnh – stress. Đó là những thông tin được các bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra tại hội nghị kỷ niệm Ngày Vảy nến thế giới 29-10 do Bệnh viện (BV) Da liễu TP HCM tổ chức sáng 29-10.
Phân nửa bệnh nhân gặp stress
Theo một khảo sát trên 153 bệnh nhân vảy nến tại Việt Nam của PGS-TS-BS Đặng Văn Em, Trưởng Khoa Da liễu BV Trung ương Quân đội 108, có đến 46,4% người bị stress, trong đó stress thể lực chiếm 12,68%, stress trí lực 16,9% và stress xúc cảm gặp nhiều nhất, chiếm 70,2%.
Một trường hợp vảy nến đỏ da toàn thân. (Ảnh do Bệnh viện Da liễu TP HCM cung cấp)
Các nguyên nhân chủ yếu gây stress bao gồm: Mặc cảm “bệnh xấu xí”; gánh nặng về tài chính do phải điều trị suốt đời; phải trải qua nhiều đợt điều trị, nhiều cơ sở điều trị, nhiều bác sĩ điều trị; không thoải mái trong quan hệ xã hội, vợ chồng, bạn bè… do các tổn thương xuất hiện ở vùng hở.
Một nghiên cứu khác trên 64 bệnh nhân cũng cho thấy 50% bị căn bệnh làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sa sút tinh thần, thiếu tự tin, lo sợ, những cơn tức giận vô cớ thường xảy ra và liên quan đến các đợt kịch phát. Thậm chí, khảo sát trên một nhóm 217 người khác còn cho thấy 9,7% muốn tự tử và 5,5% đã nêu ý tưởng tự tử, đều ở bệnh nhân vảy nến mức độ nặng.
Video đang HOT
40,8% bệnh nhân của một nhóm 120 người được lấy ý kiến cũng tiết lộ hoạt động tình dục của họ bị sa sút kể từ khi mắc bệnh. Một số bệnh nhân khác “ám ảnh” rằng vảy nến là một bệnh lây dù đã được bác sĩ cam đoan rằng không lây.
Tránh những cơn bùng phát
ThS-BS Võ Quang Đỉnh, Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho biết tuy là bệnh mạn tính, kéo dài và không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng 50% trường hợp bị vảy nến có thể giảm tự nhiên và kéo dài thời gian thuyên giảm khá lâu, có người vài năm, người đến mấy chục năm.
Có nhiều phương pháp cần áp dụng song hành để kéo dài giai đoạn thuyên giảm đó, bao gồm việc chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp và cả giảm stress. Bởi lẽ, stress có thể khiến căn bệnh này khởi phát, làm trầm trọng cũng như tạo ra đợt bùng phát ở người mang bệnh và đang ổn định. Stress có thể tìm đến người bệnh tương ứng với các giai đoạn: Vừa phát hiện và được chẩn đoán bệnh, đang điều trị ổn định, điều trị không được như mong muốn, bệnh tiến triển mạn tính nhiều năm. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần sự hỗ trợ điều trị từ các chuyên gia tâm lý – tâm thần.
Theo PGS-TS-BS Đặng Văn Em, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh vảy nến và stress, đồng thời có mối liên quan thuận chiều giữa độ nặng của các triệu chứng vảy nến và stress tâm lý. Một nghiên cứu trên 179 bệnh nhân vảy nến cho thấy có tới 72% trường hợp gặp nhiều biến cố gây stress vào khoảng 1 tháng trước khi bệnh khởi phát.
Điều trị stress song hành với các bước điều trị vảy nến khác đã có nguồn gốc từ rất xa xưa. Một y văn của Ba Tư từ thế kỷ XII cho thấy một số trường hợp vảy nến được khống chế thành công bằng thôi miên thư giãn và các phương pháp tâm lý.
BS Võ Quang Đỉnh khuyến cáo các bệnh nhân nên chú ý tái khám thường xuyên, kể cả trong giai đoạn ổn định, nhằm phòng tránh bùng phát bệnh. Các đợt bùng phát bệnh vừa gây ảnh hưởng đến cuộc sống vừa góp phần khiến chấn thương tâm lý ở người mắc trầm trọng hơn.
Tập “sống chung với bệnh”
Theo ThS-BS Nguyễn Thị Phan Thúy, Khoa Khám bệnh BV Da liễu TP HCM, cách tốt nhất để hạn chế stress là tập “sống chung với bệnh”, tự chăm sóc bản thân để giữ bệnh trong tình trạng ổn định. Bệnh nhân nên chú ý 8 yếu tố: Giữ sức khỏe tốt, nhất là có giấc ngủ đủ và chế độ dinh dưỡng phù hợp; hiểu rõ các yếu tố nguy cơ; phát hiện sớm triệu chứng của các đợt bùng phát, trong đó cần chú ý đến biến chứng viêm khớp (10%-30% trường hợp) và trị sớm để tránh biến dạng khớp; bỏ thuốc lá; hạn chế rượu bia; tránh stress (tham gia hoạt động xã hội, tư vấn tâm lý, tập thể dục…); tự chăm sóc da (tránh tắm nước quá nóng, tránh hóa chất, hương liệu, tránh làm bong tróc tổn thương và mặc quần áo bằng sợi tự nhiên); kiểm soát ngứa qua bác sĩ.
Theo VNE
Bị vợ bỏ vì bệnh vảy nến
Ông Nguyễn Văn Nam, 60 tuổi ở Nam Định bị bệnh vảy nến đã 27 năm. Kể từ khi ông mắc bệnh cũng là lúc vợ con ông bỏ đi vì họ nghĩ ông mắc căn bệnh thế kỷ, HIV- AIDS.
Ông Nam bị bệnh vảy nến gần 30 năm, đến nay bệnh vẫn chưa khỏi. Ông cho biết, các bác sĩ không thể tìm ra căn nguyên gây bệnh này. Từ ngày ông Nam bị bệnh, vợ con ông bỏ đi vì họ không dám đến gần. Ông ngậm ngùi chia sẻ: "Tôi bị bệnh cách đây 30 năm, đất cát bán hết để lấy tiền điều trị. Mỗi đợt tôi điều trị bệnh cũng mất từ 30-40 triệu".
Cũng trong tâm trạng lo lắng vì sợ chồng con sẽ bỏ mình vì căn bệnh này, chị Thu Hà, 29 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Mình bị bệnh vấy nến đã 10 năm nay, chữa trị cũng nhiều nhưng chẳng khỏi. Mình đã có chồng, có con nhưng nhiều lúc rất ngại phải giao tiếp với mọi người vì sợ họ nhìn thấy các điểm đóng vẩy trên đầu, người, thậm chí các móng chân gần như thối hết, bàn tay co quắp lại... Bản thân không làm được việc gì giúp gia đỡ gia đình. Mình chỉ sợ chồng con sẽ bỏ vì căn bệnh này".
Bệnh vẩy nến gây tổn thương da, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. (Ảnh: Thu Trịnh)
Trên thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đang điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương đều trong tâm trạng lo lắng vì biến chứng của căn bệnh này. Qua tìm hiểu, điều bệnh nhân vảy nến sợ nhất chính là tính thẩm mỹ. Chị Lan 35 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội ngậm ngùi: "Bệnh của tôi có lúc phát trên da đầu, bóc ra từng mảng trắng, ngứa ngáy thậm chí bốc mùi hôi khó chịu, nhiều người không dám ngồi cạnh ăn cơm. Tôi chỉ mong có cách giảm bớt hoặc điều trị dứt điểm căn bệnh này".
Trao đổi với chúng tôi về căn nguyên của bệnh, BS Trần Hồng Trường - Chủ tịch Chi hội Vẩy nến Việt Nam cho biết: "Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, tái đi tái lại, không lây xảy ra do tình trạng tăng sinh của lớp tế bào thượng bì ở da. Đối với da người bình thường thời gian đổi mới của tế bào thượng bì là khoảng 4 tuần, đối với da người bị vảy nến thời gian này giảm xuống còn 4 ngày đến 1 tuần. Kết quả da người bệnh sẽ có những mảng đỏ và nhiều lớp vảy nằm trên mảng đỏ đó.
Bệnh vảy nến chiếm khoảng 2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi thường khởi phát ở lứa tuổi 30- 40. Bệnh xảy ra ở mọi giống người, nam nữ đều có khả năng mắc bệnh như nhau. Người lớn thường bị bệnh hơn trẻ em. Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được tìm ra. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự bất thường về miễn dịch là nguyên nhân chính gây bệnh. Thêm vào đó các yếu tố như di truyền, xáo trộn sinh hóa, chấn thương tâm lý, nhiễm siêu vi, sử dụng thuốc ức chế Beta điều trị cao huyết áp... làm thúc đẩy phát sinh bệnh vảy nến".
BS Trường còn cho biết, bệnh vảy nến mang đến sự khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn tại các tổn thương trên da gây nứt và chảy máu. Những người mắc căn bệnh này thường có cảm xúc bối rối, xấu hổ và thường che dấu làn da của mình để tránh dị nghị của những người không có thông tin về căn bệnh này. Bản thân ông cũng chứng kiến không ít bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhầm lẫn bệnh vảy nến với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh phong, bệnh giang mai thậm chí cả HIV/AIDS. Từ những điều này khiến bệnh nhân bị trầm cảm, thất vọng chán nản, nghiện ngập và tử vong sớm.
Nói về khả năng chữa trị căn bệnh vảy nến ông Trường khẳng định: "Có nhiều phương pháp điều trị vảy nên nhưng hiện vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa thì bệnh có thể ít tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ, tạo điều kiện cho bệnh nhân chung sống tốt nhất".
BS Trường nhấn mạnh: "Bệnh vảy nến là bệnh không lây vì thế cộng đồng không nên e ngại khi tiếp xúc với người bệnh. Sự hòa nhập, không kỳ thị của cộng đồng là điều quan trọng giúp bệnh nhân giảm gánh nặng bệnh tật".
Thu Trịnh
Theo Khampha
Stress kéo dài có thể gây vảy nến mãn tính Vảy nến là bệnh da phổ biến, chiếm khoảng 4% dân số. Tuy bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng cũng chưa thể điều trị khỏi. Stress kéo dài là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Thông tin trên được đưa ra tại buổi sinh hoạt của bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu TP HCM nhằm...