Lựa chọn máy đo huyết áp: Những tiêu chí và lưu ý bạn nhất định phải biết
Bệnh về huyết áp đang dần trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, sở hữu một máy đo huyết áp là một giải pháp tốt để theo dõi sức khỏe. Cùng tìm hiểu những tiêu chí và lưu ý khi lựa chọn máy đo huyết áp.
Theo các thống kê, các bệnh về huyết áp và tim mạch trong những gần đây đang có xu hướng tăng lên. Điều đáng báo động là vấn đề sức khỏe này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Trong đó, cao huyết áp trở thành “kẻ giết người thầm lặng” vì những biến chứng nguy hiểm của nó.
Việc sở hữu một chiếc máy đo huyết áp tại nhà là vô cùng quan trọng bởi nó giúp theo dõi chỉ số huyết áp để có các phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Gợi ý hướng dẫn lựa chọn máy đo huyết áp phù hợp.
1. Những tiêu chí để lựa chọn máy đo huyết áp
Máy đo huyết áp hay còn gọi là đồng hồ đo huyết áp, huyết áp kế có nhiều loại khác nhau. Cụ thể, máy đo huyết áp có 4 loại: Máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp tự động và máy đo huyết áp thủy ngân.
Mỗi loại máy đo huyết áp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn máy đo huyết áp tại nhà, bạn cần phải nắm bắt các tiêu chí khi lựa chọn máy đo huyết áp.
Dưới đây là những tiêu chí để lựa chọn máy đo huyết áp bạn nhất định phải biết để có thể sở hữu một thiết bị y tế cực kì cần thiết trong gia đình
1.1. Nhu cầu sử dụng
Như đã nói, mỗi loại máy đo huyết áp đều có ưu và nhược điểm riêng,. Tuy nhiên, dù là loại máy nào thì vẫn mang lại chỉ số đo huyết áp chuẩn xác cho người dùng. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng và đối tượng dùng ra sao mà chọn máy đo huyết áp cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
1.2. Lựa chọn máy đo huyết áp dựa vào tiêu chí độ tuổi để chọn kiểu máy phù hợp
Dựa vào độ tuổi của đối tượng sử dụng máy mà chúng ta có thể lựa chọn loại máy đo huyết áp thích hợp. Cụ thể:
- Người dưới 50 tuổi: Những đối tượng ở lứa tuổi này thích sự tiện lợi nên thường ưu tiên sử dụng loại máy đo huyết áp có thiết kế gọn, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng như máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phải tuân thủ các quy định khi đo chỉ số huyết áp vì phần lớn công nghệ dò tìm huyết áp điện tử đều là dao động kế.
Video đang HOT
- Người trên 50 tuổi: Ở độ tuổi này, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay. Nguyên nhân là vì ở độ tuổi này hệ thống tim mạch đang bị suy yếu đi. Vì thế, đo ở vị trí bắp tay rất tiện lợi và cho kết quả chính xác hơn.
Những người trên 50 tuổi nên lụa chọn máy đo huyết áp điện tử bắp tay – Ảnh Internet.
1.3. Lựa chọn máy đo huyết áp dựa vào tiêu chí chức năng
Với công nghệ hiện đại, máy đo huyết áp không chỉ có chức năng mang lại chỉ số huyết áp mà còn có thêm một số chức năng tiện ích khác như: cảnh báo bị rối loạn huyết áp, nguy cơ bị đột ngụy hay rối loại nhịp tim,…
Do đó, tùy vào mong muốn về chức năng sử dụng của đối tượng mà lựa chọn máy đo huyết áp phù hợp cho cá nhân và gia đình.
2. Một số lưu ý khi lựa chọn máy đo huyết áp
Bên cạnh các tiêu chí đã nêu ở trên, khi lựa chọn máy đo huyết áp để có thể tự kiểm tra chỉ số huyết áp tại nhà, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn máy đo huyết áp có thương hiệu uy tín và chế độ bảo hành rõ ràng.
- Với những gia đình có từ 2 người trở lên thì nên chọn máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay. Nguyên nhân là vì người lớn tuổi sử dụng thì vị trí đo ở bắp tay tiện lợi hơn so với cổ tay. Còn với người sống độc thân thì nên chọn máy đo huyết áp ở cổ tay vì nó tiện lợi và cho ra kết quả nhanh chóng hơn.
- Ngoài ra, bên cạnh việc máy đo huyết áp cho ra kết quả chính xác, để đảm bảo theo dõi sức khỏe tốt nhất, khi lựa chọn máy đo huyết áp, chúng ta cần chọn máy có thêm các chức năng sau:
Có chức năng cảnh báo nguy cơ rối loạn huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột quỵ…
Máy có biểu tượng báo hiệu pin.
Có hệ thống bơm hơi tự động, tháo van một cách dễ dàng.
Có đèn chiếu sáng để thực hiện đo chỉ số huyết áp trong bóng tối.
Nên lựa chọn dòng máy đo huyết áp sử dụng pin dễ tìm kiếm để thuận tiện cho việc thay pin và sử dụng.
Huyết áp tâm thu là gì? Những điều cần biết về huyết áp tâm thu
Việc theo dõi chỉ số huyết áp là việc làm vô cùng cần thiết nhằm phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe do cao huyết áp gây ra. Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Khi tiến hành đo chỉ số huyết áp, chúng ta thường được đo bằng máy đo huyết áp bằng cơ, máy đo huyết áp điện tử hoặc máy đo huyết áp tự động. Dù đo bằng loại máy nào thì đều nhận được kết quả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
1. Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu được định nghĩa là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số huyết áp tâm thu rất quan trọng vì nó phản ánh khả năng cung cấp máu của tim tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Cụ thể, với mỗi nhịp đập của tim, một lượng máu nhất định sẽ được bơm từ tim và gây nên áp lực lên thành động mạch, gọi là huyết áp tâm thu. Như vậy, chỉ số huyết áp tâm thu phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sức co bóp của tim và số lượng máu bơm đi trong mỗi nhịp đập.
Điều này có nghĩa là huyết áp tâm thu sẽ càng cao khi tim co bóp càng mạnh, lượng máu tống ra càng nhiều. Khi đo chỉ số huyết áp bằng huyết áp kế bằng tay, huyết áp tâm thu chính là thời điểm tiếng nhịp tim đập đầu tiên nghe được khi xả bao hơi.
Nếu như huyết áp tâm thu là thời điểm tim đập đầu tiên thì huyết áp tâm trường là thời điểm nghe được tiếng tim đập cuối cùng trước khi không còn nghe được nữa. Sự chênh lệch giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Huyết áp tâm thu là gì? - Ảnh Internet
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới con số này, người bệnh rất có thể được xác định là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.
2. Chỉ số huyết áp tâm thu bao nhiêu là bình thường?
Như đã nói, chỉ số huyết áp tâm thu cực kì quan trọng vì nó chính là nền tảng tưới máu cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
Vậy huyết áp tâm thu bình thường là bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 mmHg đến 140 mmHg. Như vậy, trong trường hợp huyết áp tâm thu nằm ngoài khoảng này sẽ được cho là dấu hiệu bất thường về chỉ số huyết áp và cần được theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Huyết áp cao là bao nhiêu? Ghi nhớ ngay những con số này nếu không muốn ân hận.
3. Sự nguy hiểm của rối loạn huyết áp tâm thu
Trên thực tế, chỉ số huyết áp tâm thu khi giữ ở mức bình thường phản ánh thể tích tuần hoàn trong cơ thể được lưu thông ổn định, máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp huyết áp tâm thu tăng cao đột ngột hay hạ thấp một cách bất thường đều khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu và đôi khi dẫn đến những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 mmHg đến 140 mmHg - Ảnh Internet.
Nếu huyết áp tâm thu tăng một cách đột ngột, người bệnh sẽ thấy đau đầu dữ dội, đau mỏi vai gáy, tim đập nhanh, khó thở,... Lúc này, chỉ số tâm thu tăng lên rất nhanh, có thể lên 200 mmHg hoặc hơn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, chỉ số huyết áp tâm thu quá cao có thể làm tổn thương mạch máu trên não gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu nuôi tim gây nhồi máu cơ tim,... thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngược lại, nếu như chỉ số huyết áp tâm thu hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Nguyên nhân là do huyết áp tâm thu giảm đột ngột làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cần thiết để cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Bên cạnh việc lưu ý đến khả năng huyết áp tâm thu tăng hay giảm đột ngột, chúng ta cần quan tâm tới trường hợp huyết áp tâm thu liên tục cao hơn mức 140mmHg trong khi huyết áp tâm trương lại ở mức bình thường (dưới 90mmHg) thì đó là dấu hiệu của chứng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Trên thực tế, chứng bệnh này thường xảy ra với những bệnh nhân trên 50 tuổi. Và có tới 60% bệnh nhân tăng huyết áp có huyết áp tâm thu đơn độc.
Điều đáng chú ý là tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do tăng huyết áp tâm thu làm cản trở luồng máu lưu thông lên não, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch dẫn đến tình trạng suy tim hoặc nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Các bước đo huyết áp chính xác nhất bạn cần phải biết Việc xác định chính xác chỉ số huyết áp của bản thân là vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị cao huyết áp. Vậy đo huyết áp cần qua các bước nào để có kết quả chính xác nhất? Cao huyết áp rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nó được coi như...