‘Lớp học không khoảng cách’ lần thứ 3 lên sóng truyền hình VTC
Từ ngày 18/10, chương trình Lớp học không khoảng cách tiếp tục được lên sóng trên các kênh VTC11, VTC8 và ứng dụng VTC Now.
Ảnh minh họa
Chương trình “Lớp học không khoảng cách” là sản phẩm hợp tác giữa Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Trải qua hai năm phát sóng chương trình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học sinh và phụ huynh cả nước, giúp học sinh chủ động học tập trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh.
Hai năm phát sóng vừa qua, Hệ thống giáo dục HOCMAI ghi nhận gần như tất cả các Sở GD&ĐT đều gửi thông tin của chương trình tới các nhà trường, các phòng giáo dục cấp dưới, để lan tỏa thông tin về chương trình.
Trước tình hình dịch bệnh, tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn duy trì việc học tập trực tuyến, từ ngày 18/10, chương trình “Lớp học không khoảng cách” sẽ tiếp tục lên sóng trên các kênh VTC11, VTC8 và ứng dụng VTC Now nhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức tham khảo.
Trong đợt phát sóng lần thứ 3 này hai đơn vị sẽ tập trung sản xuất các chương trình học tập và ôn luyện dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 với nội dung phù hợp theo khung thời gian học kì 1 của năm học.
Video đang HOT
Ở giai đoạn đầu của đợt phát sóng chương trình sẽ dành phần lớn thời lượng cho các bài giảng lớp 1, lớp 2 và lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là những bài giảng được biên soạn và được phát mới hoàn toàn theo chương trình mới. Từ tháng 11 đến tháng 12, chương trình bắt đầu phát sóng các bài giảng ôn tập kiến thức học kì 1 cho cả ba cấp học.
Tổng số lượng bài giảng dự kiến phát sóng trong đợt này là gần 500 bài giảng. Với số lượng bài giảng lớn, đa dạng theo các cấp học thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và mong muốn của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Hệ thống Giáo dục HOCMAI trong việc đưa các bài giảng, học liệu chất lượng đến học sinh cả nước.
Dự kiến chương trình sẽ được phát sóng xuyên suốt trong học kì I năm học 2021 – 2022 từ 18/10 – 31/12/2021 với Thời lượng mỗi bài giảng 15 – 60 phút trên các kênh VTC11, VTC8, và ứng dụng VTC Now thuộc Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.
Dịch bệnh ổn định, vẫn duy trì việc dạy trực tuyến
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng vẫn phải duy trì giáo dục trực tuyến như một kênh giáo dục phụ trợ để tăng điều kiện tiếp cận tin tức, giáo dục cho HS dù dịch bệnh ổn định.
Ngày 29-10, tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022, ông Dương Anh Đức (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) đã có nhiều ý kiến chỉ đạo cho Sở GD&ĐT TP.HCM trong năm học mới.
Cụ thể, ông Đức đưa ra tình trạng nhiều gia đình không có phương tiện để con em học tập trực tuyến, hoặc đường truyền internet không ổn định. Nhiều giáo viên và cả hệ thống giáo dục chưa thực sự sẵn sàng với hình thức học tập mới. Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM phải rà soát lại kế hoạch giảng dạy của năm học, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
"Song song với đó là tiến hành ngay việc nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo theo 2 nhánh, 2 phương án là giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Sau này, vẫn phải duy trì việc giáo dục trực tuyến theo tình hình thực tế như là một kênh giáo dục phụ trợ để tăng thêm điều kiện tiếp cận tin tức, giáo dục cho con em dù sau này dịch bệnh ổn định" - ông Dương Anh Đức nói.
Ông khẳng định trước mắt cần quan tâm và duy trì kênh trực tuyến hơn nữa để dạy trực tuyến không chỉ đơn giản là đem bài giảng trực tiếp phát trên mạng internet thành bài giảng trực tuyến.
Đồng thời, ông Đức cũng đề xuất phát động phong trào ủng hộ máy tính bảng, máy tính cũ cho HS thông qua cán bộ công nhân viên chức, người dân trong TP.
Duy trì việc giáo dục trực tuyến theo tình hình thực tế như là một kênh giáo dục phụ trợ. Ảnh minh họa
Quan tâm giáo viên và đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới
Trong việc triển khai dạy học, để đảm bảo chất lượng, truyền đạt kiến thức hiệu quả, ngành giáo dục phải quan tâm, hỗ trợ GV để các thầy cô yên tâm giảng dạy. Sở cũng cần lắng nghe các kiến nghị (ví dụ như các trường mầm non tư thục) để quan tâm hỗ trợ.
Ông nói: "Qua khó khăn, thử thách chúng ta mới nhìn rõ chất lượng giáo dục. Chắc chắn rất nhiều những cá nhân nổi trội vượt lên, thể hiện tinh thần trách nhiệm, vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ dù là giảng dạy hay quản lý. Cần có khen thưởng hợp lý để động viên, cân nhắc cho các cá nhân này. Ngược lại, cũng có những cá nhân sợ khó, sợ khổ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần phát hiện xử lý và bố trí những vị trí phù hợp, đúng năng lực và tinh thần trách nhiệm".
Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022. Ảnh: KHÁNH CHI
Ngoài ra, Sở phải quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để đảm bảo triển khai kế hoạch giáo dục như quy định hoặc tốt hơn. Trước đó, TP đặt mục tiêu có 300 phòng học/10.000 dân. Tuy nhiên, đến nay tại số lượng phòng học tại các quận đông dân như Quận 4, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, huyện Củ Chi, Bình Chánh vẫn còn xa so với mong đợi. Có những nơi chỉ có hơn 200 phòng/10.000 dân.
Về vấn đề này, ông Đức cho rằng các quận, huyện cần phân tích kỹ, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để có những điều chỉnh về quy định, chính sách phù hợp với cơ sở vật chất, với con người.
Ông Đức khẳng định việc gần hơn phải làm trong năm học mới là chuẩn bị những điều kiện để triển khai việc học trong điều kiện bình thường mới ngay khi có thể. Đó là rà soát, củng cố, chỉnh trang cơ sở vật chất, tiêm vaccine cho HS. Ông hi vọng qua tuần sau, việc tiêm mũi 1 cho HS từ 12 tuổi trở lên sẽ kết thúc thành công, chuẩn bị sẵn sàng để tiêm mũi 2 cho các em sau 3 tuần.
Gốc rễ vẫn là con người Sóng và máy tính cùng với phần mềm tổ chức dạy học, quản lý học tập và quản lý nội dung học tập trực tuyến là điều kiện cần, rất quan trọng để dạy học theo phương thức mới. Ý thức trách nhiệm trong dạy và học trực tuyến đã được nâng lên một bước. Ảnh minh họa Tuy nhiên, điều kiện đủ...