Lớp ghép hai trình độ, giải pháp hiệu quả ở vùng cao
ể bảo đảm quyền học của trẻ em vùng cao, nhất là tại các thôn, bản biên giới, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh iện Biên đã duy trì mô hình lớp ghép bậc tiểu học.
Mô hình lớp ghép tại bản đã góp phần quan trọng giúp học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số tự tin hơn khi về trường trung tâm học tập hoặc theo học các bậc cao hơn.
Thầy Lò Văn Chinh hướng dẫn học sinh lớp ghép 1 2 tại điểm bản Ma Lù Thàng làm bài tập.
Trao đổi về mô hình lớp ghép bậc tiểu học, ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo iện Biên cho biết: Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có bảy huyện tổ chức mô hình lớp ghép bậc tiểu học, gồm: iện Biên, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé có 231 lớp học ghép với 3.767 học sinh. ịa bàn duy trì lớp ghép là các bản vùng cao, biên giới, giao thông đi lại khó khăn; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống thưa thớt; số học sinh cùng tuổi theo tiêu chuẩn mỗi lớp thường ít cho nên tổ chức lớp ghép là giải pháp tốt nhất được các trường vùng cao lựa chọn.
Video đang HOT
Thầy Hoàng Thanh Nghị, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Huổi Lèng (huyện Mường Chà) cho biết: Năm học này, trường có một điểm trường trung tâm, năm điểm bản gồm 20 lớp với 427 học sinh; trong đó có hai lớp học ghép tại bản Ma Lù Thàng 2 và bản Huổi Lèng. ể bảo đảm chất lượng học tập của học sinh lớp ghép, Ban Giám hiệu nhà trường chủ động phân công giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn, kinh nghiệm, tâm huyết làm chủ nhiệm lớp để giảng dạy, chăm sóc học sinh. Dù công việc vất vả hơn song các giáo viên chủ nhiệm lớp ghép luôn chủ động khắc phục, dành thời gian giảng dạy, chăm sóc học trò.
Thầy giáo Lò Văn Chinh, chủ nhiệm lớp ghép hai trình độ (1 và 2) tại điểm trường Ma Lù Thàng, đã quen với công việc “3 vai”: cùng lớp dạy hai trình độ và kiêm cả nấu ăn cho học trò. Trò chuyện với chúng tôi, thầy Chinh cho biết: ể một buổi học của lớp ghép đạt chất lượng, đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian phù hợp, liên tục đi lại trong lớp giảng, giao bài và kiểm tra bài, bảo đảm không nhóm nào trống thời gian trong buổi học. Cuối buổi học sáng, thầy Chinh lại tranh thủ nấu bữa trưa cho thầy và trò thế nên cứ việc này cuốn việc kia, thời gian với thầy cứ trôi vèo theo năm tháng. “Lớp ghép hai trình độ học hai buổi mỗi ngày, trong khi nhà các em lại xa cho nên tôi kiêm thêm việc nấu bữa trưa cho các em và kiêm cả việc hướng dẫn các em chải đầu, rửa mặt…”, thầy Chinh vui vẻ cho biết thêm.
Mường Nhé là huyện có nhiều lớp ghép bậc tiểu học với tổng số 46 lớp, 699 học sinh. ây đều là lớp ghép hai trình độ (1 và 2), được tổ chức tại 46 điểm bản trong toàn huyện. Thầy Phạm Thiết Chùy, Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo huyện cho biết: Khác về lứa tuổi, học sinh lớp ghép còn khác nhau cả trình độ nhận thức. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm lớp ghép cùng lúc phải chuẩn bị hai giáo án và phải nắm rõ lực học từng học sinh. Tuy nhiên, nhờ tâm huyết với nghề và tấm lòng yêu trẻ, các thầy cô giáo được giao chủ nhiệm lớp ghép ở huyện Mường Nhé đã vượt qua khó khăn, đem kiến thức dạy cho học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong số 1, hiện nay đang chủ nhiệm lớp ghép 1 và 2 ở điểm bản Nậm Hà, tâm sự: Học sinh đều là con hộ nghèo; bản không sóng điện thoại, xa trung tâm xã cho nên dạy lớp ghép ở đây nhiều khó khăn hơn các địa bàn khác. Hiểu được những khó khăn và hiểu cả mong ước được học chữ của học trò nghèo, chúng tôi luôn động viên nhau vượt qua, đem con chữ với niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng cho học trò và nhân dân nơi đây.
Hiểu rõ những khó khăn của hàng trăm giáo viên đang làm chủ nhiệm lớp ghép, thời gian qua, Sở Giáo dục và ào tạo iện Biên đã thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên dạy lớp ghép; hướng dẫn các trường có lớp ghép tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm tạo cơ hội để giáo viên lớp ghép trao đổi kinh nghiệm, thảo luận phương pháp dạy học.
Ngoài ra, nhờ tâm huyết của đội ngũ giáo viên không quản gian khó “bám trường, bám lớp” và chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán với nhiều giải pháp đồng bộ từ Sở Giáo dục và ào tạo iện Biên, chất lượng giáo dục lớp ghép tại các trường trên địa bàn tỉnh iện Biên đã từng bước được nâng lên với tỷ lệ học sinh lớp ghép được chuyển lớp đều đạt 100%. Mô hình lớp ghép tại bản còn góp phần quan trọng giúp học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số tự tin hơn khi về trường trung tâm học tập hoặc theo học các bậc cao hơn.
Giải pháp giúp học sinh tiểu học vui học tiếng Anh
ể giỏi tiếng Anh, việc được học và thực tập môn ngoại ngữ này ngay từ nhỏ rất quan trọng, trong đó, có vai trò của việc dạy tiếng Anh bậc tiểu học.
Với ý nghĩa đó, hai cô giáo ở Trường Tiểu học Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đã sáng tạo ra giải pháp giúp học sinh vui học và giáo viên dạy hiệu quả hơn môn tiếng Anh.
Cô Anh Thư và cô Thảo Sương, đồng tác giả giải pháp"Website Binh Thuy Funny English".
Đó là cô Trần Thị Anh Thư và cô Lê Trần Thị Thảo Sương, với giải pháp "Website Binh Thuy Funny English", đoạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ lần thứ 11, năm 2020-2021.
Nếu như lúc trước, cô Trần Thị Anh Thư cũng như các giáo viên dạy tiếng Anh của Trường Tiểu học Bình Thủy khi lên lớp phải lỉnh kỉnh máy cát-sét, băng, đĩa..., thì bây giờ, thầy cô chỉ cần có thiết bị kết nối internet là đã thực hiện tiết dạy hấp dẫn. Cô Trần Thị Anh Thư, đồng tác giả giải pháp, cho biết: Mặc dù trên mạng internet có nhiều nguồn trang web học tiếng Anh nhưng nội dung kiến thức rất mênh mông, không sắp xếp theo từng chủ đề, chương trình giảng dạy cụ thể nên giáo viên và học sinh gặp khó, mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn tư liệu. "Website Binh Thuy Funny English" tại địa chỉ https://btfunnyenglish.blogspot.com/ đã xây dựng, sắp xếp, hệ thống lại các nguồn ngữ liệu, bài giảng, video, bài hát, trò chơi... theo tài liệu tiếng Anh i-Learn Smart Start hiện hành của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Quả vậy, chỉ cần thiết bị có kết nối internet, giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng truy cập vào trang web để tìm kiếm tài liệu bất cứ lúc nào, ở mọi nơi. Nhờ đó, học sinh có thể tự học những kiến thức cơ bản ở nhà và phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh.
Truy cập website Binh Thuy Funny English, người dùng có thể tìm kiếm trên thanh menu các tiểu mục như tài liệu giảng dạy, từ vựng, mẫu câu, bài hát, trò chơi, ngữ liệu, luyện tập... được sắp xếp theo các khối lớp với các chủ đề tương thích với chương trình giáo dục phổ thông mới. iển hình như khi truy cập vào mục "Practical teaching" (tài liệu giảng dạy), giáo viên sẽ có tài liệu để giảng dạy các bài giảng bằng power point, video clip bài giảng đã được thiết kế tương ứng với bài học trong sách giáo khoa. Giáo viên có thể dùng bài giảng này để giảng dạy hoặc làm tư liệu để thiết kế bài giảng theo ý riêng. Với học sinh, các em có thể xem lại trên mục này để củng cố kiến thức hoặc tự học khi không thể đến lớp.
Với việc tận dụng tối ưu hóa đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video clip, trình chiếu... website Binh Thuy Funny English giúp các em học sinh phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết và từng bước nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Nhóm tác giả cho biết: Sau năm đầu triển khai dạy học sinh khối lớp 1 và năm học này tiếp tục đến khối lớp 2, website Binh Thuy Funny English đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Học sinh thêm yêu thích môn tiếng Anh, nâng cao vai trò tự học và giúp các em nâng cao kỹ năng thực hành tiếng Anh, sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên mạng internet. "Thành tích ấn tượng là khi các em tham gia cuộc thi "Tài năng tiếng Anh" thì đạt 2 giải Nhất, 5 giải Ba, 5 giải Khuyến khích cấp quận và 1 giải Nhất, 1 giải Khuyến khích cấp thành phố", cô Anh Thư chia sẻ.
Hiện tại, hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh ở Trường Tiểu học Bình Thủy đều sử dụng website Binh Thuy Funny English như một công cụ giảng dạy hiệu quả. Nhóm tác giả cho biết thêm: trang web sẽ tiếp tục được cập nhật thông tin, dữ liệu, nâng dần theo chương trình các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. ồng thời, nhóm tác giả cũng sẽ cập nhật thêm nhiều tính năng, phần mềm mới để trang web hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiều năm qua, giáo viên Trường Tiểu học Bình Thủy đạt nhiều giải thưởng về sáng tạo kỹ thuật cấp thành phố, quận. ặc biệt, những giải pháp đó đều "sát sườn" với nhu cầu dạy và học của nhà trường nên tính ứng dụng cao, tiếp thêm động lực nghiên cứu cho giáo viên. Cô Trần Ngọc Hân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Thủy, nói: "Khi có thông tin về các cuộc thi phù hợp, nhà trường đều phổ biến đến giáo viên để đăng ký. Nhà trường tổ chức những buổi cho giáo viên trình bày giải pháp và đồng nghiệp sẽ góp ý. Sau đó, giải pháp sẽ được chỉnh, sửa hoàn thiện, gửi dự thi. Ngoài ra, nhà trường cũng hỗ trợ giáo viên về kinh phí, tạo điều kiện tối đa để các thầy cô nghiên cứu, sáng tạo".
Cảm ơn Bộ Giáo dục đã lắng nghe nhà giáo chúng tôi! Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD như luồng gió mát giải tỏa nhiều băn khoăn, thắc mắc và bức xúc của nhiều giáo viên trong thời gian qua. Ngày 27/1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Kể từ thời...