Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong môn học phổ thông
Chiều 26/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “ Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong môn học phổ thông”.
Hội thảo nhằm cập nhật thông tin về quá trình xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và bộ môn; chia sẻ về việc lồng ghép giới trong các Dự thảo Chương trình và giới thiệu chương trình thí điểm cụ thể hóa việc lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong các môn học phù hợp như Toán, Giáo dục công dân, trải nghiệm.
SGK mới cần loại bỏ hình ảnh về định kiến giới
Tại buổi hội thảo, rất nhiều ý kiến đã đưa ra để bàn về việc lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong các môn học như Toán, Ngữ văn, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, các môn học trải nghiệm,…
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho rằng: &’Không chỉ ở Việt Nam mà còn cả một số nước khác, nhu cầu tích hợp môn học là xu thế cần thiết, những người biên soạn sách cũng đặt ra yêu cầu lớn. Môn Ngữ văn nội dung môn học là giới và bình đẳng giới, những tác phẩm hay trong văn học cũng đều liên quan đến giới.
Những vấn đề đặt ra trong cuộc sống cũng liên quan đến giới và bình đẳng giới nên cần khai thác như nào cho hiệu quả nhất. Đồng thời, cũng cần đưa những tác giả nữ có mặt trong chương trình mới. Như vậy, chủ thể những nhà văn, nhà thơ nữ cũng cần được đưa vào. Việc tích hợp cũng cần hợp lý bởi không chỉ nội dung mà phương pháp giáo dục giới cũng rất quan trọng. Những chú ý trong việc minh họa, trình bày cũng cần được tính toán và cân đối’.
TS Bùi Phương Nga -Chủ biên chương trình môn Tự nhiên xã hội và môn khoa học mới – cho rằng: “Nội dung chương trình SGK mới cần loại bỏ những hình ảnh về định kiến giới. Mục tiêu của lồng ghép giới trong chương trình môn Tự nhiên và xã hội nhằm góp phần xóa bỏ những định kiến giới, giáo dục bình đẳng giới và giáo dục giới tính, giúp học sinh biết cách phòng chống xâm hại.
Video đang HOT
Đối với lồng ghép giới trong chương trình môn Khoa học được thực hiện ở chủ đề Con người và sức khỏe lớp 5. Mục tiêu của lồng ghép giới trong chương trình môn Khoa học nhằm bước đầu giúp học sinh phân biệt giới, giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và giúp học sinh biết cách phòng chống bị xâm hại tình dục”.
Bình đẳng giới là tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội
Hội thảo lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông là một trong những hoạt động trọng tâm của Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam năm 2018 để thực hiện giám sát và phản biện xã hội, lồng ghép giới trong xây dựng luật pháp, chính sách.
Bình đẳng giới cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, do vậy, là một mục tiêu quan trọng mà Việt Nam và các nước trên thế giới mong muốn đạt được.
GS.TS Đỗ Đức Thái – Chủ biên môn Toán cho rằng : “Trong môn Toán, bất bình đẳng giới là rõ nét nhất. Số lượng GS Toán là nam giới rất nhiều nhưng số nữ lại rất ít. Nhưng hiện nay, ở khoa Toán của trường Sư phạm thì sinh viên nữ khá đông. Lĩnh vực giáo dục Toán học cần phát triển năng lực cho học sinh ở nhưng vấn đề cốt lõi là phải hiểu được: tiền và giá trị đạo đức liên quan đến tiền, lập kế hoạch tài chính cá nhân, hiểu về sử dụng công cụ tài chính, hiểu về quản lý tiền tệ và đầu tư rủi ro trong tài chính”.
GS.TS Đỗ Đức Thái cũng nhận định: “Ngay từ những bài tập lớp 2 thì học sinh đã được học về tiền và giá trị đạo đức của tiền và tích hợp các môn học như Giáo dục công dân, Đạo đức. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán, tổ chức hoạt động tung đồng xu, trò chơi liên quan đến trao đổi hàng hóa,… lớp 4 đã được học thực hành chuyển đổi tiền Việt Nam, lớp 5 được học về tỉ số phần trăm nên học sinh sẽ được học về lỗ, lãi. Vận dụng kiến thức toán học giải quyết những vấn đề về rủi ro, đầu tư,vay nợ,…cũng là một trong những kiến thức quan trọng cho học sinh”.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Thị Hương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn được nghe ý kiến của các thầy cô – những người đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, tâm huyết vào việc biên soạn các chương trình môn học – về những nội dung có liên quan đến giới, bình đẳng giới trong chương trình môn học cũng như những nội dung còn băn khoăn trăn trở trong quá trình xây dựng dự thảo và việc đưa chương trình vào thực tế trong thời gian tới; trao đổi, chia sẻ về sự cần thiết của giáo dục tài chính sớm có lồng ghép giới vào chương trình giáo dục phổ thông như môn Toán, giáo dục công dân hay trải nghiệm”.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai.vn
Chương trình, SGK mới: Băn khoăn lớp đông, thiếu thiết bị dạy học
Để triển khai Chương trình GDPT mới có hiệu quả, Ban soạn thảo khẳng định, một trong những yêu cầu quan trọng là đảm bảo cơ sở vật chất.
Đội ngũ giáo viên là yếu tốt nòng cốt quyết định sự thành công của Chương trình này.
Cụ thể, cấp tiểu học phải tổ chức dạy 2 buổi/ngày, mỗi lớp không quá 35 học sinh/lớp và không quá 45 học sinh/lớp ở cấp THCS và THPT; số lượng phòng học bộ môn, phòng máy tính phải được bố trí tăng gấp hai, ba lần so với hiện tại.... Quy định này khiến nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai.
Với quy định này, Hiệu trưởng nhiều trường học từ tiểu học đến THPT tại Hà Nội không khỏi băn khoăn, lo lắng khi mà cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế. Bởi các trường ở ngoại thành có quỹ đất xây dựng lại thiếu về trang thiết bị đồ dùng dạy học, còn những trường ở các quận nội thành có thể đáp ứng được trang thiết bị dạy học thì về sĩ số học sinh/lớp lại không đáp ứng được yêu cầu, thậm chí kể cả trường đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, Chương trình mới cho phép học sinh được lựa chọn môn học và học tích hợp liên môn, khiến các trường cũng phải bố trí phòng học bộ môn nhiều hơn. Trong khi đó, tới thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng chương trình mới.
Ông Trần Văn Đạo, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội băn khoăn: "Hiện nay, trường đang xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các phòng bộ môn theo tiêu chuẩn của năm 2012 đã xây dựng xong. Do điều kiện tới đây, chúng tôi tiếp nhận chương trình, sách giáo khoa mới liệu cơ sở vật chất, các phòng bộ môn kích thước, tiêu chuẩn, điều kiện như vậy có tiếp tục đáp ứng được với chương trình, sách giáo khoa tới đây hay không? Tới đây, chúng ta dạy liên môn tích hợp các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên tích hợp. Các phòng bộ môn đó lại đã xây dựng rồi thì sẽ không đáp ứng được".
Hiện, toàn thành phố có gần 2.700 trường học và các cơ sở giáo dục, trong đó có hơn 1000 trường đạt chuẩn quốc gia. Theo khảo sát sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ học sinh/lớp ở các trường từ tiểu học đến THPT vẫn khá cao so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số quận, huyện tỷ lệ lên tới 60 học sinh/lớp. Phòng học bộ môn của các trường cũng khá khiêm tốn, trung bình phòng học bộ môn khối trung học cở sở đạt 3 phòng/trường. Ở cấp trung học phổ thông khoảng 5 phòng/ trường.
Ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Trưởng phòng kế hoạch tài chính Sở GD - ĐT Hà Nội cho biết, theo Quyết định 37 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tỷ lệ sĩ số và phòng học bộ môn của các trường có như hiện nay về cơ bản mới đáp ứng được 70% và hơn 50% thiết bị dạy học ở các cấp khi triển khai chương trình mới.
Để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình, ông Nguyễn Thế Sơn kiến nghị: Bộ Giáo dục, đặc biệt là Cục Cơ sở vật chất và Cục kế hoạch tài chính quan tâm giúp đỡ thành phố để xây dựng kế hoạch chuẩn hóa được các tiêu chuẩn về phòng học, phòng học bộ môn và các trang thiết bị đồ dùng học tập phục vụ cho chương trình, sách giáo khoa mới. Bộ giúp Sở Giáo dục trình thành phố Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, xây dựng trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn. Hiện nay, theo rà soát trong 3 năm tới, thành phố tăng 66 nghìn học sinh.
Khó khăn về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học theo Chương trình, sách giáo khoa mới không chỉ ở thành phố Hà Nội, mà còn là khó khăn chung đối với nhiều tỉnh, thành phố khác.
Trước thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Các cơ sở giáo dục kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phân loại theo 3 nhóm: Còn sử dụng được; hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; hư hỏng nhưng không thể cải tạo, sửa chữa được. Trên cơ sở đó, tổ chức cải tạo, sửa chữa và tự làm thiết bị dạy học; xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung phù hợp với lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu năm 2019-2020.
Ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ GD -ĐT cho biết: Về thiết bị dạy học tối thiểu, Bộ sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học các môn học trước thời điểm áp dụng chương trình mới tối thiểu là 10 tháng để địa phương có thể có đủ điều kiện thời gian để chuẩn bị trang bị. Như vậy với yêu cầu mới, sắp tới, Bộ yêu cầu sẽ phải rà soát, sắp xếp lại, bố trí sử dụng lại hệ thống cơ sở vật chất có hiệu quả trong điều kiện thực tế. Với hệ thống phòng học bộ môn cho các môn học, Bộ sẽ có phương án để tính toán cải tạo phòng học trở thành các phòng học bộ môn
Theo VOV
Triển khai Chương trình, SGK mới, giáo viên có bắt kịp sự thay đổi? Chương trình, SGK mới sẽ là sự thay đổi có tính bước ngoặt trong cách dạy và học. Tuy nhiên, liệu đội ngũ GV có bắt kịp sự thay đổi này? Đội ngũ giáo viên là yếu tốt nòng cốt quyết định sự thành công của Chương trình này. Lo lắng về nguồn nhân lực Đội ngũ Giáo viên (GV) là một trong...